1. Giao dịch dân sự có vô hiệu khi các bên ngay tình ?

Phân tích, làm rõ nội dung các quy định của Bộ luật dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu và bảo vệ quyền của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Phân tích, làm rõ ý nghĩa của các quy định đó của Bộ luật dân sự trong thực tiễn giao dịch dân sự ?
Xin Luật sư của LVN Group phân tích, làm rõ ? Xin cám ơn !

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về giao dịch vô hiệu, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, nội dung các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu và bảo vệ quyền của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu:

– Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

– Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Theo Bộ luật dân sự 2015: Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Điều 130. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần

Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Thứ hai, ý nghĩa của các quy định đó của Bộ luật dân sự trong thực tiễn giao dịch dân sự:

Những quy định về sự vô hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập trật tự kỷ cương xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể trong giao dịch dân sự.

Về nguyên tắc giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm giao dịch dân sự được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu nghĩa là phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại.Điều 116 BLDS 2015: “giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương…”, mặt khác Điều 407 BLDS 2015 cũng qui định: “các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ 123 đến 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”. Do đó khi xem xét hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu cần căn cứ vào quy định giao dịch dân sự để giả quyết.

– Trước hết, hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghũa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao kết. Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, vì vậy khi hợp đồng này vô hiệu thì đương nhiên các thỏa thuận đó cũng không đạt được. Khoản 1 Điều 131 BLDS 2015 qui định “giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập”.Hợp đồng dân sự vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Nếu hợp đồng mới xác lập mà chưa thực hiện thì các bên không được phép thực hiện, còn trường hợp đang thực hiện thì không tiếp tục thực hiện nữa, nếu hợp đồng đã thực hiện thì các bên xử lý tài sản. Không chỉ thế, hợp đồng vô hiệu còn không làm thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên mà trong các trường hợp, nó còn làm thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của họ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

2. Tư vấn giao dịch dân sự vô hiệu ?

Luật sư giúp tôi giải quyết tình huống này với: Ngày 7/3/2006, A có đặt mua của B một khẩu súng săn để sử dụng trên mạng interet. Theo thỏa thuận, B sẽ bán cho A một khẩu súng săn xuất sứ từ Mỹ. Giá thỏa thuận là 14 triệu, bao gồm cả các phụ kiện đi kèm. Theo thỏa thuận, B sẽ bán cho A một khẩu súng săn xuất sứ từ Mỹ. Giá thỏa thuận là 14 triệu, bao gồm cả các phụ kiện đi kèm. A đã thanh toán theo hình thức chuyển khoản cho B đầy đủ số tiền thỏa thuận. Ngày 10/3/2006, B cho người giao hàng đến cho A, trong giấy giao hàng có ghi rõ: “kiểm tra kỹ khi nhận hàng, sau khi nhận bên bán sẽ không chịu trách nhiệm”. Do không có hiểu biết kỹ về các loại súng săn nên A đã không phát hiện điều gì bất thường trong đơn hàng. Ngày 15/3/2006, A nhờ C hướng dẫn cách sử dụng thì C đã phát hiện súng mà A đã mua là loại súng xuất sứ từ Trung Quốc với giá thị trường vào khoảng 5 triệu. Biết mình bị lừa nên A đã gọi điện yêu cầu B phải chịu trách nhiệm về việc giao hàng không đúng thỏa thuận, nhưng B không đồng ý vì cho rằng A đã kiểm tra khi nhận hàng.

Câu hỏi:

a. Xác định các căn cứ pháp lý được áp dụng để giải quyết tình huống này, ?

b. Nếu B không đổi hàng thì A có quyền khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không?

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

1. Xác định căn cứ pháp lý theo luật dân sự

Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

Vậy theo căn cứ trên , súng là mặt hàng mà pháp luật cấm kinh doanh, sử dụng vì vâỵ giao dịch này trái với quy định của pháp luật , quyền và lợi ích của A trong trường hợp này là bất hợp pháp nên không những không được pháp luật bảo vệ mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự , giao dịch trên là giao dịch vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật.

