Trả lời:

Chào bạn , cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn đến luật LVN Group , câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu 

 Nội dung phân tích:

1. Người quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật

Khi một doanh nghiệp muốn phát triển lớn mạnh thì đều sẽ mở thêm nhiều chi nhánh hoạt động để đưa sản phẩm, dịch vụ của công ty được tiếp xúc với nhiều thị trường hơn. Lúc này, để đảm bảo mọi yếu tố doanh nghiệp được thực hiện theo bài bản thì mỗi chi nhánh đều phải có người đứng đầu. Nguời đứng đầu mỗi chi nhánh được gọi với chức danh là giám đốc chi nhánh.

Theo quy định tại khoản 24 điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về người quản lý doanh nghiệp như sau:

 Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Có thể thấy tầm quan trọng của giám đốc chi nhánh thể hiện giám đốc chi nhánh được xem như là một gương mặt uy tín nhất để đại diện trên phương diện pháp luật cho một chi nhánh phụ trách được doanh nghiệp phân công. Họ đứng đầu chi nhánh đó, thực hiện điều hành quản lý cũng như đưa ra mọi quyết định hoạt động và công việc kinh doanh của chi nhánh đáp ứng điều lệ, quy định nội bộ mà công ty đưa ra.

2. Chi nhánh, VPĐD và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Theo Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh được nêu ở trên thì người đứng đầu chi nhánh hay Giám đốc chi nhánh sẽ có nhiệm vụ thực hiện các công việc mà Tổng giám đốc doanh nghiệp ủy quyền cho giám đốc chi nhánh thực hiện.

– Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo đó, Giám đốc chi nhánh không có quyền đại diện mà quyền này chỉ phát sinh khi nhận được ủy quyền của người đại diện của công ty hay Tổng giám đốc công ty. Như vậy, người đứng đầu chi nhánh không có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có sự ủy quyền của người đại diện của công ty.  Tuy nhiên, đối với trường hợp ký các văn bản, hợp đồng nhân danh chi nhánh thì các văn bản, hợp đồng sẽ đóng dấu của chi nhánh, khi đó, giám đốc chi nhánh không cần nhận được ủy quyền của Tổng giám đốc mà thực hiện quyền trong phạm vi quyền hạn của mình. Ngược lại, trong trường hợp các văn bản, giao dịch để thực hiện các hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhưng nhân danh công ty thì Giám đốc chi nhánh cần phải sử dụng con dấu của công ty để đóng dấu khi nhận được sự ủy quyền của Tổng giám đốc công ty. Trong trường hợp ký kết hợp đồng lao động thì Giám đốc chi nhánh được ký và thực hiện hợp đồng lao động với người lao động và sử dụng con dấu của chi nhánh để đóng vào hợp đồng lao động. Tuy nhiên, Giám đốc chi nhánh phải có văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty hay Tổng giám đốc công ty.

– Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

– Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

3. Chi nhánh văn phòng đại diện của pháp nhân

– Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

– Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

– Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

– Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.

– Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

– Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Bên cạnh công tác quản lý nguồn lực vốn của công ty và tìm ra những cách tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực này phục vụ cho sự phát triển của chi nhánh nói riêng và toàn công ty nói chung thì người giám đốc chi nhánh còn phải đảm đương một nhiệm vụ trọng tâm khác đó chính là làm tốt công tác chuyên môn. Doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường kinh tế đều phải xây dựng được trục xương sống vững chắc để tồn tại đó là hoạt động kinh doanh

4. Trách nhiệm của người quản lý công ty

– Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có trách nhiệm sau đây:

+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;

+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;

+ Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

+ Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật doanh nghiệp năm 2020 như sau: Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai cho công ty về các lợi ích liên quan của mình, bao gồm:

  • Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà họ làm chủ hoặc sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm làm chủ, sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;
  • Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ;

+ Trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

– Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba.

Vậy  thứ nhất bạn không nhất thiết phải là người lao động của công ty nhưng để có thể đưa bạn là người đứng đầu chi nhánh thì buộc công ty phải có văn bản bổ nhiệm bạn là người đứng đầu chi nhánh . Theo đó , bạn có thể là người lao động ( có hưởng lương và có tham gia bảo hiểm xã hội ),  bạn cũng có thể không là người lao động ( nhận thù lao từ công ty ). 

Về trách nhiệm pháp lý , trách nhiệm này sẽ do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc trong văn bản bổ nhiệm bạn . Do bạn là người đứng đầu chi nhánh chứ không phải chủ sở hữu phần vốn góp của công ty nên trách nhiệm pháp lý của bạn chỉ bị giới hạn trong phạm vi bạn được ủy quyền .

5. Trường hợp mở VPĐD, chi nhánh khác tỉnh, thành với trụ sở chính thì cần lưu ý điều gì?

Công ty có quyền thành lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Công ty có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

Tại khoản 2 Điều 45 LDN 2020 quy định về thủ tục đăng ký văn phòng đại diện trong nước, công ty gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt văn phòng đại diện.

– Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

–  Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.

Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

+ Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

+ Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

– Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trên đây là nội dung bài viết về “Giám đốc chi nhánh của công ty phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nào ?” của công ty Luật LVN Group. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp về thẩm quyền của giám đốc chi nhánh, gọi:  1900.0191   để được giải đáp. Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group