1. Hiệu lực của di chúc do người nước ngoài lập tại Việt Nam?

Kính gửi công ty Luật LVN Group, Chồng tôi là người Hà Lan, có giấy đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Hai vợ chồng tôi có tài khoản riêng tại ngân hàng và vẫn làm giấy tờ uỷ quyền cho nhau sử dụng tài khoản của nhau. Tuy nhiên, chồng tôi hay phải đi công tác nên sợ có rủi ro và muốn lập 1 di chúc, nếu chẳng may mất đi thì tôi có toàn quyền sử dụng tài khoản của anh ấy. Anh/ Chị cho biết ở Việt Nam có làm dịch vụ này không, nếu có thì phí bao nhiêu và phải chuẩn bị những giấy tờ gì?

Xin cảm ơn công ty Luật LVN Group.

Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến, gọi:1900.0191

uật sư tư vấn:

Theo quy định củaBộ luật dân sự năm 2015, thì thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc .

Đối với việc thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoàiĐiều 681 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 681. Di chúc

1. Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.

2. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:

a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.”

Như vậy, để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc, Việt Nam áp dụng pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân. Pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để xác định năng lực chủ thể khi công dân Việt Nam lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc, định đoạt di sản thừa kế, bất kể di sản thừa kế là động sản hay bất động sản. Pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng đối với việc xác định năng lực chủ thể khi công dân nước ngoài lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc định đoạt di sản thừa kế, kể cả khi hành vi này được thực hiện tại Việt Nam.

Để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức di chúc, Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật của nước nơi lập di chúc. Nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài phải tuân theo những quy định của pháp luật nước ngoài về hình thức di chúc; nếu công dân nước ngoài lập di chúc ở Việt Nam thì bắt buộc phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc

Từ những phân tích ở trên kết hợp với thông tin bạn cung cấp thì có thể thấy, do chồng bạn là người nước ngoài cho nên nếu chồng bạn tiến hành lập di chúc ở Việt Nam, sẽ phải áp dụng pháp luật của Việt Nam về hìn thức di chúc.Về hình thức Di chúc Điều 627Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

* Nếu Di chúc được lập thành văn bản thì gồm có các nội dung sau: (Điều 631 BLDS)
– Ngày, tháng, năm lập Di chúc;
– Họ, tên và nơi cư trú của người lập Di chúc;
– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
– Di sản để lại và nơi có di sản;
– Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu Di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập Di chúc.
* Nếu Di chúc bằng miệng, người viết Di chúc không thể tự mình viết bản Di chúc: Phải có 02 người làm chứng, riêng những đối tượng sau không được làm chứng:
– Người thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật của người lập Di chúc;
– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung Di chúc;
– Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự
Như vậy, có thể thấy rằng ở Việt Nam có giải quyết các vụ việc về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Đồng thời, trong trường hợp của bạn thì theo thông tin bạn cung cấp nếu chồng của bạn lập di chúc ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc và chồng bạn sẽ thuộc trường hợp lập di chúc bằng văn bản vì chồng bạn vẫn đang khỏe mạnh nên không thuộc trường hợp phải lập di chúc bằng miệng.
Theo như ý kiến chúng tôi tư vấn thì chồng của bạn nên chọn hình thức lập di chúc theo khoản 3 Điều 628 Bộ luật dân sự năm 2015 là “ Di chúc bằng văn bản có công chứng” vì bản di chúc đã được công chứng khi làm thủ tục về thừa kế sẽ mặc nhiên là hợp pháp về mặt chủ thể, hình thức và nội dung của di chúc vì tổ chức hành nghề công chứng nhân danh nhà nước để xác thực giá trị pháp lý của bản di chúc.Nếu bản di chúc không có công chứng thì việc tiến hành các thủ tục về thừa kế sau này sẽ rất khó khăn vì những người yêu cầu làm thủ tục thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng phải chứng minh được bản di chúc đó là của người để lại di sản thừa kế lập một cách hợp pháp, chữ ký là đúng chữ ký của người để lại di sản. Điều này rất khó xác minh khi người để lại di sản đã chết,tuy nhiên khi lập di chúc có công chứng thì Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc theo khoản 1 Điều 56 Luật công chứng số 53/2014/QH13 của Quốc hội. Đối với việc lập di chúc bằng văn bản có công chứng thì bạn có thể xem thêm thủ tục lập di chúc tại Điều 636 Bộ luật dân sự năm 2015.