2. A không có quyền khởi kiện B với lý do B giao hàng không đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

Ở đây , việc mua bán súng của A và B không còn là giao dịch dân sự thông thường nữa mà thuộc trường hợp vi phạm pháp luật hình sự , ngay khi bị phát hiện hành vi mua bán súng của A và B sẽ bị truy tố theo điều 304 , Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định :

“Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

c) Làm chết người;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

d) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

d) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.”
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

3. Giao dịch dân sự vô hiệu khi nào ?

Kinh chào Luật sư, khoảng 20h tối ngày 20.03.2016 em đạp xe từ trường Học viện Thanh thiếu niên ra bên Hồ Ngọc Khánh,trên đường đi đến Trường học viện Hành chính thì có một ông đang đi xe máy trên vỉa hè và gọi em lại nói chuyện,em tưởng hỏi đường. Ông kia đến thì nói với em là: “Cháu giúp chú chuyển 3 cái bánh xích xe ô tô sang bên xưởng số nhà 97 – Cát Linh và cho 400.000đ”.
Thấy em không tin tưởng thế là ông cũng gọi cho một người phụ nữ nói chuyện 1 lúc và đưa điện thoại cho em nói chuyện trực tiếp thì người phụ nữ kia nói là 3 cái bánh xích đấy là 15 triệu. Sau đó ông bảo phải cược cái gì đó vì sợ em không quay lại. Trên người em chỉ có chiếc điện thoại nên ông bảo để lại điện thoại, em định đi và không chuyển giúp thì ông lại bảo thế thì cháu để trong cốp xe chú và khóa vào đưa chìa khóa cho cháu cầm. Trông ông nhìn cũng là người đoàng hoàng và khá giả nên em nghĩ chắc không phải bị lừa nên đã đồng ý và cầm theo chìa khóa xe và chiếc điện thoại Nokia tầm 400.000 của ông đi theo để có gì còn liên lạc. Khi tìm mãi thì không thấy số Nhà và gọi số kia thì không liên lạc được còn gọi về điện thoại em thì không nghe nên em đã hỏi đường quay lại người đàn ông không còn ở đó nữa. Lúc này em mới biết đã bị lừa. Em gọi điện cho những người trong danh bạ đều không đúng. Kiểm tra thông tin thuê bao của ông thì là chưa đăng ký chính chủ. Sau em gọi vài cuộc vào máy em thì có người nghe máy và nói là máy này vừa có người nghiệm lấy điện thoại của vợ ra bán ở hiệu cầm đồ giá 1,2 triệu. Em chuộc mất 200.000đ và tổng là 1,4 triệu.
Em muốn hỏi Luật sư: Em làm thế nào để em có thể đòi quyền lợi trong trường hợp này? Anh hiệu cầm đồ có vi phạm không?
Em xin chân thành cảm ơn!

Giao dịch dân sự vô hiệu khi nào ?

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến gọi :1900.0191

Trả lời:

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (Bộ Luật dân sự 2015).

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Do vậy, giao dịch giữa bạn và người đàn ông kia là giao dịch dân sự vô hiệu do bạn bị lừa dối. Và quyền lợi của bạn được hưởng khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Tuy nhiên, giao dịch của bạn là giao dịch có hình thức là lời nói, do vậy, việc xác định căn cứ là bạn đã giao dịch với người đàn ông đó là rất khó.

Trường hợp của anh cầm đồ:

Căn cứ vào Điểm b Khoản 4 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: Hành vi vi phạm các quy định về quản lý một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

e) Cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do các hành vi vi phạm pháp luật khác mà có.

Tại Thông tư liên tịch 09/2011/TTLT- BCA- BQP- BTP-NHNNVN-VKSNDTC- TANDTC, Thông tư hướng dẫn áp dụng quy định của bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền đã có quy định như sau:

Khoản 2 Điều 2. Về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 Bộ luật hình sự 2015)

“Tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó”.

