Giao dịch dân sự là gì ? Mục đích, ý nghĩa của giao dịch dân sự ?

Giao dịch dân sự là một trong những dạng giao dịch phổ biến bậc nhất trong các quan hệ pháp luật nói chung, nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ thuộc mọi lĩnh vực, vấn đề của cuộc sống. Bài viết sẽ tập trung phân tích quy định pháp luật liên quan đến giao dịch dân sự hiện nay:

1. Giao dịch dân sự là gì ?

“Giao dịch dân sự là họp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015).

Từ khái niệm giao dịch dân sự được quy định tại điều luật này có thể xác định: Hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lí dưới dạng hành vi pháp lí (hành vi pháp lí đơn phương hoặc đa phương – một bên hoặc nhiều bên) làm phát sinh hậu quả pháp lí. Tuỳ từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định.

Trong giao dịch dân sự có ý chí và thể hiện ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Ý chí là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong của con người mà nội dung của nó được xác định bởi các nhu cầu về sản xuất, tiêu dùng của bản thân họ. Ý chí phải được thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức nhất định để các chủ thể khác có thể biết được ý chí của chủ thể muốn tham gia vào một giao dịch dân sự cụ thể. Bởi vậy, giao dịch dân sự phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Thiếu sự thống nhất này, giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố là vô hiệu.

2. Mục đích của giao dịch dân sự là gì ?

Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp, hợp đạo đức xã hội phản ánh mong muốn mà các bên tham gia giao dịch nhằm đạt được khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Mục đích của giao dịch dân sự có thể được ghi rõ trong văn bản giao dịch hoặc được biểu hiện qua các điều khoản cụ thể của văn bản giao dịch. Mục đích là tiền đề và là yếu tố không thể thiếu trong các giao dịch dân sự. Việc giải thích mục đích của giao dịch dân sự phải căn cứ vào ý muốn đích thực của các bên tham gia khi xác lập giao dịch và mục đích của giao dịch đó phải đúng với ý chí thực của các bên trong giao dịch.

Mục đích của giao dịch chính là hậu quả pháp lí sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Nói cách khác, mục đích ở đây luôn mang tính pháp lí (mục đích pháp lí). Mục đích pháp lí (mong muốn) đó sẽ trở thành hiện thực, nếu như các bên ttong giao dịch thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán thì mục đích pháp lí của bên mua là sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản mua bán, bên bán sẽ nhận tiền và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua. Mục đích pháp lí đó sẽ trở thành hiện thực khi hợp đồng mua bán tuân thủ mọi quy định của pháp luật và bên bán thực hiện xong nghĩa vụ bàn giao tài sản mua bán, khi đó, hậu quả pháp lí phát sinh từ giao dịch trùng với mong muốn ban đầu của các bên (tức là với mục đích pháp lí).

3. Ý nghĩa của giao dịch dân sự là gì ?

Dựa trên các mục đích của giao dịch dân sự thì ý nghĩa của giao dịch dân sự chính là việc kết quả của giao dịch đó có đạt mục đích ban đầu mà các bên tiến hành hay không. Cũng có những trường hợp hậu quả pháp lí phát sinh không phù họp với mong muốn ban đầu (với mục đích pháp lí). Điều đó có thể xảy ra do một trong hai nguyên nhân chính. Nguyên nhân thứ nhất là khi giao dịch đó là bất hợp pháp.

Ví dụ: Khi người mua đã mua phải đồ trộm cắp thì không được xác lập quyền sở hữu mà có nghĩa vụ phải hoàn trả cho chủ sở hữu tài sản đó (người bán không phải là chủ sở hữu tài sản thì không thể chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó cho người mua). Nguyên nhân thứ hai là do chính các bên không tuân thủ nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch có hiệu lực. Ví dụ: Sau khi xác lập giao dịch, bên bán không thực hiện nghĩa vụ bàn giao vật cho nên họ phải chịu trách nhiệm dân sự.

Mục đích pháp lí của giao dịch khác với động cơ xác lập giao dịch. Động cơ xác lập giao dịch dân sự là nguyên nhân thúc đẩy các bên tham gia giao dịch. Động cơ của giao dịch không mang tính pháp lí. Khi xác lập giao dịch, nếu như động cơ không đạt được thì điều đó cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch. Mục đích luôn luôn được xác định còn động cơ có thể được xác định hoặc không. Ví dụ: Mua bán nhà ở – mục đích của người mua là quyền sở hữu nhà, còn động cơ có thể để ở, có thể để cho thuê, có thể bán lại…

Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự; là phương tiện pháp lí quan trọng nhất trong giao lưu dân sự, trong việc dịch chuyển tài sản và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội. Trong nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, thông qua giao dịch dân sự (hợp đồng) các chủ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và các nhu cầu khác trong đời sống hàng ngày của mình.

4. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là gì ?​

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là các yếu tố cần và đủ được pháp luật quy định cho giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật (để giao dịch dân sự đó được pháp luật công nhận và bảo vệ những quyền, lợi ích hợp pháp của các bên).

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự bao gồm:

1) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

2) Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

3) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;

4) Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự về các giao dịch dân sự cũng như các vấn đề khác liên quan … Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group

Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp, hợp đạo đức xã hội phản ánh mong muốn mà các bên tham gia giao dịch nhằm đạt được khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Mục đích của giao dịch dân sự có thể được ghi rõ trong văn bản giao dịch hoặc được biểu hiện qua các điều khoản cụ thể của văn bản giao dịch. Mục đích là tiền đề và là yếu tố không thể thiếu trong các giao dịch dân sự. Việc giải thích mục đích của giao dịch dân sự phải căn cứ vào ý muốn đích thực của các bên tham gia khi xác lập giao dịch và mục đích của giao dịch đó phải đúng với ý chí thực của các bên trong giao dịch.

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là các yếu tố cần và đủ được pháp luật quy định cho giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật (để giao dịch dân sự đó được pháp luật công nhận và bảo vệ những quyền, lợi ích hợp pháp của các bên).

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự bao gồm:

1) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

2) Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

3) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;

4) Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com