NỘI DUNG YÊU CẦU:

Chào Công ty Luật LVN Group, em là Hoàng Ngọc Ánh, em đang ở Ninh Bình. Em có gặp phải vấn đề thắc mắc về vấn đề giao thông được gửi đến công ty mình như sau:

Hiện nay, em có một vài người bạn là người nước ngoài sang Việt Nam sinh sống và làm việc. Để thuận tiện cho việc đi lại thì cần có giấy phép lái xe có thể sử dụng được ở Việt Nam. Có người có giấy phép quốc gia, có người thì đã có giấy phép lái xe quốc tế, nhưng em muốn hỏi giấy phép lái xe quốc gia có thể sử dụng ở Việt Nam không? Nếu muốn thì cần làm thủ tục gì để hợp thức hóa giấy tờ này? Nếu chưa làm thủ tục mà sử dụng giấy tờ trên khi tham gia giao thông họ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt là bao nhiêu?

Mong công ty sớm phản hồi, để em có thể hiểu hơn về quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Em cảm ơn các Luật sư của LVN Group của công ty rất nhiều. 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Giao thông của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông, gọi:  1900.0191

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày  30 tháng 12 năm 2019 về quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ban hành ngày 17 tháng 01 năm 2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ban hành ngày 29 tháng 5 năm 2020 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Thông tư số 58/2020/TT-BCA ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2020 quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Thông tư số 102/2016/TT-BQP ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2016 quy định về đăng ký, quản lý, sử dụng xe cơ giới trong Bộ quốc phòng;

Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ban hành ngày 15 tháng 04 năm 2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968;

2. Luật sư tư vấn:

2.1  Giấy phép lái xe quốc gia (nước ngoài) được sử dụng ở Việt Nam khi nào?

Giấy phép lái xe quốc gia hay nước ngoài là loại giấy tờ cần thiết để chứng minh một người có đủ khả năng và điều kiện để điều khiển phương tiện giao thông được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và có giá trị sử dụng trong phạm vi quốc gia cấp giấy đó.

Tuy nhiên, khi cá nhân nước ngoài sang Việt Nam thì giấy phép lái xe nước ngoài không có giá trị sử dụng tại Việt Nam. Theo quy định tại Điều 33 Sử dụng và quản lý giấy phép lái xe Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ban hành ngày 15 tháng 04 năm 2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ như sau: 

Điều 33. Sử dụng và quản lý giấy phép lái xe:

…….

9. Người có giấy phép lái xe hạng B1 số tự động không được lái loại xe ô tô số cơ khí (số sàn); nếu có nhu cầu lái xe ô tô số cơ khí, phải học bổ sung và sát hạch nội dung thực hành lái xe để được cấp giấy phép lái xe hạng B1.

10. Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thực hiện như sau:

a) Nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

Như vậy, nếu người nước ngoài có bằng lái xe quốc gia thì cần làm thủ tục đối sang giấy phép lái xe Việt Nam loại tương ứng, người nước ngoài đó sẽ được tham gia giao thông ở Việt Nam theo đúng phương tiện được phép tương ứng với bằng thì không bị xử phạt vi phạm hành chính.

2.2 Thủ tục đổi giấy phép lái xe nước ngoài (quốc gia):

Đối tượng được đổi giấy phép lái xe: 

Căn cứ khoản  5 Điều 37 Đổi giấy phép lái xe Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ban hành ngày 15 tháng 04 năm 2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ có quy định như sau: 

5. Đối tượng được đổi giấy phép lái xe:

……..

g) Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

h) Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

i) Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.

+ Hồ sơ làm thủ tục đổi giấy phép lái xe quốc gia bao gồm các giấy tờ:

a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe (đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này, đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; đối với người Việt Nam xuất trình hợp pháp hóa lãnh sự giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật;

c) Bản sao hộ chiếu (phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam), giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, Phòng Quản lý xuất nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác minh.

d, Giấy phép lái xe nước ngoài;

Lưu ý: Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

+ Số lượng hồ sơ: cá nhân lập 01 bộ hồ sơ; 

+ Cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe quốc gia sang giấy phép lái xe Việt Nam: Gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài)

+ Lệ phí cấp đổi giấy phép lái xe: Theo quy định tại bảng biểu mức thu lệ phí cấp giấy phép lái xe của Thông tư số 188/2016/TT-BTC ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên các phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng cụ thể như sau:

BIỂU MỨC THU PHÍ SÁT HẠCH; LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE; LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ, CẤP BIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG:

(kèm theo Thông tư s 188/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Số TT

Tên phí, lệ phí

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

1

Lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng (phương tiện thi công)

a

Cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy đăng ký kèm theo biển số

Lần/phương tiện

200.000

b

Cấp lại hoặc đổi giấy đăng ký không kèm theo biển số

Lần/phương tiện

50.000

c

Cấp giấy đăng ký kèm theo biển số tạm thời

Lần/phương tiện

70.000

d

Đóng lại số khung, số máy

Lần/phương tiện

50.000

2

Lệ phí cấp giấy phép lái xe

 

Cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế)

Lần

135.000

3

Phí sát hch lái xe

 

 

a

Đối với thi sát hạch lái xe mô tô (hạng xe A1, A2, A3, A4):

 

– Sát hạch lý thuyết

– Sát hạch thực hành

Lần

Lần

40.000

50.000

b

Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F):

 

– Sát hạch lý thuyết

– Sát hạch thực hành trong hình

– Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng

Lần

Lần

Lần

90.000

300.000

60.000

Như vậy mức phí cấp đổi giấy phép lái xe quốc gia là 135.000 đồng/ lần thực hiện.

2.3 Xử phạt vi phạm hành chính khi mang theo Giấy phép lái xe quốc gia chưa chuyển đổi?

Căn cứ vào Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày  30 tháng 12 năm 2019 về quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người nước ngoài mang theo giấy phép lái xe quốc gia chưa được chuyển đổi để tham gia giao thông tại Việt Nam bị xử phạt với các mức như sau:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
c) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
d) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
d) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông – Công ty luật LVN Group