Hành vi khách quan cùa tội tổ chức tảo hôn là hành vi tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đến tuổi kết hôn. Đó có thể là hành vi tổ chức lễ cưới cho hai bên nam nữ khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn. Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân …
1. Tội tổ chức tảo hôn được quy định như thế nào?
Tội tổ chức tảo hôn được quy định tại Điều 183 Bộ lu2ật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 183. Tội tổ chức tảo hônNgười nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chỉnh về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
2. Bình luận về tội tổ chức tảo hôn
Điều luật quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt của tội tổ chức tảo hôn.
2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội tổ chức tảo hôn được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
Theo quy định của điều luật, chủ thể của tội này còn đòi hỏi là người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tổ chức tảo hôn được quy định tại điều luật và được bình luận trong phần tiếp theo về dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm.
2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan cùa tội tổ chức tảo hôn là hành vi tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đến tuổi kết hôn. Đó có thể là hành vi tổ chức lễ cưới cho hai bên nam nữ khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn. Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình, nam đã bước sang tuổi 20, nữ đã bước sang tuổi 18 được coi là đủ tuổi kết hôn.
2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ một bên hoặc cả hai bên nam nữ mà mình tổ chức lễ cưới chưa đến tuổi kết hôn theo quy định (nam chưa bước sang tuổi 20, nữ chưa bước sang tuổi 18).
Điều luật quy định khung hình phạt là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
3. Tội loạn luân được quy định như thế nào?
Tội loạn luân được quy định tại Điều 184 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 184. Tội loạn luânNgười nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
4. Bình luận tội loạn luân
Điều luật quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt của tội loạn luân.
Theo điều luật, tội loạn luân có các dấu hiệu pháp lý sau:
4.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể củạ tội loạn luân đòi hỏi phải là người có quan hệ huyết thống với người thuận tình giao cấu với mình và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
4.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Những người có cùng dòng máu về trực hệ là cha mẹ và con, ông bà và cháu nội, cháu ngoại.
4.3 Dấu hiệu loi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi giao cấu, chủ thể biết mình và người có hành vi giao cấu với mình có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có quan hệ là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
Hành vi giao cấu có tính loạn luân là hành vi phạm tội của tội loạn luân khi hành vi đó chưa cấu thành một trong các tội phạm khác được quy định tại chưrnig XIV BLHS.
Điều luật quy định khung hình phạt là: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
5. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vọ chồng, con, cháu hoặc ngưòi có công nuôi dưỡng mình
được quy định thế nào?
Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vọ chồng, con, cháu hoặc ngưòi có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vọ chồng, con, cháu hoặc ngưòi có công nuôi dưỡng mình1. Người nào đối xử tôi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thế ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường họp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thế xác, tỉnh thần;b) Đã bị xửphạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:a) Đổi với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;b) Đổi với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mac bệnh hiểm nghèo.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
6. Bình luận tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vọ chồng, con, cháu hoặc ngưòi có công nuôi dưỡng mình
Điều luật gồm 2 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình; khoản 2 quy định cảc trường họp phạm tội tăng nặng.
6.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội này là những người có mối quan hệ về hôn nhân hoặc gia đình đối với nạn nhân (trong phạm vi điều luật quy định) hoặc là người được nạn nhân nuôi dưỡng và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
Theo quy định của điều luật, chủ thể của tội này (trong trường hợp nhất định) còn đòi hỏi là người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi được liệt kê tại khoản 1 của điều luật và được bình luận trong phần tiếp theo về dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm.
6.2 Dấu hiệu hành vỉ khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội này được quy định có thể là:
+ Hành vi đối xử tồi tệ với nạn nhân: Đây là hành vi đối xử với nạn nhân xấu hơn nhiều so với điều kiện có thể về các mặt sinh hoạt hàng ngày, như cho ăn đói, mặc rách, bắt làm việc nặng nhọc quá sức…
+ Hành vi bạo lực xâm phạm thân thể nạn nhân: Đây là hành vi sử dụng bạo lực xâm phạm thân thể nạn nhân như đánh, trói V.V.. nạn nhân.
Đối tượng xâm hại của các hành vi nêu trên hay nạn nhân của tội phạm này được quy định là:
+ Ông bà: Có thể là ông bà nội, ông bà ngoại;
+ Cha mẹ: Có thể là cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ chồng, cha mẹ vợ;
+ Vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình;
+ Cháu: Có thể là cháu nội, cháu ngoại.
+ Người có công nuôi dưỡng mình: Là người đã hoặc đang nuôi dưỡng người có hành vi xâm hại mà không phải là người có quan hệ gia đình nêu trên.
– Dấu hiệu phân biệt giữa hành vi đối xử tồi tệ hoặc hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mĩnh bị coi là tội phạm với hành vi đối xử tồi tệ hoặc có hành vỉ bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mĩnh chỉ bị coi là vỉ phạm
Hành vi đối xử tồi tệ hoặc hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình cấu thành tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình khi thỏa mãn một trong hai dấu hiệu sau:
+ Thứ nhất, thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần: Đây là trường hợp do thực hiện thường xuyên hành vi đối xử tồi tệ hoặc hành vi bạo lực xâm phạm thân thể nạn nhân nên chủ thể làm cho nạn nhân luôn bị giày vò về tình cảm, đau khổ về tinh thần, đau đớn về thể xác và phàn nào bị tổn hại đến sức khoẻ.
+ Thứ hai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình mà còn vi phạm.
Neu hành vi đối xử tồi tệ hoặc hành vi bạo lực xâm phạm thân thể không thuộc trường họp thứ nhất, thì hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi chủ thể đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Khi đó, “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” được coi là một dấu hiệu của chủ thể của tội phạm.
6.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Chủ thể biết mối quan hệ giữa mình với nạn nhân (như điều luật quy định) khi thực hiện hành vi đối xử tồi tệ hoặc hành vi bạo lực xâm phạm thân thể.
6.4 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– (Phạm tội) Đổi với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu: Đây là trường hợp phạm tội mà nạn nhân thuộc đối tượng cần được quan tâm và bảo vệ đặc biệt. Trong trường hợp nạn nhân là phụ nữ có thai, điều luật đòi hỏi chủ thể biết việc này.
– (Phạm tội) Đổi với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mẳc bệnh hiểm nghèo: Đây là trường hợp phạm tội mà nạn nhân cũng thuộc đối tượng cần được quan tâm và bảo vệ đặc biệt. Trong đó, “Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dan đến không thế tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày “Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày”;(54/) Người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị như ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group