Điều luật quy định các loại hành vi sau: Hành vi làm tiền giả: Đây là hành vi tạo ra tiền giả. Người phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình làm tiền giả hoặc có thể chỉ vào một công đoạn của quá trình đó. Tiền giả ở đây có thể là tiền Việt Nam hoặc tiền nước ngoài. ,,,
1. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả được quy định như thế nào?
Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả được quy định tại Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.3. Phạm tội trong trieờng hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
2. Bình luận tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
Điều luật gồm 5 khoản. Trong đó khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; các khoản 2, 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng; khoản 4 quy định khung hình phạt cho trường hợp chuẩn bị phạm tội và khoản 5 quy định khung hình phạt bổ sung.
2.1 Dấu hiệu chủ thế của tội phạm
Chủ thể của tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Điều luật quy định các loại hành vi sau:
+ Hành vi làm tiền giả: Đây là hành vi tạo ra tiền giả. Người phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình làm tiền giả hoặc có thể chỉ vào một công đoạn của quá trình đó. Tiền giả ở đây có thể là tiền Việt Nam hoặc tiền nước ngoài.
+ Hành vi tàng trữ tiền giả: Đây là hành vi cất giữ trái phép trong nhà, trong người hoặc ở một nơi nào đó (như cơ sở kinh doanh, vườn…) các loại tiền giả.
+ Hành vi vận chuyển tiền giả: Đây là hành vi vận chuyển tiền giả từ địa điểm này đến địa điểm khác. Hành vi vận chuyển tiền giả có thể được thực hiện bằng bất kỳ hình thức nào như mang theo người, chuyển qua đường bưu điện, tầu hỏa, máy bay…
+ Hành vi lưu hành tiền giả: Đây là hành vi mua đi bán lại các loại tiền giả dưới bất kỳ hình thức nào như mua bán theo nghĩa thông thường, trao đổi, thanh toán bàng tiền giả…
2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cổ ý.
2.4 Khung hình phạt của điều luật
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội mà tiền giả có trị giá tương ứng từ 05 triệu đồng đến dưới mức 50 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật).
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai là phạt tù từ 10 năm đen 20 năm hoặc tù chung thân được áp dụng cho trường hợp phạm tội mà tiền giả có trị giá tương ứng từ 50 triệu đồng trở lên.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt đối với người chuẩn bị phạm tội là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Khoản 5 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác
được quy định như thế nào?
Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác được quy định tại Điều 208 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 208. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.2. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyến nhượng giả hoặc các giấy tờ có giả giả khác có trị giá tương ứng từ ỉ0.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.3. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.4. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 300.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
4. Bình luận tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác
được quy định như thế nào?
Điều luật gồm 5 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; các khoản 2, 3,4 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 5 quy định khung hình phạt bổ sung.
4.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.(443)
4.2 Dấu hiệu hành vỉ khách quan của tội phạm
Điều luật quy định 4 loại hành vi và các hành vi này đều có đối tượng tác động là công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác. Trong đó, công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào thời điểm nhất định như hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc.. , ; giấy tờ có giá khác có thể là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương… Cụ thể, 4 loại hành vi đó là:
+ Làm công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác: Đây là hành vi tạo ra 2 loại đối tượng này. Người phạm tội có thể tham gia toàn bộ quá trình tạo ra công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác hoặc có thể chỉ tham gia công đoạn nhất định của quá trình đó.
+ Tàng trữ công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác: Đây là hành vi cất giữ trái phép trong nhà, trong người hoặc ở một nơi nào đó công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác.
+ Vận chuyển công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác: Đây là hành vi vận chuyển công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác từ địa điểm này đến địa điểm khác trái với quy định của pháp luật. Hành vi vận chuyển này có thể được thực hiện bằng bất kỳ hình thức nào như mang theo người, chuyển qua đường bưu điện, tàu hỏa, máy bay…
+ Hành vi lưu hành công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác: Đây là hành vi mua đi bán lại các đối tượng đó dưới bất kỳ hình thức nào như mua bán theo nghĩa thông thường, trao đổi, thanh toán bàng công cụ chuyển nhượng giả, giấy tờ có giá giả khác…
4.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể:
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.
4.4 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 10 triệu đồng đến dưới mức 100 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 3 của điều luật).
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 10 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 100 triệu đồng đến dưới mức 300 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 4 của điều luật).
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm được áp dụng cho trường họp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 300 triệu đồng trở lên.
Khoản 5 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phàn hoặc toàn bộ tài sản.
5. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán được quy định như thế nào?
Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán được quy định tại Đièu 210 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 210. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán1. Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bổ có thể ảnh hưởng lởn đến giả chứng khoản của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chủng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoản hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoản trên cơ sở thông tin này, thu lợi bất chỉnh từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tủ từ 06 tháng đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Thu lợi bất chỉnh 1.000.000.000 đồng trở lên;c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 1.500.000.000 đồng trở lên;d) Tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ L000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
6. Bình luận tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán
Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng; khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung đối với người phạm tội và khoản 4 quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.
6.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS. Trên thực tế, họ có thể là:
+ Thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc, giám đốc tài chính, kế toán trưởng của công ty đại chúng; thành viên ban đại diện quỹ đại chúng (a);
+ Cổ đông lớn của công ty đại chúng, quỹ đại chúng (b);
+ Người kiểm toán báo cáo tài chính của công ty đại chúng, quỹ đại chúng (c);
+ Người hành nghề chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (d);
+ Người của tổ chức hoặc cá nhân có quan hệ hợp tác kinh doanh, cung cấp dịch vụ với công ty đại chúng, quỹ đại chúng và cá nhân làm việc trong tổ chức đó (đ);
+ Cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp có được thông tin nội bộ từ những chủ thể ở các trường hợp (a), (b), (c), (d), (đ) nói trên.
6.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan được quý định có thể là:
+ Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác;
+ Tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ cho người khác mua, bán chứng khoán;
+ Tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
Thông tin nội bộ được nêu trên đây là những thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó.(45,)
Hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán bị coi là tội phạm nếu thoả mãn một trong các dấu hiệu sau:
+ Thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại cho nhà đầu từ 500 triệu đồng trở lên.
6.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý đối với hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán.
6.4 Khung hình phạt được áp dụng
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng là phạt tiền từ 02 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán mà trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
– Thu lợi bất chỉnh 01 tỷ đồng trở lên: Đây là trường hợp phạm tội mà người phạm tội đã thu về khoản lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lên.
– Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 1,5 tỷ đồng trở lên: Đây là trường họp phạm tội đã gây ra thiệt hại cho nhà đầu tư 1,5 tỷ đồng trở lên.
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường họp phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng;
– Neu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng;
Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm kinh doanh, cấm hoạt động ưong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group