Điểm a Khoản 10Điều 2. Về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 Bộ luật hình sự 2015)

“Về mặt chủ quan của tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội phải biết rõ tài sản mà mình chứa chấp hoặc tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có nhưng không có hứa hẹn, bàn bạc hoặc thỏa thuận trước với người có tài sản do phạm tội mà có”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật này có thể thấy người chứa chấp tài sản do phạm tội mà có phải xác định trường hợp người này phải biết rõ tài sản này là tài sản trộm cắp nhưng trong trường hợp bản thân người cầm đồ đó hoàn toàn không hề biết thì người cầm đồ đó hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi quy định của Bộ luật hình sự.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

4. Giao dịch dân sự vô hiệu trong những trường hợp nào ?

Xin chào anh! E có mua 1 mảnh đất của ông A và đã làm hết thủ tục sang tên. Vấn đề là: Trước đây mảnh đất đó Ông B đã sang tên từ 1 người Khác ( bà A), do bà A vay tiền nhưng k có khả năng chi trả. Ông B muon lấy lại tiền cho Vậy nên đã bán mảnh đất đó cho e với giá = số tiền bà A vay. ( Sự việc này bà A k biết). Nếu sau này bà A biết thì có vấn đề gì ảnh hưởng tới em không.?
Em xin cảm ơn.

Trả lời:

Trường hợp này cần xác định hợp đồng vay tiền của bà A có tài sản thế chấp là quyền sử dụng miếng đất không, việc thế chấp có thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, được đăng ký giao dịch bảo đảm hay chưa. Nếu đáp ứng được điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thế chấp thì khi đến thời hạn thanh toán mà bà A không có khả năng chi trả, tài sản này bị xử lý như sau:

Điều 721. Xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp

Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lý theo thoả thuận; nếu không có thỏa thuận hoặc không xử lý được theo thoả thuận thì bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Toà án.”

Theo đó, ông B có thể thực hiện thủ tục sang nhượng quyền sử dụng miếng đất nếu ông B và bà A đã có thỏa thuận về việc này.

Còn nếu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng miếng đất không đáp ứng đủ điều kiện có hiệu lực thì hợp đồng này được xem là vô hiệu. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Và yêu cầu về hình thức của giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất là phải có đăng ký về giao dịch bảo đảm.

Trường hợp hợp đồng vô hiệu thì ông B không có quyền sử dụng miếng đất nên không thể chuyển nhượng cho bạn.

Thưa Luật sư của LVN Group, Em cho người quen trong xóm vay tổng cộng 120 triệu nhưng chỉ làm giấy 100 triệu. Hai bên có trao đổi qua tin nhắn. Trong tin nhắn có lưu lại bên chị đó ghi rỏ ràng thừa nhận nợ em 100 triệu Vậy nếu kiện ra tòa thì em có lấy được toàn bộ tiền hay không. Hay chỉ lấy được 100 triệu. Nếu bên vay không còn khả năng chi trả thì em có bị mất số tiền đó hay không.

Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về việc xác định chứng cứ như sau:

“Điều 95. Xác định chứng cứ

1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.”

Theo đó, tin nhắn được coi là tài liệu đọc được nên nó phải đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều này để trở thành chứng cứ.

Về việc kiện đòi lại tài sản, nếu bạn chứng minh được cho bên kia vay 120 triệu thì có thể kiện ra Tòa yêu cầu bên đó hoàn trả cho bạn số tiền. Trường hợp bên kia không còn bất cứ tài sản gì để chi trả thì bạn có thể yêu cầu áp dụng biện pháp thi hành án là trừ vào thu nhập của bên kia theo căn cứ tại Điều 78 Luật Thi hành án Dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) như sau:

“Điều 78. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

1. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.

2. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Theo thỏa thuận của đương sự;

b) Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;

c) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.

3. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

4. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

Cách đây hơn 20 nam mẹ tôi co vay tiền cua chủ hàng sô tiên hon 40tr.thang 7/1994 đã trả 10tr và có giây trả nợ.sau đó me tôi đã trả dần cho chi T nguoi cung chung von lam an voi bà chủ cua hàng.có giây tờ xac nhận đã trả hiêt tiên nhung do thoi gian khá lâu và ngi đã trả hiet là xong nen me tôi da lam mât giay tờ.nhung vân có nguoi hàng xom lam chung da trả hiet no.den nay bà chu hàng lại quay lại và cam theo giay no den nha toi doi no.con chị T thi khang khang la mẹ toi chua trả tien.gio gđ tôi pải lam the nào.neu đua ra phap luat thi gia đình tôi co se nhu the nao???

Khoản 5 Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:

“Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.”

Theo đó, lời khai của người hàng xóm nếu đáp ứng được điều kiện trên thì sẽ được coi là chứng cứ cho việc mẹ bạn đã hoàn trả hết nợ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thu thập thêm các chứng cứ khác để chứng minh cho việc này trong trường hợp có tranh chấp, khiếu kiện xảy ra.

Chào Luật Sư LVN Group, em mua nhà giấy tờ tay và rất nhiều hộ cũng mua giấy tờ tay trên 1miếng đất, sau khi mua xong 1 thời gian thì được biết bà chủ đất có cầm sổ đỏ để vay ngan hàng Nam Á, từ năm 2010 là 600tr, và hôm qua em có nhận được thông báo của ngân hàng về vấn đề bả chủ vay tiền ngân hàng va những hô có liên quan đến tài sản đảm bảo, lãi và gốc lên đến 1tỷ 3 rồi,mà giờ bà chủ cũng đã bỏ trốn thì cho em hỏi trường hợp như vậy những hộ đang sinh sống sẽ bị như thế nào nếu ngân hang mún thu giữ để giải quyết. Em xin cám ơn Luật Sư và em mong nhận được hồi đáp của Luật Sư.

Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giao dịch bắt buộc phải được công chứng, chứng thực, do đó nếu giấy tờ này chỉ viết tay thì vẫn chưa đảm bảo phát sinh hiệu lực, hợp đồng chuyển nhượng này sẽ bị vô hiệu theo quy định của pháp luật, các bên thực hiện hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Hiện tại bà chủ đã bỏ trốn nên bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau:

“Điều 140*. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

A) Có tổ chức;

B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

C) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

D) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

Đ) Tái phạm nguy hiểm;

E) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

cho tôi được hỏi về nội dung như sau , tôi có nhờ một giáo viên tiểu học chạy việc công chức cho tôi tôi đã giao số tiền một chăm triệu đồng cho cô giáo này , trong khi giao tiền tôi có ghi hình và viết giấy vay tiền kèm theo đó là giấy nhận tiền để chậy viêc công chức ,tính từ thời điểm đó tới nay đã đươc hơn 3 tháng ,nhưng cô giáo này không lo được viêc cho tôi ,tôi đã đòi phải hoàn chả lại số tiền đó cho tôi ,nhưng cô giáo này đã hẹn tôi rất nhiều lần nhưng lại không hoàn chả cho tôi .Toi thấy cô giáo này muốn chiếm đoạt số tiền đó của tôi ,vậy tôi xin đươc hỏi ý kiến Luật sư của LVN Group là trong trường hợp này của tôi nếu kiện da công an thi cô giáo này sẽ bị sử lý như thế nào ,tôi xin chân thành cảm ơn ! Được gửi từ máy tính bảng Samsung.

Trong trường hợp này giao dịch vay tiền của bạn sẽ bị vô hiệu do giả tạo theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015:
Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”

Về người nhận tiền chạy việc cho bạn, người này có thể bị truy cứu về tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):

“Điều 364. Tội đưa hối lộ

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

5. Cần quy định rõ khi nào giao dịch dân sự vô hiệu ?

Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) phần liên quan đến hợp đồng, nhất là những quy định về các trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình lấy ý kiến xây dựng Luật.

