1. Hành vi hủy hoại tài sản của người khác phạm tội gì ?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn tới công ty Luật LVN Group. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cấu thành tội phạm:
Chủ thể: Người thực hiện hành vi phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Khách thể: Tội cố ý làm hư hỏng tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
Mặt khách quan của tội phạm
– Hành vi hủy hoại làm tài sản lâm vào tình trạng mất hẳn giá trị sử dụng của nó, không thể khôi phục lại được.
– Hậu quả: giá trị sử dụng của tài sản bị hư hỏng hoặc hủy hoại. Thiệt hại gây ra phải từ 2 triệu đồng trở lên, nếu dưới 2 triệu đồng thì phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương tự, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan của tội phạm: Hành vi được thực hiện với lỗi cố ý nhằm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
Căn cứ vào những yếu tố cấu thành tội phạm và những thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thuyền viên trên tàu của bạn đã có hành vi phá hoại tài sản cụ thể như bỏ các vật lạ vào máy tàu làm tàu cá không thể tiếp tục đánh bắt và phải vào bờ để sửa chữa thiệt hại ước tính là hơn 100 triệu. Với những hành vi như trên thì bạn có thể kiện thuyền viên trên tàu về tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác theo Điều 178 Bộ luật hình sự.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
2. Thủ tục khởi kiện hành vi đập phá, hủy hoại tài sản người khác ?
Trong một năm gần đây, chị tôi đã bị chồng cũ vào nhà đánh chửi nhiều lần. Lần nào cũng báo công an phường sở tại nhưng sự việc vẫn tái diễn.
Vào tối ngày 09/4/2016 chồng cũ chị tôi lại đến nhà chửi bới và đập phá, do chị tôi không có nhà nên sáng hôm 10/4/2016 hắn ta quay lại và phá toàn bộ ban thờ (làm hỏng 5 pho tượng phật và toàn bộ các đồ thờ), phá vỡ cửa và nhiều đồ đạc khác. ngoài ra còn đánh chị tôi và dọa giết. Gia đình đã gửi đơn tố cáo ra Công an phường sở tại, tuy nhiên với tính côn đồ, hung hãn (sau khi ly hôn hắn đánh nhau nên đã bị đi tù và đã về) nên chị tôi lo sợ đến tính mạng và cuộc sống hiện tại. Tôi muốn Quý Anh/Chị Luật sư của LVN Group tư vấn cho việc làm thế nào để khởi kiện. Và vì chị chỉ có một mình và ở với mẹ già gần 80 nên nếu được ủy quyền cho đơn vị hay nhờ Luật sư của LVN Group làm hộ thì như thế nào?
Tôi chân thành cảm ơn và mong sự hồi âm của Anh/Chị!
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến (24/7), gọi:1900.0191
Luật sư tư vấn:
Theo điều 134, Bộ luật hình sự 2015 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
m) Có tính chất côn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:a) Làm chết 02 người trở lên;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.“
Khoản 1 Điều 133. Tội đe dọa giết người.
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Theo Khoản 1 Điều 584. (Bộ Luật dân sự 2015) quy định về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.“
-> Trong trường hợp của chị, chị có thể khởi kiện chồng cũ với tội cố ý gây thương tích, xâm phạm sức khỏe, tính mạng; gây thiệt hại về tàn sản và có hành vi đe dọa giết người.
Về thủ tục khởi kiện, đối với tội cố ý gây thương tích (có căn cứ) chị có thể tiến hành khởi tố vụ án hình sự quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thể hiện dưới hình thức đơn hoặc trình bày trực tiếp. Đơn yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu. Trường hợp yêu cầu khởi tố được trình bày trực tiếp thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát lập biên bản ghi rõ yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu. Biên bản do viện kiểm sát lập được chuyển ngay cho cơ quan điều tra để xem xét việc khởi tố vụ án hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án. Yêu cầu khởi tố là điều kiện bắt buộc, do đó trong những trường hợp phạm tội nêu trên, khởi tố khi không có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Điều 62 (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) quy định về Người bị hại :
1. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
2. Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
đ) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
g) Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
k) Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
l) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.
4. Bị hại có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
5. Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại quy định tại Điều này.
Cơ quan, tổ chức là bị hại có sự chia, tách, sáp nhập, hợp nhất thì người đại diện theo pháp luật hoặc tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó có những quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều này.