– Về chi phí,nếu như chồng của bạn tiến hành lập di chúc bằng văn bản có công chứng thì sẽ phải nộp phí công chứng theo quy định theo Thông tư 257/2016//TT-BTC Phí công chức thực thẩm định hành nghề công chứng.

3. Sửa đổi Mục 3,6, 7 khoản 3 Điều 4 như sau:

Số TT

Loại việc

Mức thu

( đồng/trường hợp )

3

Công chứng hợp đồng ủy quyền

50.000

6

Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

25.000

7

Công chứng di chúc

50.000

– Vậy nếu làm thủ tục công chứng di chúc mức phí sẽ là 50.000 đồng/trường hợp.

– Về giấy tờ khi chồng của bạn lập di chúc có công chúc thì văn phòng sẽ giới thiệu cụ thể những loại giấy tờ cần thiết và thủ tục,tuy nhiến chúng tôi xin giới thiệu sơ qua về một số giấy tờ cần có cơ bản như sau:

STT

TÊN GIẤY TỜ

SỐ LƯỢNG

QUY CÁCH

1

CMND + Hộ Khẩu của người để lại di chúc.

01

Bản chính + photo

2

CMND + Hộ Khẩu của người nhận di sản.

01

Bản chính + photo

3

Một trong các giấy tờ về tài sản của người để lại di chúc như:
– GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
– GCN quyền sử dụng đất;
– GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Sổ tiết kiệm;
– Cổ phiếu,
– Đăng ký xe ô tô,
– Xe mô tô và các giấy tờ có giá, các tài sản khác;

01

Bản chính + photo

4

Các giấy tờ về hộ tịch:
– Đăng ký kết hôn,
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

01

Bản chính + photo

5

Nội dung định đoạt tài sản của người để lại di chúc.

01

6

Giấy khám sức khỏe tại BV thể hiện tình trạng sức khỏe của người để lại di chúc.

01

Bản chính

Vậy, khi chồng bạn lập di chúc tại Việt Nam sẽ bắt buộc phải tuân theo pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc thì mới có hiệu lực pháp lý và di chúc mới được coi là hợp pháp.

2. Chết không có di chúc có bán nhà được không?

Luật LVN Group giải đáp các thắc mắc về việc phân chia di sản theo pháp luật và các vấn đề liên quan:

Luật sư phân tích:

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại……

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động…..

Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Thưa Luật sư của LVN Group, Nhà tôi có 6 anh chị em, trước kia ba mẹ tôi còn sống, ba tôi đứng tên sổ quyền sử dụng đất, sau khi ba tôi chết đã chuyển giao lại quyền sử dụng đất cho anh cả của tôi, anh cả của tôi đã lâp gia đình và có 2 đứa con, và nay nếu anh của tôi không muốn chia đất cho 5 người còn lại thì xin hỏi Luật sư của LVN Group tôi phải làm như thế nào và anh tôi có quyền không chia đất cho 5 anh em tôi không

=> Tại thời điểm cha bạn mất không để lại di chúc thì theo quy định pháp luật quyền sử dụng đất sẽ được chia cho 6 người. Nhưng nếu tại thời điểm anh bạn làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bạn và những người anh em còn lại có làm giấy cam kết về việc không nhận di sản thừa kế thì anh bạn có toàn quyền sử dụng với mảnh đất này. Nếu anh bạn lkhoong có giấy tờ chứng minh về việc những người kia từ chối nhận di sản thì 5 anh em bạn vẫn có thể yêu cầu chia di sản thừa kế.

Thưa Luật sư của LVN Group, gia đình tôi có 8 anh em cha mẹ đã chết , bây giờ 7 anh em muốn để lại căn nhà của cha mẹ cho một người nhưng với điều kiện là căn nhà đó không được sang nhượng mua bán có được không?

=> Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội quy định:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất….”

Thì bây giờ 7 anh em có quyền để lại căn nhà cho 1 người hưởng nhưng sau khi người này được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì người đó có toàn quyền mua, bán, chuyển nhượng với căn nhà này. Không thểm làm cam kết không sang nhượng được.