Theo đánh giá chung của nhiều chuyên gia thì những quy định hiện hành về hợp đồng thể hiện sự can thiệp “quá mức” cần thiết của Nhà nước vào quá trình, hình thành tồn tại và phát triển của quan hệ hợp đồng. Điều này, ảnh hưởng đến quá trình vận hành của thị trường cũng như quyền tự do thỏa thuận của các bên giao kết hợp đồng. Điển hình, vi phạm hình thức hợp đồng (phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng, hoặc chứng thực…) được xem là điều kiện để tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Ngoài ra, nhiều quy định chưa tạo điều kiện thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả việc khai thác, sử dụng các loại tài sản hiện có của Nhà nước. Theo Điều 320 thì vật đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch. Quy định này, không phù hợp với thực tế và không bảo đảm tính linh hoạt của giao dịch dân sự khi mà một người có thể lấy tài sản của một người khác để đảm bảo cho nghĩa vụ của mình miễn là được sự đồng ý của người đó. Ngoài ra, những quy định về bảo hộ các quyền dân sự cũng chưa có sự thỏa đáng, nhất là thời hiệu yêu cầu Tòa tuyên bố giao dịch dân sư vô hiệu (Điều 136), thời hiệu yêu cầu Tòa giải quyết tranh chấp (Điều 427), thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 607).

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Theo pháp luật hiện hành, có 3 trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu: vô hiệu do bị nhầm lẫn; do bị lừa dối và đe dọa; không tuân thủ các quy định về hình thức. Tại điều 126 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, các trường hợp bị tuyên là vô hiệu khi có sự nhầm lẫn về nội dung và có lỗi của một bên giao kết hợp đồng, còn đối với các trường hợp như : nhầm lẫn về chủ thể giao kết hợp đồng, cả hai bên trong quá trình giao dịch bị nhầm lẫn thì chưa được quy định trong luật. Từ thực tế, nhất là công tác xét xử cho thấy, đáng lẽ Tòa phải tuyên là vô hiệu trong các trường hợp trên để đảm bảo quyền lợi của các bên, nhưng không thể tuyên vì pháp luật không quy định.

Phó chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Từ Văn Nhữ nêu lên một thực tế trong quá trình xét xử là theo quy định công nhân quốc phòng không được chuyển nhượng nhà được phân nhưng trên thực tế việc chuyển nhượng vẫn phổ biến. Vậy, vấn đề đặt ra là hợp đồng chuyển nhượng đó có bị tuyên là vô hiệu không, và khi bị tuyên là vô hiệu thì quyền của người nhận chuyển nhượng được giải quyết như thế nào?

Điều 134 quy định, trong trường hợp pháp luât quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thầm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn, nếu quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu. Đây là vấn đề hiện đang nảy sinh nhiều bất cập và bị lợi dụng. Bởi nếu một bên không thiện chí hoặc không trung thực có thể yêu cầu Tòa tuyên hợp đồng vô hiệu với lý do hợp đồng chưa tuân thủ về mặt hình thức nhằm thu lợi bất chính.

Điển hình nhất là trong trường hợp hai bên thỏa thuận mua bán nhà, nhà đã giao, tiền đã nhận nhưng chưa kịp làm thủ tục công chứng, đăng ký. Vì giá nhà tăng cao, bên bán có ý định đòi lại nhà nên yêu cầu Tòa tuyên bố là vô hiệu hợp đồng. Như vậy, quyền lợi của bên không có lỗi không được bảo đảm còn người không trung thực lại được hưởng lợi.

Từ thực tế đó nên chăng có quy định mang tính chất mở, điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo những giao dịch đó đã hoặc đang được thực hiện thì giao dịch đó vẫn có hiệu lực. Nếu giao dịch đó chưa được thực hiện thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong thời hạn, quá thời hạn đó mà không được thực hiện thì giao dịch đó được coi là tuân thủ về hình thức.

(MINH KHUE LAW FIRM: Biên tập.)