-> Chị có thể thuê Luật sư tham gia tố tụng, tuy nhiên theo khoản 4, Điều 51, với trường hợp của chị, chị vẫn phải có mặt tại phiên tòa, tham dự phiên tòa tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, vì lý do là sợ bị trả thù là lý do không chính đáng. Trong trường hợp chị lo sợ đến tính mạng và cuộc sống hiện tại của mình thì chị có thể viết đơn trình bày với Tòa hoặc cơ quan điều tra và yêu cầu Tòa hoặc cơ quan điều tra có biện pháp để đảm bảo tính mạng của chị.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
3. Quy định về tội hủy hoại tài sản người khác ?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự về tội hủy hoại tài sản, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Theo như bạn nói chỉ huy của bạn đã đập máy tính cá nhân và chiếc điện thoại di động.Tổng thiệt hại ước tính khoảng 20.500.000 đồng.
Như vậy hành vi trên của cán bộ chỉ huy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo như quy định tại điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội hủy hoại và cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;c) Gây thiệt hại tài sản là bảo vật quốc gia;d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;đ) Để che giấu tội phạm khác;e) Vì lý do công vụ của người bị hại;g) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy căn cứ vào khoản 1 điều 143 Bộ luật này:”1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.thì chỉ huy của bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Như vậy bạn sẽ nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi mà chỉ huy của bạn thực hiện hành vi phá hoại này.
4. Tội hủy hoại tài sản và vấn đề bồi thường như thế nào ?
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi :1900.0191
Trả lời:
Theo quy định củaĐiều 178 Bộ luật hình sự 2015 về tội hủy hoại hoặc cố ý là hư hỏng tài sản:
“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;c) Gây thiệt hại tài sản là bảo vật quốc gia;d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;đ) Để che giấu tội phạm khác;e) Vì lý do công vụ của người bị hại;g) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.“
Đối với tội cố ý phá hoại tài sản dấu hiệu quan trọng để nhận biết tội phạm đó chính là hành vi được thực hiện một cách “cố ý”.
Trong trường hợp trên bố bạn đã tham gia vào việc tháo dỡ khu vực trang trại của nhà ông B, tuy nhiên việc tháo dỡ của bố bạn không phải cố ý gây thiệt hại cho ông B vì không biết khu trạng trại đó đang thuộc quyền sở hữu của ông B. Việc làm của bố bạn là do hành vi lừa dối của ông A gây cho bố bạn nhầm tưởng khu trang trại vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ cũ là ông A. Nên bố bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm về phá hoại tài sản đối với ông B.
Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có vụ kiện xảy ra. Vì những tấm tone kia là động sản không cần đăng ký và ông A không nói cho bố bạn biết những tấm tone đó thuộc quyền sở hữu của ông B do đó trong trường hợp này bố bạn là người chiếm hữu ngay tình( là người chiếm hữu mà không thể biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.). bên cạnh đó vì bố bạn có được những tấm tone này thông qua một hợp đồng tặng cho- (ông A cho bố bạn). Do đó, nếu vụ kiện xảy ra bố bạn có thể sẽ phải trả lại tone cho ông
Như vậy, để tránh được trách nhiệm cho bố bạn trong trường hợp trên bố bạn cần chứng minh được việc mình không hề hay biết việc ông A đã bán đất cũng như toàn bộ trang trại cho ông B và việc bố bạn có những tấm tone là do ông A tự nguyện tặng, cho.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
5. Hủy hoại tài sản của người khác thì bị xử lý như thế nào ?
Trả lời:
Đối với hành vi hủy hoại tài sản của gia đình bạn, vợ chồng ông A sẽ phải chịu đồng thời hai trách nhiệm sau:
Thứ nhất, trách nhiệm dân sự.
Điều 589 Bộ luật dân sư năm 2015 quy định:
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Như vậy, cha con ông A sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi hủy hoại tài sản của gia đình bạn. Bạn sẽ căn cứ vào giá trị thực tế của tài sản bị hủy hoại; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Thứ hai, trách nhiệm hình sự.
Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khỏan 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm,
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Trong trường hợp của bạn nêu, vợ chồng ông A đã phạm tội cố ý hủy hoại tài sản. Bạn cung cấp thông tin tài sản bị thiệt hại có giá trị khỏang 40.000.000 đồng. Tuy nhiên để xác định mức thiệt hại, cần cơ quan công an đánh giá mức độ thiệt hại tài sản cụ thể để làm căn cứ xử lý theo khung hình phạt đã quy định ở trên.
Để xem xét trách nhiệm vợ chồng ông A bạn có thể làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp quận/huyện nơi xảy ra hành vi để yêu cầu họ điều tra và giải quyết.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group