Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật LVN Group

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Thông tư liên tịch 03/2018 hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

2. Luật sư tư vấn:

Theo pháp luật hiện hành, thủ tục tiến hành tố tụng đã có nhiều tiến bộ, học hỏi các nước khác. Có thể nói một trong những đóng góp đó là thông tư liên tịch số 03/2018. Thông tư trên đã quy định rõ về trình tự, thủ tục khi tiến hành các hoạt động truy tố, xét xử. Các hoạt động này đã có những thiết bị ghi âm, ghi hình. Điều đó đồng nghĩa với việc bị can, bị cáo, người bị tình nghi hạn chế bị ép cung, nhục hình dẫn đến oan sai, làm hại người vô tội, bỏ lọt tội phạm. Việc thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh trong việc hỏi cung bị can, lấy lời khai của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được tiến hành trong tất cả các giai đoạn.

Trong điều 3 quy định về nguyên tắc áp dụng việc ghi âm, ghi hình có âm thanh đã nêu rõ:

1. Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch, nguyên vẹn của dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là một bộ phận của hồ sơ vụ án hình sự được sử dụng, bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về sử dụng, bảo quản và lưu trữ hồ sơ vụ án hình sự.

2. Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ, kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và theo đúng trình tự, thủ tục hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này.

3. Bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trong điều 4 còn nghiêm cấm các hành vi:

1. Tự ý chỉnh sửa, cắt, ghép, giả mạo, hủy trái phép, làm sai lệch, làm hư hỏng, làm thất lạc dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sao chép, phát tán, khai thác, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh ngoài các mục đích quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư liên tịch này; làm lộ, lọt thông tin vụ án hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Phá hủy cơ sở vật chất, cố ý làm hư hỏng hoặc sử dụng không đúng mục đích các phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

3. Người thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Thông tư này có hiệu lực từ 18/3/2018 cho chúng ta thấy được pháp luật đã quan tâm đến luật hình thức, góp phần quan trọng trong tố tụng hình sự. Và cũng phần nào giảm bớt sự lo lắng cho người dân và giúp người dân tin tưởng hơn vào luật pháp, vào sự công bằng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự về hạn chế oan sai, bức cung, nhục hình , gọi:  1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group