Thưa Luật sư của LVN Group, Trước đây cậu của tôi có vợ và sống cùng với bà của tôi,nhưng kinh tế khó khăn cậu tôi đi làm ăn xa và có vợ khác,còn người vợ trước thì về với mẹ ruột của để sống.Nhưng hiện nay cậu của tôi đã chết,người vợ trước về dành đất trước kia ,mà đất trước kia là của bà tôi.Vậy xin Luật sư của LVN Group cho ý kiến về trường hợp này

=> Hiện nay nếu mảnh đất vẫn mang tên bà của bạn thì người vợ đó không có quyền sử dụng mảnh đất này. Còn nếu bà bạnđã snag tên mảnh đất này cho cậu bạn trong thời kì hôn nhân và không có bằng chứng chứng minh là tài sản tặng cho riêng cậu bạn thì người vợ đó vẫn có quyền đòi.

Nếu hiện nay bà bạn đã mất không để lại di chúc thì đó là tài sản riêng của cậu bạn.

Thưa Luật sư của LVN Group, cha mẹ minh chết cách đây đã hơn 10 năm và có để lại mảnh đất có cất nhà thờ tổ tiên và có 2 anh em cất nhà ở 4 người còn lại có chồng và theo chồng nhưng bây giờ về đòi chia lai mãnh đất này nhưng mình không đồng ý ký tên và cũng không ngăn cản các anh chị em còn lại cất nhà trên mãnh đất này vì mình cho đây là đất hương quả cha mẹ để lại như vậy có vi phạm pháp luật hay không?

=> Pháp luật không quy định về đất hương hỏa hay đất xây nhà mà chỉ quy định về đất nông nghiệp hay phi nông nghiệp. Lúc này khi những người thừa kế không thống nhất được về việc chia mảnh đất thì khi khởi kiện Tòa án sẽ sách định giá trị tài sản của mảnh đất để chia cho mọi người.

Thưa Luật sư của LVN Group, Cha mẹ tôi chết không để đi chúc phân chia tài sản, anh em chúng tôi đến phòng công chứng, làm phân chia di sản tài sản cho tôi,Này anh rể và các chị dâu của tôi xúi chồng vợ kiện lấy lại. mặc dù tất cả đã có riêng tự ,Những người trên cho rằng lúc đó cho bây giờ không chờ nữa.Tại UBND Xã hợp hòa giải, cuộc họp cho rằng giấy tờ trên đã có hiệu lực tức thời và còn hiệu lực, vậy giấy tờ trên bao lâu hết hiệu lực, số người trên Cán bộ,Đảng viên và giàu có.Vậy họ có quyền đòi lại được không.( tôi được chính quyền địa phương bảo vệ theo luật pháp và bà con tộc họ bảo vệ)

=> Nếu tại thời điểm trước đây đã có cam kết và thỏa thuận phân chia di sản thì giấy tờ nầy có hiệu lực mãi mãi.

Thưa Luật sư của LVN Group, Gia đình nhà tôi có 1 mảnh đất ở quê. Đất hiện vẫn đứng tên sổ đỏ là ông nội tôi, chưa sang tên cho ai. Nhưng ông tôi đã mất dc 5 năm rồi. Đất vẫn để xây một ngôi nhà thờ họ vẫn còn đất nhà ở cùng vườn. Bà nội tôi đã mất trước ông nội tôi. Ông nội có 4 người con, 2 người con đã chết trước ông. Giờ chỉ còn 2 người con là bố tôi và cô tôi. Bố tôi có ý định bán mảnh vườn trong mảnh đất đứng tên ông. Xin hỏi Luật sư của LVN Group thủ tục chuyển nhượng đất sang cho bố tôi và bán đất thuộc sở hữu bố tôi sau đó như thế nào?

=> Lúc này cô bạn và những người thừa kế thế vị của 2 người con còn lại phải làm giấy cam kết về việc không nhận di sản là mảnh đất này hoặc Giấy thỏa thuận cho bố bạn hưởng toàn bộ di sản là mảnh đất. Khi đó bố bạn đi làm thủ tcuj xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như bình thường và sau khi được Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bố bạn có toàn quyền sử dụng với mảnh đấy này.

