1.Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định 13 nhóm hành vi khi người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác có một trong các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp giải, dẫn giải, phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính, buộc khắc phục hậu quả hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp giải, dẫn giải, phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính, buộc khắc phục hậu quả hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Quy định của pháp luật về xử lý người có hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:
– Một là, làm giả, hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ việc, vụ án.
– Hai là, khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật.
– Ba là, từ chối khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu, đồ vật.
– Bốn là, người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định, định giá tài sản mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
– Năm là, lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối.
– Sáu là, lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối.
2. Hành vi cản trở trong hoạt động tố tụng hình sự là gì ?
Theo cơ sở pháp lý có thể hiểu hoạt động tố tụng của Tòa án là hoạt động giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án các cấp do Tòa án nhân dân các cấp thực hiện hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của Tòa án.
Hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án là hành vi có lỗi do cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện nhằm cản trở các hoạt động tố tụng của Tòa án mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tư đó có thể suy ra xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án là việc người có thẩm quyền áp dụng hình thức cảnh cáo, phạt tiền hoặc hình thức xử lý khác, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án theo quy định của Pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án.
3. Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự
Các hành vi bị coi là cản trở hoạt động tố tụng hình sự được quy định tại Điều 466 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Cụ thể bao gồm:
– Làm giả, hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ việc, vụ án;
– Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật;
– Từ chối khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu, đồ vật;
– Người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định, định giá tài sản mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
– Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối;
– Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối;
– Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận sai với sự thật khách quan;
– Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối;
– Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia tố tụng;
– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đe dọa, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng; về nguyên tắc thì những người tam gia tố tụng phải có nghĩ vụ có mặt theo giấy triệu tập. sự có mặt của người được triệu tập là một trong những điều kiện quan trọng để việc tiến hành tố tụng diễn ra thuận lợi. Việc vắng mặt của họ sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động tố tụng.
– Ngăn cản việc cấp, giao, nhận hoặc thông báo văn bản tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Như vậy có thể thấy trong bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định rất cụ thể về hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Theo đó, đối với những hành vi này, người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác tùy mức độ vi phạm thì có thể bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp giải, dẫn giải, phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính, buộc khắc phục hậu quả hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Nguyên tắc xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án
Mọi hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ bị xử lý khi có hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án quy định tại Pháp lệnh này.
Một hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án chỉ bị xử lý một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án thì mỗi người thực hiện đều bị xử lý. Một người thực hiện nhiều hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án thì bị xử lý về từng hành vi.
– Việc xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Pháp lệnh này.
– Việc xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, mức độ xử lý thích hợp.
– Không xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; người thực hiện hành vi chưa đủ tuổi bị xử lý theo quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh này.
– Người có thẩm quyền xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án có trách nhiệm chứng minh vi phạm. Cá nhân, cơ quan, tổ chức bị áp dụng hình thức xử lý có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm.
5. Những hình thức xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án
Điều 466. Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp giải, dẫn giải, phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính, buộc khắc phục hậu quả hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật:
1. Làm giả, hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ việc, vụ án;
2. Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật;
3. Từ chối khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu, đồ vật;
4. Người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định, định giá tài sản mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
5. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối;
6. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối;
7. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận sai với sự thật khách quan;
8. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối;
9. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia tố tụng;
10. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đe doạ, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
11. Đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng;
12. Ngăn cản việc cấp, giao, nhận hoặc thông báo văn bản tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Đối với mỗi hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện hành vi đó phải chịu một trong các hình thức xử lý chính như cảnh cáo, phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II của Pháp lệnh này được áp dụng đối với cá nhân. Đối với cơ quan, tổ chức thì mức phạt tiền tối đa bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi đó còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử lý bổ sung sau đây:
– Buộc rời khỏi phòng xử án;
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án;
– Buộc phải cải chính trên báo chí theo quy định của Luật báo chí.
Khi Cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
– Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn các tài liệu, chứng cứ cho Tòa án;
– Buộc sửa đổi đơn, tài liệu theo yêu cầu của Tòa án theo quy định của pháp luật;
– Buộc tham gia hoặc cử đại diện tham gia theo yêu cầu của Tòa án;
– Các biện pháp khắc phục hậu quả khác theo quy định của pháp luật.
Pháp Luật Tố tụng hình sự quy định nội dung phiên tòa nhằm phòng ngừa, ngăn chặn nhưng hành vi gây tổn hại đến an toàn, an ninh cho những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, bảo đảo sự tôn trọng trong tố tụng, đảm bảo các thủ tục của phiên tòa được diễn ra đúng quy định của pháp luật.