2.Em đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 8/2016 – 2/2018, bắt đầu từ tháng 3 thì công ty cắt hợp đồng. Vậy cho e hỏi, e cần đóng bao nhiêu tháng nữa ở chỗ làm mới thì được nhận chế độ thai sản sau khi sinh con ạ ?

3. Nếu không xin được việc làm thì tôi có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởn chế độ thai sản hay không? 

Mong hồi đáp bên văn phòng Luật sư của LVN Group ạ. Em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty Luật LVN Group. Vướng mắc của ban, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Chuyên viên tư vấn:

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con, bạn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

1. Về thắc mắc của bạn, bạn muốn hỏi cách xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con như thế nào, chúng tôi xin trích dẫn điều luật hướng dẫn về thời gian 12 tháng trước khi sinh con như sau:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Áp luôn vào trường hợp của bạn, theo thông tin bạn cung cấp, thời điểm dự sinh của bạn là ngà 2 tháng 12 năm 2018. Như vậy, thời gian 12 thansg trước khi sinh con của bạn sẽ được tính từ tháng 12 năm 2017 cho đến tháng 11 năm 2018. 

2. Bạn phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu tháng nữa mới đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 2 năm 2018. Mà theo phân tích ở mục 1 thì thời gian 12 tháng của bạn được tính từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 11 năm 2018. Trong khoảng thời gian này, bạn phải đóng bảo hiểm xã hội được ít nhất là 6 tháng thì mới được hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Nhưng trên thực tế, bạn mới đóng bảo hiểm xã hội được có 3 tháng nên nếu cứ chấm dứt hợp đồng như vậy và bạn không được đóng bảo hiểm xã hội nữa thì khi sinh con, bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản. Để đủ thời gian tối thiểu là 6 tháng, bạn phải đóng bảo hiểm xã hội thêm được ít nhất là 3 tháng nữa. Tức là khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 11, bạn phải đóng được ít nhất là 3 tháng, tất nhiên, nếu bạn đóng được nhiều hơn thì càng tốt. 

3. bảo hiểm xã hội tự nguyện có chế độ thai sản hay không?

Rất tiếc, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ bao gồm các chế độ sau:

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

và không có chế độ thai sản nên bạn buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội thì mới có thể được hưởng chế độ thai sản.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group