3. Điều kiện có hiệu lực của di chúc bằng văn bản?

Xin chào Luật sư của LVN Group, Luật sự vui lòng cho em hỏi. Gia đình em Ông nội có 2 bà vợ Bà Thứ nhất sinh được 3 người con trai Bà Thứ 2 Được 3 trái 5 gái. Khi bố em mất đi được 4 năm thì Ông nội em mất. tất cả các con đã ra ở riêng hết chỉ còn mình em là cháu Nội cũng ra ở riêng lâu rồi không có đất của ông bà này bà. Nay bà nôi em cho em một mảnh đất để em xây nhà. Khi ông nội em mất không để lại di chúc. Bà nội nói bà cho chứ chưa phải là Thừa kế. Vì bố em là con Trưởng của bà. giờ bà nói cho em một mảnh sau này thừa kế tính sau. Thì Luật sư của LVN Group cho em hỏi em phải làm Thủ tục như thế nào để làm được sổ đỏ?
Em Cảm Ơn!

Luật sư phân tích:

=> Theo quy định tại Điều 675 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;……

Như vậy, trong trường hợp này, ông nội bạn mất mà không để lại di chúc thì những di sản của ông sẽ được giải quyết theo thừa kế theo pháp luật. và Điều 651 Bộ luật này quy định hướng giải quyết như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;….

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau…..

Như vậy, nếu mảnh đất này là tài sản chung cuả ông bà bạn, thì sau khi ông bạn mất bà bạn trở thành người quản lý di sản. Nếu bà bạn quản lý phần tài sản này từ 30 năm trở lên thì bà bạn được công nhận là người có quyền sử dụng hợp pháp với toàn bộ diện tích này. Còn nếu như chưa đến thời hạn như trên, bà bạn không có quyền chia toàn bộ khối tài sản này, mà chỉ được lập 01 hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất sang cho bạn đối với phần diện tích mà bà bạn có quyền sử dụng (1 nửa mảnh đất).

Kính thưa Luật sư của LVN Group, Tôi xin hỏi: 1- Tôi muốn lập di chúc cho cháu ruột tôi , cho nó một căn nhà nhưng với điều kiện nó vẫn phải để cho em ruột tôi cũng là cô ruột của nó ở cho đến khi mất mới được lấy căn nhà đó , điều kiện này có được ghi vào di chúc và xem là hợp pháp không ạ? 2- Và như thế nó chỉ được quyền sang tên cho nó khi bà cô này mất ? có được không ạ? 3- Tôi muốn cho một căn nhà cho em tôi , nhưng chỉ chứng thực tại UBND quận thôi( không phải ở phường vì tôi không muốn ai biết vì phường có nhiều người quen với anh chị em gia đình tôi ) , vậy có làm được thủ tục chuyển nhượng tên sổ hồng không ạ? (là giấy CNQ SD đất và Nhà) Cảm ơn Luật sư của LVN Group Trân trọng TMHanh

=> Việc bạn đưa nội dung như trên vào di chúc là hoàn toàn hợp lệ. Bởi theo quy định của pháp luật dân sự, phải kể từ ngày bạn mất thì di chúc mới phát sinh hiệu lực. Vì vậy, kể cả việc bạn định đoạt cho cháu bạn có quyền hưởng quyền sở hữu căn nhà trên trong di chúc, nhưng bạn còn sống thì di chúc này vẫn chưa phát sinh hiệu lực, người này vẫn chưa được phép chuyển đổi quyền sở hữu sang cho chính họ.

Theo quy định của pháp luật, để hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực thì hợp đồng này phải được công chứng, chứng thực tại tổ chức công chứng có thẩm quyền. Theo đó, bạn có thể đến Phòng công chứng cấp huyện để công chứng cho hợp đồng này mà không cần phải thông qua xác nhận tại UBND cấp xã. Sau đó, bạn mang hợp đồng đã được công chứng này đến Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận để thực hiện thủ tục sang tên, chuyển nhượng.

