1 Giới hạn trong xét xử các vụ án hình sự
Quy định tại Điều 298 BLTTHS năm 2015 về giới hạn của việc xét xử
“1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữtội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.”
Theo đó
– Toà án chỉ xét xử những bị cáo mà Viện kiểm sát đã truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử;
– Toà án chỉ xét xử những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Toà án quyết định đưa ra xét xử.
Toà án chỉ xét xử thì cần phải hiểu rằng Toà án không thể xét xử một người mà Viện kiểm sát không truy tố, còn việc Toà án quyết định như thế nào đối với người bị đưa ra xét xử là phải căn cứ vào các tình tiết khách quan của vụ án đối chiếu với các quy định của Bộ luật hình sự. Toà án chỉ xét xử những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố, tức là ngoài những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tô thì Toà án không được xét xử những hành vi mà Viện kiểm sát không truy tố
Toà án có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố, có nghĩa là với những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, Toà án có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
– Tội phạm khác bằng tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố là trường hợp điều luật quy định về trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) đối với hai tội phạm như nhau.
– Tội phạm khác nhẹ hơn tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố là trường hợp điều luật quy định về trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) đối với tội phạm khác nhẹ hơn so với tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố. Để xác định tội nào nhẹ hơn, tội nào nặng hơn
2 Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:
Cơ quan tiến hành tố tụng gồm: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án.
Người tiến hành tố tụng gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
Đây là nguyên tắc vừa được bổ sung, nhằm xác định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Đối với Toà án và Thẩm phán trách nhiệm lại càng cao hơn. Nguyên tắc này không cho phép Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân khi có sai lầm trong việc xét xử lại đổ lỗi cho cấp trên, cho người khác
Điều 17 BLTTHS năm 2015 quy định
“Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình.
Người vi phạm pháp luật trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”
Theo đótrong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3 Nội quy phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự
Điều 256 BLTTHS năm 2015 quy định
“1. Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án.
2. Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.
3. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án. Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố. Người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa muốn trình bày ý kiến phải được chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi trình bày ý kiến, khi được hỏi.
Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi.
4. Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép.
5. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.”
Đây là những quy định bắt buộc ,buộc những người trong phòng xử án phải noi theo. Tuỳ thuộc vào từng phiên toà cụ thể mà Toà án có thể quy định nội quỹ phiên toà sao cho phù hợp với tình hình thực tế nơi Toà án mở phiên toà và không trái với quy định của pháp luật. Ví dụ vụ án có nhiều bị cáo, lại là vụ án được dư luận xã hội quan tâm, nhưng phòng xử án không đủ chỗ ngồi cho hàng nghìn người đến dự phiền toà nên Toà án phải quy định ai có giấy dự phiên toà do Toà án cấp mới được vào phòng xử án.
Hiện nay, hầu hết các Toà án đều có bảng nội quy phiên toà để ngay cửa ra vào của phòng xử án, nếu phiên toà được xét xử lưu động và không có điều kiện viết một bảng nội quy phiên toà thì Toà án cho phát nhiều lần nội quy phiên toà trên loa phóng thanh để mọi người đến dự phiên toà được nghe. Dù có bản nội quy phiên toà hay đã phát thanh nhiều lần trên loa phóng thanh thì trước khi phiên toà được khai mạc, Thư ký phiên toà vẫn phải đọc nội quy phiên tòa Nếu người nào vi phạm trật tự phiên toà tuỳ trường hợp có thể bị chủ toạ phiên toà cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ. Cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ phiên toà và thi hành lệnh của chủ toạ phiên toà về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự tại phiên toà. Thực tiễn xét xử cho thấy có nhiều phiên toà từ lúc khai mạc đến khi kết thúc phiên toà diễn ra rất trật tự và đúng pháp lụật, nhưng cũng có phiên toà nội quy phiên toà không được chấp hành nghiêm, có trường hợp vi phạm nghiêm trọng, nhưng việc xử lý của chủ toạ phiên toà thiếu cương quyết nên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, phiên toà phải tạm dừng thậm chí phải hoãn vì không giữ được trật tự phiên toà.
4 Biên bản phiên tòa trong xét xử các vụ án hình sự
Điều 585 BLTTHS năm 2015 quy định
“1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa.
2. Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghi vào biên bản.
3. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.
4. Sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa.”
Biên bản phiên tòa pahỉ được lập tại phiên tòa ,Chủ tọa phiên tòa và Thư ký phải ký ngay sau khi kết thúc phiên tòa xét xử, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự phải kiểm sát biên bản phiên tòa
Trong trường hợp vì lý do khách quan, biên bản phiên tòa chưa hoàn thành và chưa được Chủ tọa, Thư ký phiên tòa ký, thì sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phải kiểm sát biên bản phiên tòa theo quy định trên.
Khi phát hiện biên bản phiên tòa ghi không đúng, không đầy đủ trình tự, thủ tục, diễn biến quá trình xét xử vụ án theo quy định tại Điều 258 Bộ luật Tố tụng hình sự, thì tùy từng mức độ ảnh hưởng đến tính đúng đắn của việc xét xử vụ án, Kiểm sát viên yêu cầu Thư ký Tòa án sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa hoặc báo cáo lãnh đạo Viện để thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Trường hợp Chủ tọa và Thư ký không cho kiểm tra hoặc không bổ sung, sửa chữa biên bản phiên tòa cho đúng với thực tế diễn biến phiên tòa, thì Kiểm sát viên lập biên bản, yêu cầu Chủ tọa, Thư ký ký vào biên bản, đồng thời nêu rõ lý do của việc không cho kiểm tra hoặc không bổ sung, sửa chữa biên bản phiên tòa theo yêu cầu của Kiểm sát viên. Nếu sau khi lập biên bản về việc Chủ tọa, Thư ký không cho kiểm tra hoặc không bổ sung, sửa chữa biên bản phiên tòa nhưng Chủ tọa, Thư ký không ký vào biên bản đó và không nêu rõ lý do, thi Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình để xem xét thực hiện quyền kiến nghị theo quy định của pháp luật.
5 Biên bản nghị án trong xét xử các vụ án hình sự
Chỉ có các thành viên của Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án, các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
Khi nghị án chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quả việc hỏi tại phiên tòa và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên.
Điều 259 BLTTHS năm 2015 quy định
1. Khi nghị án phải lập biên bản.
Biên bản nghị án phải được tất cả thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
2. Biên bản nghị án của Hội đồng xét xử sơ thẩm phải ghi rõ:
a) Giờ, ngày, tháng, năm ra biên bản; tên Tòa án xét xử;
b) Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm;
c) Vụ án được đưa ra xét xử;
d) Kết quả biểu quyết của Hội đồng xét xử về từng vấn đề đã thảo luận quy định tại khoản 3 Điều 326 của Bộ luật này, ý kiến khác (nếu có).
3. Biên bản nghị án của Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ghi rõ các điểm a, c và d khoản 2 Điều này và họ tên các Thẩm phán.
Khi nghị án phải có biên bản ghi lại ý kiến đã được thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với công ty Luật LVN Group chúng tôi : 1900.0191
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group
Luật LVN Group xin cảm ơn !