1. Lịch sử hình thành hiệp hội

Quyền lập hội ở nước ta được quy định rất sớm bởi Luật số 102-SL/L-004 ngày 20.5.1957 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ.

Các thành viên của hiệp hội liên kết lại với nhau vì có cùng một lợi ích chung và nhằm tạo ra sức mạnh chung trong hoạt động của mình. Trong hoạt động các tổ chức thành viên của hiệp hội cùng nhau thoả thuận về những vấn đề có liên quan cần có sự phối hợp, hỗ trợ nhau mà vẫn giữ tính độc lập và tư cách pháp nhân của tổ chức mình. Cơ cấu hiệp hội thường chặt chẽ, nó được xây dựng trên cơ sở các cam kết mang tính pháp lí cao giữa các thành viên và được tuân thủ một cách chặt chẽ. Các vấn đả chung thường được thảo luận, bàn bạc một cách dân chủ và bình đẳng giữa các thành viên của hiệp hội. Ví dụ: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là tổ chức quốc tế liên chính phủ có tính chất khụ vực, được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng Cốc ngày 08.08.1967 của Hội nghị Bộ trưởng ngoại gÌền 5 nước: Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Philippin, Inđônêxia tại Băng Kôc, với mục đích hợp tác giữa các nước Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, tự do, thịnh vượng và trung lập. Hiệp hội luật nữ dân chủ quốc tế (IADL) là tổ chức quốc tế của các luật gia dân chủ các nước trên thế giới, được thành lập vào tháng 10.1946 tại Pari. Thành viên gồm 64 phân ban quốc gia tại các nước, ngoài ra còn có 24 nhóm làm việc và hộp thư trao đổi thông tin ở các nước khác. Mục đích của Hiệp hội luật gia dân chủ quốc tế là tạo điều kiện thuận tiện cho các cuộc tiếp xúc và trao đổi quan điểm giữa các luật gia, giữa các hội luật gia của các nước, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, động viên việc nghiên cứu và áp dụng nền dân chủ nhằm duy trì nền hoà bình lâu dài và hợp tác giữa các dân tộc; thiết lập, bảo vệ và phát triển quyền tự do dân chủ.

 

2. Các hội được thành lập theo dấu hiệu riêng

Các tổ chức xã hội loại này rất đa dạng, phong phú, có số lượng nhiều nhất so với các loại tổ chức xã hội khác. Có thể nói quyền tự do lập hội của công dân được thể hiện rất rõ nét trong việc thành lập ra các tổ chức xã hội loại này. Hội có rất nhiều tên gọi khác nhau như: hiệp hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, câu lạc bộ… gắn với dấu hiệu đặc điểm riêng, các dấu hiệu riêng này thường là tiêu chí để tập hợp thành viên hình thành tổ chức. Tên của hội do các thành viên thống nhất quyết định, được ghi nhận trong điều lệ của hội và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhân thông qua việc cấp phép thành lập hội. Các hội được thành lập theo dấu hiệu riêng rất đa dạng.

Ví dụ: Hội những người yêu thể thao, hội người khuyết tật, Câu lạc bộ những người yêu thơ….

3. Điều kiện thành lập hội ở Việt Nam.

Để được thành lập hội ở Việt Nam cần phải đáp những nhu cầu sau đây :

+Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

+Có điều lệ;

+ Có trụ sở;

+Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:

+Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội.

Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

 

Trình tự, thủ tục thành lập hội như sau :

– Bước 1: Những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội gửi hồ sơ xin thành lập hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Nội Vụ, UBND tỉnh hoặc UBND huyện tùy phạm vi hoạt động).

Hồ sơ xin phép thành lập hội gồm:

+ Đơn xin phép thành lập hội.

+ Dự thảo điều lệ.

+ Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

+ Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.

+ Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.

+ Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập hội và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).

– Bước 3: Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Hồ sơ xin phép tổ chức hội thảo

Hồ sơ bao gồm:

_ Đơn xin phép tổ chức Hội nghị, ghi rõ:

– Mục đích của hội thảo, hội nghị

– Chủ đề Hội nghị, Hội thảo.

– Thời gian, địa điểm tổ chức khảo sát ( nếu có).

– Người chủ trì: Họ tên, chức vụ.

– Người thuyết trình: Họ tên, chức vụ.

– Thành phần, đối tượng tham dự : số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu Việt Nam và đại biểu nước ngoài.

– Nguồn kinh phí

– Ý kiến của cơ quan liên quan ( nếu có)

+ Bài phát biểu trong buổi hội thảo.

+ Các giấy tờ công bố chất lượng sản phẩm sẽ được giới thiệu trong buổi hội thảo ( nếu có)

+Kế hoạch, chương trình, mục tiêu( mục đích, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, chương trình biểu diễn : ca sỹ, tác phẩm, tác giả, dự kiến ngày phúc khảo,…)

+ Giaasy ủy quyền của khách hàng cho công ty tổ chức

+ Hợp đông thuê địa điểm

+ Giấy công bố tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa sản phẩm( tùy sản phẩm )

+ Giay phép kinh doanh dăng ký kinh doanh của khách và công ty tổ chức

+ Nếu là đơn vị tổ chức sự kiện được ủy quyền đứng ra tổ chức Hội nghị, Hội thảo phải có giấy ủy quyền.

+ Giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty, Đơn vị.

+ Ngoại trừ hội thảo du học, một số chương trình cần cung cấp thêm nội dung chương trình tổ chức và danh sách khách mời.

5. Thủ tục lập hội cấp huyện

Cơ quan Công bố/Công khai :UBND tỉnh

Mã thủ tục

Cấp thực hện : Cấp Huyện

Loại thủ tục hành chính: TTHC không được luật giao cho địa phương quy định hoặc quy định chi tiết

Lĩnh vực :

Trình tự thực hiện :

– Bước 1: Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã gửi hồ sơ xin thành lập hội đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ).

– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.

– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ hợp pháp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập hội và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).

– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định cho phép thành lập hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Cách thức thuejc hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.

Thành phần hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị thành lập hội (theo mẫu);

– Dự thảo điều lệ hội (theo mẫu);

– Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

– Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban vận động thành lập hội;

– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở hội;

– Bản kê khai tài chính, tài sản (nếu có).

Số bộ hồ sơ :

01 bộ

Mẫu đơn, tờ khai : TT 03 ve Hoi.pdf

Phí và lệ phí : Tùy theo nghị quyết của UBND tỉnh

Thời hạn giải quyết :

30 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.

Đối tượng thực hiện:

Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã.

Cơ quan thực hiện :

Phòng Nội Vụ

Kết quả thực hiện :

Quyết định cho phép thành lập hội.

 

a) Căn cứ tình hình thực tế địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã.

b) Điều kiện thành lập hội:

– Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật, không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ;

– Có điều lệ;

– Có trụ sở;

– Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội.

c) Phải có ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.

d) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, ban vận động thành lập hội phải tổ chức đại hội.

đ) Nếu qua thời hạn trên ban vận động thành lập hội không tổ chức đại hội, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tổ chức đại hội, ban vận động thành lập hội có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày, nếu quá thời gian được gia hạn mà ban vận động thành lập hội không tổ chức đại hội thì quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực. Nếu có nhu cầu tiếp tục thành lập hội, ban vận động thành lập hội phải xin phép thành lập lại hội, trình tự thủ tục như mới bắt đầu.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)