Kính gửi Công ty Luật LVN Group, Tôi tên là Nguyễn Diệu Linh, tôi rất tin tưởng và hy vọng nhận được sự hướng dẫn, tư vấn của Công ty Luật LVN Group cho vấn đề mà tôi sẽ trình bày sau đây: Bà Nội tôi có một mảnh đất (đứng tên 1 mình bà) và muốn để lại cho tôi thừa kế. Ông nội tôi mất đã lâu (ông không để lại di chúc) và bà tôi thì đang chuẩn bị làm di chúc, nhưng bà không muốn đưa mảnh đất (mà bà định cho tôi) vào di chúc, bà muốn sang tên thẳng cho tôi trước để mảnh đất đó hoàn toàn là của tôi sau đó mới làm di chúc (như vậy mảnh đất sẽ không liên quan gì đến di chúc nữa). Do tôi chưa từng được nhận bất kì tài sản nào (đất đai, đồ đạc,…) dưới dạng thừa kế nên cũng chưa được rõ về quy trình, thủ tục, các loại giấy tờ cần thiết và các khoản thuế, phí cần nộp để hoàn thành thủ tục thừa kế mảnh đất này (với nguyện vọng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới sẽ đứng tên tôi). Tôi rất mong muốn nhận được sự hướng dẫn cụ thể và đầy đủ của Công ty Luật LVN Group trong thời gian sớm nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Kính chúc Công ty Luật LVN Group ngày càng thành công và phát triển! Kính thư, Linh, Nguyễn Diệu Linh

=> Nếu mảnh đất này được pháp luật thừa nhận quyền sử dụng chỉ có mình bà bạn thì bà bạn hoàn toàn có quyền lập hợp đồng tăng cho hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất này sang cho bạn mà không cần sự đồng ý của những người khác trong gia đình.

Theo đó, bà bạn lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, trong đó thể hiện rõ nội dung về thửa đất mà bà bạn tặng cho bạn. Và hợp đồng chuyển nhượng này phải được công chứng tại Văn phòng hoặc phòng công chứng nơi có đất. Sau khi công chứng hợp đồng này, bạn đến Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện để thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau khi có yêu cầu nộp các khoản phí, lệ phí để được cấp sổ đỏ thì bạn phải đóng khoản lệ phí trước bạ được tính bằng 0,5% giá đất theo quy định của UBND tỉnh đối với loại đất mà bạn sử dụng.

Thưa Luật sư, Ông bà nội tôi mất đã lâu,Ông bà có 6 người con,2 con trai đầu đã mất khi còn trẻ(không vợ con),còn lại 3 trai và một gái út.Trước khi mất,không để lại di chúc,QSDĐ đã được chuyển qua tên bác tôi(bây giờ thành con cả,có 2trai và 2 gái).Trên mảnh đất đó có xây dựng 1 nhà ba gian(trước kia là để ở,bây giờ là để thờ).Vài tháng trước,con trai thứ 2 của Bác tôi có xây một ngôi nhà riêng trên phần đất còn lại.Mặc dầu ba mẹ tôi,bác và cô chú tôi không tranh chấp hay kiện tụng gì,chỉ muốn giữ lại phần đất nhà thờ cũ để thờ cúng ông bà,tổ tiên nhưng con trai thứ 2 của bác tôi(người mới xây nhà riêng)không chịu giao ra sổ đỏ để làm thủ tục tách sổ.Vậy nhờ Luật sư tư vấn giúp trong trường hợp này,ba tôi và cô chú tôi có thể làm những gì để giữ lại phần đất trên? Chân thành cảm ơn!

=> Đối với trường hợp này, để thực hiện được thủ tục tách thửa để lấy một phần đất làm thờ cúng thì phải có sự đồng ý của bác bạn. Bởi, sau khi ông bà mất, bác của bạn đã được chuyển quyền sử dụng mảnh đất này sang cho mình, vì vậy, bác bạn được pháp luật thừa nhận quyền sử dụng đối với toàn bộ diện tích trên sổ đỏ này. Nếu bác của bạn không đồng ý để giành một phần đất thờ cúng thì bạn không có quyền khởi kiện để đòi quyền sử dụng đối với phần đất này (vì ông bạn không để lại di chúc xác định để một phần đất để thờ cúng).

Trân trọng ./.

