Vì vậy, việc khai thác, sử dụng chúng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đôi với những người không có điều kiện nghiên cứu, hiểu biết sâu về pháp luật. Để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận và thực hiện, một trong những hoạt động quan trọng cần phải tiến hành là hệ thống hóa pháp luật. Hệ thống hoá pháp luật là hoạt động tập hợp, sắp xếp các quy định pháp luật hoặc các nguồn pháp luật mà chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật theo những trật tự nhất định, nói cách khác, là từ hệ thống quy phạm pháp luật, hệ thống các nguồn pháp luật, người ta tiến hành tập hợp, sắp xếp thành những hệ thống nhỏ hơn phục vụ cho mục đích nghiên cứu, sử dụng, áp dụng của các tổ chức và cá nhân trong xã hội.
Hệ thống hoá pháp luật không chỉ là tập hợp, sắp xếp các quy định pháp luật tản mạn thành một tập hợp thống nhất, có bố cục chặt chẽ mà còn phát hiện ra những khiếm khuyết, hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành để có những giải pháp cần thiết. Do vậy, hệ thống hóa pháp luật là hoạt động góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật, hệ thống các nguồn pháp luật, nhất là việc tạo ra các văn bản luật, làm cho hệ thống pháp luật trở nên hoàn chỉnh, thống nhất hơn, trong đó vai trò của các văn bản luật ngày càng quan trọng đoi với sự điều chỉnh các quan hệ xã hội, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, những “lỗ hổng” trong hệ thống quy phạm pháp luật, từng bước làm cho nội dung của pháp luật đáp ứng được những đòi hỏi của đời sống xã hội và có hiệu quả cao hơn.
Công tác hệ thống hoá pháp luật còn có vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện và áp dụng pháp luật. Nó giúp các chủ thể thực hiện và áp dụng pháp luật dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn quy phạm pháp luật cần thiết, đồng thời chủ thể cũng dễ dàng nhận thức và thực hiện chúng một cách đúng đắn, chính xác hơn. Bởi như trên đã nói số lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành rất nhiều, hàng năm lại liên tục có sự bổ sung, thay đổi hoặc hủy bỏ, do vậy, việc tập hợp, sắp xếp các quy định pháp luật theo một trật tự nhất định về một lĩnh vực hoặc theo một chủ đề nào đó sẽ tiện lợi cho việc tra cứu, tìm hiểu sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, hoạt động hệ thống hoá pháp luật còn tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục pháp luật tốt hơn.
Hệ thống hoá pháp luật được thực hiện dưới hai hình thức là pháp điển hoá vă tập hợp hoá.
Pháp điển hoá là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm tập hợp các quy định, các nguồn pháp luật hiện hành, có thể chỉnh sửa, loại bỏ hoặc bổ sung thêm các quy định cần thiết và sắp xếp chúng lại trong một chỉnh thể thống nhất, khoa học theo lĩnh vực hoặc theo chủ đề để tạo thành một văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc bộ pháp điển.
Pháp điển hóa được tiến hành theo hai cách cơ bản là pháp điển hoá về nội dung và pháp điển hoá về hình thức.
– Pháp điển hoá về nội dung (substantive codification) là việc tập hợp các quy định pháp luật hiện hành, có thể sửa đổi hoặc loại bỏ các quy định không phù hợp, bổ sung thêm những quy định mới nhằm tạo ra một văn bản quy phạm pháp luật mới (bộ luật) để đáp ứng sự điều chỉnh pháp luật đối với các quạn hệ xã hội.
– Pháp điển hoá về hình thức (íormal codiíĩcation) là tập hợp, sắp xếp các quy định pháp luật, các nguồn pháp luật đang có hiệu lực pháp luật thành các bộ pháp điển theo từng chủ đề, có thể có những sửa đổi, điều chỉnh cần thiết (chủ yếu về mặt kĩ thuật) nhằm làm cho các quy định này hoàn chỉnh, phù hợp với nhau hơn, nhưng vẫn bảo đảm nội dung, trật tự pháp lí của các quy định đó. Hay nói cách khác, pháp điển hoá về hình thức không nhằm tạo ra các bộ luật đồ sộ mà là việc sắp xếp các quy định pháp luật, các nguồn pháp luật theo các chủ đề phục vụ công tác tra cứu, tiện lợi cho việc nhận thức và thực hiện chúng. Bộ pháp điển chỉ chứa những quy định pháp luật còn hiệu lực pháp luật tại thời điểm đó.
Quá trình pháp điển hóa, đặc biệt là việc pháp điển hoá pháp luật về nội dung đòi hỏi phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, phải tiến hành phù họp vói các yêu cầu của kĩ thuật lập pháp, bảo đảm tính khoa học và tính khách quan cũng như các nguyên tắc của hoạt động xây dựng pháp luật. Hoạt động pháp điển hóa phải được tiến hành thường Xuyên để cập nhật, bổ sung những quy định pháp luật mới, những quy định pháp luật đã bị sửa đổi, đồng thời loại bỏ kịp thời những quy định pháp luật không còn hiệu lực pháp luật.
Tập hợp hoá pháp luật là hình thức thu thập và sắp xếp các quy định pháp luật hoặc các nguồn pháp luật theo những trật tự nhất định như theo chuyên đề, theo ngành quản lí, theo cơ quan ban hành, tên gọi, thời gian ban hành văn bản… thành các tập luật lệ đáp ứng yêu cầu của các chủ thể tập hợp và chủ thể sử dụng.
Việc tập hợp hoá pháp luật có thể được tiến hành bởi bất kì một cá nhân hay một tổ chức nào. Quá trình tập hợp hoá pháp luật không được làm thay đổi nội dung, hiệu lực của các quy định pháp luật, các nguồn pháp luật được tập hợp. Các quy định pháp luật, các chương, các mục hoặc toàn bộ nguồn pháp luật được giữ nguyên như bản gốc kể cả tên chương, số thứ tự cũng như cách trình bày…, không được sửa đổi, không được bổ sung các quy định pháp luật mới (không thay đổi nội dung và cả cấu trúc hình thức… của nguồn pháp luật gốc). Tự bản thân tập luật lệ được hệ thống hoá không có hiệu lực pháp luật, do vậy, tập luật lệ không được coi là căn cứ pháp lí để viện dẫn khi áp dụng pháp luật.
Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập trên internet)