1. Giấy gọi đi thực hiện nghĩa vụ quân sự có đúng hay không?
Nghĩa là thông qua luật mới, sau khi con hết hạn gọi nhập ngũ hơn 1 tháng. Theo luật mới thì gia hạn nhập ngũ đến 27 tuổi đối với trường hợp tạm hoãn do học CĐ và ĐH. Con chỉ học đến THPT và sau đó đi học Trung cấp nghề. Con được tạm hoãn do đang học bên Trung cấp và đồng thời con chưa từng học CĐ và ĐH. Hôm 17/8/2015 vừa qua thì con lại được gửi giấy gọi lên phường để bổ túc hồ sơ NVQS cho đợt tuyển quân 2016 trong khi con đã hết hạn gọi nhập ngũ như đã nêu ở trên.
Vậy theo quy định hiện nay và quy định sắp có hiệu lực thì thông báo của phường đội gửi con có hiệu lực và đúng quy định hay không? Con xin nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn dùm con trường hợp này để con được hiểu rõ. Nếu bên phường sai sót thì con cần khiếu nại như thế nào?
Con xin cám ơn!
Trả lời:
Theo Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định Độ tuổi gọi nhập ngũ:
“Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”.
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Trân trọng./.
2. Không đi nhập ngũ vì bố mẹ ốm thì có bị xử phạt không ?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
Trả lời:
Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP Vi phạm quy định về nhập ngũ
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, đối với trường hợp không đến địa điểm nhập tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ thì bạn có thể bị xử phạt từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng, sau khi nộp phạt thì bạn vẫn sẽ phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
Tuy nhiên theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn không đến địa điểm tập trung là do bố ốm nặng chứ không phải bạn cố tình trốn, theo quy định tại khoản 1 điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP thì lý do chính đáng để không có mặt đúng thời hạn gồm có:
a) Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.
b) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.
c) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.
d) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
đ) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư này.
Đối với trường hợp bố bạn bị ốm nặng thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã hoặc bệnh viện, trạm y tế xã. Nếu bạn của đủ giấy tờ xác minh việc bố bạn ốm nặng là hoàn toàn đúng sự thật thì trong trường hợp này bạn sẽ không bị xử phạt.
3. Giấy khai sinh không có ngày sinh thì xác định tuổi nhập ngũ như thế nào?
>> Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tuyến, gọi:1900.0191
Trả lời:
Theo Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định Độ tuổi gọi nhập ngũ:
“Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”.
Như vậy, hiện trong giấy khai sinh của bạn không có ngày sinh nhưng có năm sinh thì Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã sẽ dựa trên năm sinh của bạn để tính độ tuổi gọi nhập ngũ , độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định cụ thể theo quy định nêu trên. Tham khảo bài viết liên quan:Hỏi về độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự?
4. Trợ cấp cho người nhập ngũ khi gia đình gặp khó khăn ?
Luật sư tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Trước hết cần xác định thân nhân của hạ sỹ qua, binh sỹ tại ngũ gồm: bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sỹ quan, binh sỹ theo khoản 2 điều 2 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP:
2. Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ.
Theo điểm a khoản 2 điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:
a) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm;
việc trợ cấp khó khăn đối với thân nhân của hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ được hướng dẫn tại điểm a khoản 1 điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP như sau:
Điều 6. Chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ
1. Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này được trợ cấp khó khăn đột xuất trong các trường hợp sau đây:
a) Khi nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế thì được trợ cấp mức 3.000.000 đồng/suất/lần;
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp của bạn là thuộc diện được trợ cấp khó khăn, mức trợ cấp là 3.000.000 VNĐ/1 lần
5. Khi không đủ điều kiện về sức khỏe mà vẫn bị gọi nhập ngũ thì phải làm gì ?
Tuy nhiên, tôi bị cận thị mắt trái 4,25 độ, mắt phải 6,75 độ, loạn thị mắt trái 2,25 độ, mắt phải 3 độ, vậy ban tư vấn cho hỏi tại sao sau đợt khám sức khỏe sơ tuyển (đã bao gồm khám mắt) tôi lại đạt và đủ điều kiện để khám tiếp đợt 2. Theo luật nvsq 2017, thì người bị tật khúc xạ (cận thị) bao nhiêu độ (diop) thì được miễn/ không đủ điều kiện tham gia. Và tôi cần phải làm gì đối với trường hợp này ?
Chân thành cảm ơn ban tư vấn.
Trả lời:
Căn cứ Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về một trong các trường hợp thuộc diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự gồm có:
Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miên gọi nhập ngũ
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;…
Ngoài ra, Thông tư số 148/2018/TT-BQP quy định như sau:
Điều 4. Điều kiện tuyển quân
3. Tiêu chuẩn sức khoẻ:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS….
Tiêu chuẩn về sức khỏe, tại bảng số 2 Phụ lục 1 của Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về tiêu chí phân loại các bệnh về mắt như sau:
– Cận thị từ 3D – dưới 4D: sức khỏe loại 4
Từ những căn cứ trên, vì có ít nhất 1 tiêu chí đạt loại 4 nên sức khẻo của bạn cũng xếp loại 4. Hơn nữa, bạn bị cận thị 3 diop nên thuộc trường hợp không gọi nhập ngũ.
Do vậy, trường hợp này, bạn có căn cứ chứng minh bạn không đủ sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự ( mắt trái 4,25 diop, mắt phải 6,75 diop, loạn thị mắt trái 2,25 diop, mắt phải 3 diop) thì bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện hoặc Ban chỉ huy quân sự cấp huyện. Hội đồng quân sự huyện có trách nhiệm xem xét và giải quyết. Trong trường hợp cần thiết sẽ đề nghị Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh tổ chức khám lại
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự – Công ty luật LVN Group