4. Quyền thừa kế đối với ngôi nhà khi không viết di chúc?

Thưa Luật sư của LVN Group, Ông nội tôi mất cách đây 5 năm (bà nội mất trước ông chục năm), lúc chết không để lại di chúc. Ông có 5 người con trong đó chỉ mình bố tôi là con trai. Các bác các cô anh chị em của bố tôi đã không nhận phần tài sản thừa kế là ngôi nhà mà gia đình tôi đang ở và đã phụng dưỡng ông suốt 25 năm qua. Họ đã tự nguyện nhường lại cho bố tôi hết và có viết 1 giấy viết tay nhường lại cho bố tôi.

Tuy nhiên cho đến hiện tại tôi cũng không rõ là giấy đấy đã được đưa đi chứng thực cho hợp pháp hay chưa. Sau đó 1 thơì gian bố tôi có thuê Luật sư của LVN Group để sang tên sổ đỏ và 1 số giấy tờ liên quan đến ngôi nhà sang tên của 1 mình bố tôi mà không hề có tên mẹ tôi trong đó. Hiện nay bố tôi dang có ý định muốn bán ngôi nhà này để làm việc riêng nhưng mẹ tôi và em trai tôi không đồng ý Tôi muốn hỏi: trong trường hợp như trên thì mẹ tôi hoặc em trai tôi có quyền gì đối với ngôi nhà mà ông để lại hay không? Và phần thừa kế mà bố tôi nhận được có phải là tài sản chung của cả bố và mẹ tôi không hay chỉ là tài sản riêng của bố?

Tôi cám ơn rất nhiều!

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo như dữ liệu bạn cung cấp thì ông bạn mất và không để lại di chúc, các đồng sở hữu khác đã viết giấy phần tài sản của ông bạn sẽ giao toàn quyền cho bố bạn, theo đó bố bạn sẽ được thừa kế theo pháp luật và thuộc hàng thừa kế thứ nhất, theo quy định tại điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản riêng bao gồm tài sản trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, do đó tài sản này là tài sản riêng vì vậy bố bạn có toàn quyền định đoạt.

“Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.”

“Điều 6651. Người thừa kế theo pháp luật (Bộ luật dân sự năm 2015)

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;….”

“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luậtnày; tài sảnphục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

5. Thời hiệu yêu cầu hưởng thừa kế khi không có di chúc?

Xin chào Luật sư, tôi là T.Đ.D hiện đang cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Bố mẹ tôi có một căn nhà tại quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, bố tôi mất năm 1983 khi mất bố tôi không lập di chúc. Mẹ tôi mất năm 1985, trước khi lấy bố tôi mẹ tôi có một người con riêng sinh năm 1942, sau đó người con này ở cùng gia đình tôi. Con riêng của mẹ tôi tách khẩu với gia đình tôi trước khi mẹ tôi mất.
Hiện tại tôi muốn làm sổ đỏ của căn nhà mẹ tôi để lại thì con riêng của mệ tôi yêu cầu được chia phần một của căn nhà với lý do là thừa kế tài sản có đúng không,con riêng của mẹ tôi có được hưởng thừa kế của căn nhà tôi đang ở hiện tại không?
Mong Luật sư của LVN Group giải đáp.

Luật sư tư vấn:

Bố mẹ của anh mất không để lại di chúc như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì căn nhà mà bố mẹ anh để lại sẽ được chia theo pháp luật.

Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Theo như Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định thì con riêng của mẹ anh và anh đềuc so quyền hưởng di sản mà mẹ anh để lại và số di sản được hưởng của mỗi người là bằng nhau trừ trường hợp được quy định tại Điều 621 Bộ Luật Dân sự năm 2015:

.1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

Mẹ của anh mất năm 1985, tính đến nay đã là 33 năm, hiện tại con riêng của mẹ anh yêu cầu phân chia căn nhà anh đang ở với lý do là được hưởng quyền thừa kế thì Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể tại Điều 623 như sau:

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Theo quy định này,thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Như vậy, kể từ thời điểm mở thừa kế (mẹ anh mất) đã quá với thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là căn nhà mà anh đang sử dụng. theo đó con riêng của mẹ anh đã mất quyền thừa hưởng di sản thừa kế cũng như kiện đòi lại di sản thừa kế.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: L[email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty luật LVN Group