1. Tội lừa dối khách hàng được quy định như thế nào?

Tội lừa dối khách hàng được quy định tại Điều 198 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 198. Tội lừa dối khách hàng
ỉ. Người nào trong việc mua, bản hàng hóa hoặc cung câp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vỉ này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa điĩợc xóa án tích mà còn vỉ phạm;
b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau dãy, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Cỏ tẻ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Thu lợi bất chỉnh 50.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hành vi lừa dối khách hàng phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

2. Bình luận tội lừa dối khách hàng

Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; khoản 2 quy định các trường họp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.

2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội lừa dối khách hàng được quy định là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội này là hành vi lừa dối khách hàng. Đây là hành vi lừa dối khách hàng của người bán hàng hoặc của người cung cấp dịch vụ bàng một trong các thủ đoạn sau:
+ Cân, đong, đo, đếm gian dổi: Đây là thủ đoạn lợi dụng sự sơ hở của khách hàng hoặc chuẩn bị các dụng cụ đo lường từ trước để cân, đong, đo, đếm thiếu cho khách hàng.
+ Tính gian: Đây là thủ đoạn tính tiền không đúng để lấy của khách hàng nhiều hơn số tiền đáng lẽ họ phải trả.
+ Dùng thủ đoạn gian dối khác: Bao gồm mọi thủ đoạn gian dối ngoài các thủ đoạn kể trên và có khả năng lừa dối được khách hàng gây thiệt hại cho họ như hành vi đánh tráo hàng…
Hành vi lừa dối khách hàng bị coi là tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;
+ Thu lời bất chính từ 05 triệu đồng trở lên.
– Dấu hiệu lỗi của chủ thể

2.3 Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.

Khoản 1 của diều luật quy định khung hình phạt cơ bản là cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm lừa dối khách hàng mà trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm;
– Có tính chất chuyên nghiệp: Đây là trường hợp người phạm tội đã liên tiếp phạm tội (từ 05 lần trở lên) và coi việc phạm tội này như là nguồn thu nhập chính.
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt: Đây là thủ đoạn lừa dối tinh vi làm khách hàng khó lường trước hoặc khó đoán trước được.
– Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên: Đây là trường hợp người phạm tội đã thu được khoản lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên.
Khoản 3 của điều luật quy định hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền tù’ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc iàm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định như thế nào?

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017. cụ thể như sau:

Điểu 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gap 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bẩt chỉnh từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chỉnh về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 thảng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hành vi lừa dối khách hàng phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

4. Bình luận ội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; khoản 2 quy định trường họp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.

4.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

4.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan được quy định là hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Đó là hành vi cho vay với lãi suất gấp 05 làn trở lên của mức lãi suất cao nhất được quy định trong BLDS. Hành vi này bị coi là tội phạm nếu thoả mãn một trong các dấu hiệu sau:
+ Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

4.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thế

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.

4.4 Khung hình phạt được áp dụng

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng là phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả được quy định như thế nào?

Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả được quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 202. Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả
1. Người nào làm, buôn bản các loại tem giả, vé giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tem giả, vé giả không có mệnh giả có số lượng từ 15.000 đơn vị đến dưới 30.000 đơn vị;
b) Tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kêt ản về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
d) Thu lợi bất chính từ30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có to chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Tem giả, vẻ giả không có mệnh giá có số lượng 30.000 đơn vị trở lên;
d) Tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá 200.000.000 đồng trở lên;
đ) Thu lợi bất chỉnh 100.000.000 đồng trở lên;
e) Tải phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cẩm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hành vi lừa dối khách hàng phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

6. Bình luận tội làm, buôn bán tem giả, vé giả

Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.

6.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội làm, buôn bán tem giả, vé giả được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

6.2 Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Điều luật quy định hai loại hành vi:
+ Hành vi làm tem giả, vé giả: Đây là hành vi tạo ra tem giả hoặc vé giả hoàn toàn hoặ;c sửa nội dung của tem thật, vé thật như sửa chữa lại ngày giờ vé tàu hỏa đã hết giá trị. Người phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ hoặc một công đoạn để làm ra tem giả, vé giả.
+ Hành vi buôn bán tem giả, vé giả: Đây là hành vi mua đi, bán lại các loại tem giả, vé giả mà biết rõ là giả.
Các hành vi trên bị coi là tội phạm nếu thoả mãn một trong các dấu hiệu sau:
+ Tem giả, vé giả không có mệnh giá có số lượng từ 15.000 đon vị trở lên;
+ Tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá từ 50 triệu đồng trở lên;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên.

6.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể.

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm làm, buôn bán tem giả, vé giả mà trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn’. Đây là trường hợp phạm tội làm, buôn bán tem giả, vé giả mà chủ thể đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình khi thực hiện hành vi phạm tội.
– Tem giả, vé giả không cỏ mệnh giá có so lượng 30.000 đơn vị trở lên: Đây là trường họp phạm tội mà tem giả, vé giả không có mệnh giá có số lượng 30.000 đơn vị trở lên.
– Tem giả, vé giả có mệnh giả có tổng trị giá 200 triệu đồng trở lên: Đây là trường hợp phạm tội mà tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá 200 triệu đồng trở lên.
– Thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lén: Đây là trường hợp phạm tội mà người phạm tội đã thu được khoản lợi bất chính là 100 triệu đồng trở lên.
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group