Điều luật quy định hai loại hành vi: Hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y té, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng. Hành vi này do nhân viên công tác trong ngành y…
1. Tội gian lận bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
Tội gian lận bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 215 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 215. Tội gian lận bảo hiểm y tế1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đằng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 thảng đến 02 năm:a) Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tưy tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng;b) Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hỉểmy tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểmy tế được cấp khổng, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khảm chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Có tổ chức;b) Có tỉnh chất chuyên nghiệp;c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểmy tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;d) Gây thiệt hại từ200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo qưyệt;e) Tái phạm nguy hiểm.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thĩ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên;b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
2. Bình luận tội gian lận bảo hiểm y tế
Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; các khoản 2, 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung. Điều luật này quy định tội danh mới được bổ sung. Trước BLHS năm 2015, hành vi phạm tội của tội này được truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, tội danh này chưa thật phù họp với tính chất của hành vi gian lận bảo hiểm y tế.
2.1 Dấu hiệu chủ thế của tội phạm
Chủ thể của tội phạm được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Điều luật quy định hai loại hành vi:
– Hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y té, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng. Hành vi này do nhân viên công tác trong ngành y thực hiện.
– Hành vi giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tể hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khổng, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định. Hành vi này là hành vi của người thụ hưởng bảo hiểm y tế trái quy định.
Điều luật còn quy định, hành vi trên đây phải không thuộc trường họp quy định tại các điều 174, 353 và 355. Tuy nhiên, quy định này là không cần thiết.
Hành vi nói trên bị coi là tội phạm nếu thoả mãn dấu hiệu chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng trở lên.
2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thế
Lỗi của chủ thể được quy định là cố ý.
2.4 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức: Đây là trường họp đồng phạm gian lận bảo hiểm y tế mà trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
– Có tính chất chuyên nghiệp: Đây là trường họp người phạm tội đã liên tiếp phạm tội (5 lần trở lên) và coi việc phạm tội này như là nguồn thu nhập chính.
– Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Đây là trường hợp người phạm tội đã chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100 triệu đồng đến dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung tăng nặng được quy định tại khoản 3 của điều luật).
– Gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Đây là trường hợp người phạm tội đã gây thiệt hại cho cơ quan bảo hiểm y tế từ 200 triệu đồng đến dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung tăng nặng được quy định tại khoản 3 của điều luật).
– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt: Đây là trường hợp người phạm tội đã dùng những thủ đoạn có tính gian dối, lắt léo làm người khác khó lường trước hoặc khó đoán trước thủ đoạn đó.
Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội gian lận bảo hiểm y tế thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500 triệu đồng trở lên: Đây là trường hợp người phạm tội đã chiếm đoạt số tiền bảo hiểm y tế từ 500 triệu đồng trở lên;
– Gây thiệt hại 500 triệu đằng trở lên: Đây là trường hợp người phạm tội đã gây thiệt hại cho cơ quan bảo hiểm y tế từ 500 triệu đồng trở lên.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động được quy định như thế nào?
Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động được quy định tại Điều 216 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vì này mà còn vỉ phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;b) Tron đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:a) Phạm tội 02 lần trở lên;b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người lao động;d) Không đỏng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đển 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Tron đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người lao động trở lên;c) Không đóng sổ tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
4. Bình luận tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
Trong những năm gần đây, tình trạng trây ỳ, trốn tránh việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ngày càng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, dẫn đến nguy Cơ có chiều hướng vỡ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tể cũng như quỹ bảo hiểm thất nghiệp, từ đó gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế, đồng thời, hành vi này còn xâm phạm quyền lợi chính đáng của người lao động. Đe chổng và phòng ngừa các hành vi nguy hiểm này, tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đã được quy định bổ sung trong BLHS năm 2015.
Điều luật gồm 5 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; các khoản 2, 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng; khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung đối với người phạm tội và khoản 5 quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.
4.1 Dấu hiệu chủ thể cùa tội phạm
Chủ thể ^ủa tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động được quy định là người có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
4.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định có thể là:
+ Không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định: Đây là trường hợp chủ thể hoàn toàn không đóng các loại bảo hiểm cho người lao động.
+ Không đóng đầy đủ theo quy định bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động: Đây là trường hợp không đóng đầy đủ cho số người lao động hoặc không đóng đủ mức theo quy định (theo lương được hưởng).
Thủ đoạn phạm tội để trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được quy định có thể là đoạn gian dối (như đăng ký số người tham gia bảo hiểm xã hội, mức tiền lương thấp hơn so với thực tế) hoặc thủ đoạn khác. Điều này có nghĩa, chủ thể có thể thực hiện bàng bất cứ thủ đoạn phạm tội nào mà luật không đòi hỏi thủ đoạn phạm tội cụ thể.
Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động bị coi là tội phạm khi có các dấu hiệu sau:
+ Thời gian trốn đóng từ 06 tháng trở lên;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; và
+ Trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đồng trở lên hoặc trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người trở lên.
– Dấu hiệu lôi của chủ thế
4.3 Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ 02 lần trở lên mà những lần phạm tội đó đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Tron đóng bảo hiểm từ 300 triệu đồng đến dưới 01 tỳ đồng’,
– Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người lao động’,
– Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khẩu trừ của người lao động quy định tại điếm a hoặc điếm b khoản 1 Điêu 216 BLHS: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã thu của người lao động phần đóng của họ (thu trực tiếp hoặc thu qua khấu trừ tiền lương).
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai là phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Trốn đóng bảo hiểm 01 tỷ đồng trở lên;
– Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người lao động trở lên’,
– Không đóng sổ tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khẩu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điếm c khoản 2 Điều 216 BLHS.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 5 của điều luật quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 của điều luật, thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 của điều luật, thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 01 tỷ đồng;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3 của điều luật, thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group