cụ thể là cha và mẹ của bạn tôi. có chứ ký của hai người đó và anh chị em của bạn tôi ký vào luôn, nhưng trong tờ giấy thứ 2 này không có chữ ký của bạn tôi. và trong 2 tờ giấy viết tay này hoàn toàn không có công chứng. Vậy thưa luật sự, cho tui hỏi: 2 tờ giấy trên có hiệu lực pháp lý không, rồi giấy viết tay có bị hết thời hạn để pháp luật sử không, tờ giấy thứ 2 bạn tôi không có ký dậy 2 tờ giấy nợ này có liên quan với nhau được không Luật sư của LVN Group ?

Tôi xin cảm ơn !

Bìa viết được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sự, công ty Luât LVN Group

Giấy vay tiền viết tay có hết hạn pháp lý không ?

Tư vấn pháp Luật dân sự gọi:1900.0191

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty Luật LVN Group, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Dân sự năm 2005 ;

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sđbs năm 2011) ;

Nội dung phân tích:

Căn cứ theo quy định tại Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Điều luật này không quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng vay tài sản và cũng không yêu cầu phải công chứng hoặc chứng thực đối với hợp đồng vay. Vì vậy, giấy vay nợ viết tay vẫn được coi là một hợp đồng vay tài sản và có giá trị pháp lý.

Căn cứ theo quy định tại Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về nghĩa vụ trả nợ của người vay như sau: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn ”. Do đó, nếu người vay không thực hiện việc trả nợ cho bên cho vay theo đúng thời hạn ghi nhận trong giấy vay nợ thì bên cho vay có quyền khởi kiện người vay ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú để yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc và buộc người này phải hoàn trả tiền gốc và lãi vay (nếu có) cho bên cho vay.

Khi nộp hồ sơ khởi kiện, Bên cho vay phải nộp kèm bản chính giấy vay nợ viết tay cho tòa án theo quy định của Điều 84 Bộ luật Tố tụng dân sự. Giấy vay nợ viết tay sẽ được tòa án sử dung làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

Liên quan đến giấy viết tay có bị hết thời hạn để pháp luật sử không như bạn hỏi thì tương đương với thời hiệu khởi kiện để đòi lại tài sản đã cho vay, theo quy định tại khoản 3 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) và hướng dẫn tại khoản 3 Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ hợp đồng vay tài sản, về đòi lại tài sản thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Theo đó Nghị quyết hướng dẫn cụ thể bạn còn thời hiệu khởi kiện để yêu cầu trả lại tài sản đã cho vay mà không trả. Còn đối với tiền lãi (nếu có) thì Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện (02 năm).

Như thông tin bạn cung cấp, giấy thứ 2 là giấy mà người thân của bạn bạn cam đoan trả thay, như vậy, trong giấy thứ hai sễ nêu rõ là trả nợ thay cho người bạn kia khi ngườingười đó không trả tiền. Vậy, ta có thể hiểu rằng, nếu bạn của bạn bỏ trốn không trả thì bạn có quyền đòi những người ghi trong giấy thứ 2 trả. Nếu bạn của bạn quay lại và trả tiền cho bạn thì giấy thứ 2 không còn giá trị. 

Trân trọng./

BỘ PHẬN TƯ VẤN DÂN SỰ.