Đặt hàng với TH True Mart, lấy hàng từ TH chuyển cho khách hàng. – Địa điểm: Số 20 ngõ 389 Lạc Long Quân, Tây Hồ , Hà Nội – Công ty không có cửa hàng, trụ sở công ty sẽ là nơi chứa hàng. Tôi muốn hỏi về trình tự, thủ tục để được Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm ?

Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụcTư vấn pháp luật dân sựcủa Công ty Luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài 24/7:1900.0191.

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 của Quốc hội

– Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm

– Thông tư 58/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương

– Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm

2. Nội dung phân tích:

Hiện nay, việc quản lí vấn đề này được Chính phủ phân công cho 3 bộ: Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp. Do đó, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn trình tự thủ tục khi xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm ở cả 3 bộ. Cụ thể như sau:

2.1. Thủ tục và quy trình xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm Bộ y tế

Doanh nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ lên Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi Cục tùy vào ngành nghề đang hoạt động. Hồ sơ xin cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
+ Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.
+ Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.
Bản cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (theo mẫu).
Danh sách nhân viên kèm theo ngày tập huấn và khám sức khỏe.
Bản sao công chứng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ” của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức VSATTP của chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm theo HACCP (phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), trong hồ sơ kèm theo có bản sao công chứng.
Giấy chứng nhận HACCP (nếu có)
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

– Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu có sai sót cơ quan cấp giấy sẽ ra trong báo bằng văn bản cho doanh nghiệp. Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận được thong báo hồ sơ không hợp lệ mà doanh nghiệp không bổ sung sửa chửa thì cơ quan cấp giấy sẽ hủy hồ sơ.

– Sau khi thẩm định hồ sơ cơ quan cấp giấy sẽ tiến hành thẩm định cơ sở trong vòng 10 ngày tiếp theo. Đoàn thẩm định từ 5 – 9 người, riêng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ chỉ cần 3 – 5 người trong đó 2/3 là cán bộ là công tác chuyên môn về An toàn thực phẩm.

– Kết quả thẩm định: nếu không đạt cơ sở sẽ có thời gian 60 ngày để tiến hành khác phục các tồn tại mà đoàn nêu trong biên bản thẩm định. Nếu đạt cơ sở sẽ nhân được giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày kể từ ngày thẩm định đạt.

2.2. Thủ tục và quy trình xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm Bộ Công Thương

Theo hướng dẫn của Thông tư 58/2014/TT-BCT Quy trình cấp chứng nhận ATTP Bộ Công Thương của các cơ quan được phân công như sau:
– Doanh nghiệp nộp lên cơ quan có thẩm quyền 2 bộ hồ sơ xin cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm.
Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định;
Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định.

– Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận của cơ sở theo quy định; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ; thời gian chờ bổ sung hồ sơ của các cơ sở không tính trong thời gian thẩm định hồ sơ.

– Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức thẩm định nội dung hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở.

– Đoàn thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập gồm từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 số thành viên là cán bộ làm công tác chuyên môn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định “Đạt”, Cơ quan có thẩm quyền phải cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.

2.3. Thủ tục và quy trình xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm Bộ Nông Nghiệp

Căn cứ theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thì Quy trình cấp chứng nhận an toàn thực phẩm Bộ Nông Nghiệp được tiến hành theo các bước:
– Dựa vào giấy phép kinh doanh và ngành nghề hoạt động, doanh nghiệp sẽ nộp 1 bộ hồ sơ tại cơ quan phụ trách cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở mình, hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc quyết định thành lập;

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ;
Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm (đối với trường hợp cơ sở có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP).

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (nếu cần hoặc trong trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, đánh giá phân loại). Nếu đủ điều kiện thì cấp Giấy chứng nhận ATTP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email  hoặc qua tổng đài Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật  1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group