1. Tư vấn tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Xin chào Luật sư của LVN Group! Em có một vấn đề cần được Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em. Em năm nay 27 tuổi. hiện công tác tại TP.HCM. và làm kế toán trưởng của một đơn vị hành chính sự nghiệp. Vào giữa tháng 11 năm 2015 do cần tiền quá nên em đã làm Uỷ Nhiệm Chi khống để rút tiền ngân hàng, em đã kí luôn chữ kí của sếp…. cứ như vậy em đã thực hiện 5 lần.. với số tiền lên tới 370 triệu đồng.
Qua tháng 12 năm 2015, em đã khắc phục là đã hoàn trả đủ lại số tiền nói trên và nhà trường không làm đơn khiếu nại. Hiện nay em đang bị phòng tài chính quận thanh tra. Nếu phát hiện ra liệu em có phải đi tù hay không. Và thời gian đi tù là bao lâu. Hiện nay em rất hoang mang lo sợ, kính xin Luật sư của LVN Group cho em câu trả lời sớm ?
Em xin chân thành cảm ơn !!!

>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Khoản 3 Điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Điều 2 Luật viên chức năm 2010 quy định:

“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đang làm kế toán trưởng trong đơn vị hành chính sự nghiệp, được tuyển dụng theo vị trí làm việc theo hợp đồng làm việc thì bạn là viên chức. Và bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản.

Để xác định được việc bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không thì cần phải căn cứ vào việc hành vi của bạn có cấu thành tội phạm hay không.

Thứ nhất, bạn là người nắm giữ chức vụ kế toán trưởng của đơn vị hành chính sự nghiệp có trách nhiệm và nhiệm vụ trong việc thực hiện công việc của đơn vị. Thứ hai, hành vi của bạn là lợi dụng vị trí của mình để giả mạo chữ ký của giám đốc tiến hành làm Ủy nhiệm chi khống để lấy tiền từ ngân hàng sử dụng. Thứ ba, bạn hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình làm có thể gây thiệt hại đến tài sản của đơn vị, là trái với quyền hạn, chức vụ của mình nhưng bạn vẫn thực hiện và thực hiện tới 5 lần. Thứ tư, bạn có động cơ, thực hiện hành vi này nhằm phục vụ lợi ích cá nhân, mặc dù chưa để lại hậu quả gì vì bạn đã tiến hành bù lại số tiền đã lấy Từ những căn cứ trên, hành vi của nhân viên này có dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Theo đó Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, với hành vi của bạn hoàn toàn có khả năng bị khép vào tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, với việc bạn đã hoàn lại đầy đủ số tiền 370 triệu thì mực hình phạt bạn phải chịu có thể rơi vào khoảng từ 5 năm đến 12 năm và chịu hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

2. Tư vấn về việc khởi kiện đòi lại tài sản?

Thưa Luật sư của LVN Group tôi có một thắc mắc như sau: Năm 2017 mẹ tôi có cho xã vay một số tiền là 10.500000đ với lãi suất là 5% trong vòng một năm. nhưng đến giờ mẹ tôi chưa nhận được đồng nào, mẹ tôi cũng đi kiện nhưng không được vì điều kiện nên mẹ tôi không nhắc đến nữa.
Mẹ tôi là một người dân bình thường chứ không phải người cho vay tiền vì thấy xã đang gặp khó khăn trong việc kéo đường điện về cho dân nên mới cho mượn tiền. khi mượn tiền thì xã tự viết khế. bây giờ tôi muốn hỏi chúng tôi đi kiện có lấy lại được số tiền đó không? với lãi suất như vạy thì mẹ tôi có phải là người cho vay nặng lãi không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: N.T.A

>> Luật sư tư vấn luật hình sự gọi:1900.0191

Trả lời:

Theo như nội dung thư yêu cầu, năm 2017 mẹ bạn có cho xã vay một số tiền là 10.500000đ với lãi suất là 5% trong vòng một năm. Do vậy, để xác định mẹ bạn có thuộc trường hợp cho vay nặng lãi hay không cần phải căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản. Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015, lãi suất trong hợp đồng vay được quy định như sau:

Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Đối chiếu với mức lãi suất quy định tại quyết định này thì trường hợp của mẹ bạn, mức lãi suất là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật vào thời điểm vay. Đồng thời, theo như nội dung thư, mẹ bạn là một người dân bình thường vì thấy xã đang gặp khó khăn trong việc kéo đường điện về cho dân nên mới cho mượn tiền. Do vậy, trường hợp của mẹ bạn không được xem là cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất” quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Về vấn đề có thể đòi lại được khoản tiền vay hay không: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, việc trả nợ vay của bên vay trong trường hợp của mẹ bạn được thực hiện như sau:

Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn
1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

Do đó, mẹ bạn có thể đòi lại khoản nợ này nhưng phải báo cho bên vay một thời gian hợp lý.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi với yêu cầu của bạn. Trân trọng./.

3. Tội cưỡng đoạt tài sản xử lý như thế nào ?

Kính gửi Luật sư công ty Luật LVN Group. Vào tầm tháng 7/2014 mẹ tôi bán hàng ngoài chợ, trong lúc bà ngủ ngoài chợ bị mất 1 cái làn trong đó có 1 cái túi có khoảng 13 triệu tiền bán hàng vs mấy cuốn sổ ghi nợ. Sau đó nhà tôi không báo chính quyền mà chỉ những người trong chợ biết. Đến tháng 9/2014 đối diện hàng mẹ tôi cũng bị mất 1 cái túi đựng tiền và đã bắt được người ăn trộm, lúc đó có người gọi cho mẹ tôi bảo bắt được người ăn trộm ngoài chợ ra mà đòi lại tiền, lúc đó mẹ tôi đang ăn cơm nên bảo lát nữa ra, ăn xong mẹ gọi tôi bảo tôi chở ra chợ và tôi chở bà ra chợ, thì thấy 1 bà đang bị bắt tại cửa hàng của bà mất túi.
Sau đó tôi có gọi anh tôi đang đi dự đám cưới về, anh ấy vào chợ và dọa bà ăn trộm là có lấy tiền mẹ tôi không bà ăn trộm bảo không, lúc ấy có cầm con dao giấu sau tay để dọa bà ăn trộm thì bà ấy bảo có. Anh tôi liền bảo đưa đủ số tiền 13 triệu vs 10 triệu của bà mất túi thì bà ăn trộm được thả không bị lên công an. 1 lúc sau bà ăn trộm bảo chở bà đi nơi khác thì bà ấy trả lại 10 triệu và anh tôi chở về nhà anh ấy gần chợ, bà ăn trộm liền gọi cho đồng bọn mang 10 triệu đến để được thả. Sau đó anh trai tôi đưa số tiền cho mẹ tôi và giao bà ăn trộm cho công an xã giải quyết. Sau đó khoảng 8 tháng sau công an huyện có giấy mời anh trai tôi lên xã lấy lời khai xong anh ấy về và tôi cũng được mời lấy lời khai, được khoảng 1 tuần sau a ấy có nhận cuộc gọi điện thoại từ công an huyện và lên xã 1 lần nữa và anh ấy bị bắt vì tội cưỡng đoạt tài sản. Từ ngày anh ấy bắt đến nay đã được khoảng 10 ngày. Anh trai tôi cũng có tiền án tiền sự về tội đánh nhau rồi.
Luật sư giải thích và giúp xem công an bắt anh tôi về tội như thế có đúng không ạ? Về tội đó có ai trong gia đình tôi bị bắt nữa không ạ. Và anh trai tôi mà bị bắt thì bị phạt bao nhiêu năm tù ạ?
Trân trọng cảm ơn!

Tội cưỡng đoạt tài sản xử lý như thế nào ?

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Về việc mẹ bạn bị mất một túi đựng tiền, mẹ bạn đã không trình báo lên công an. Sau đó khi bắt được bà trộm túi của bà đối diện, không phải là hàng của mẹ bạn, đến lúc hỏi người ấy cũng nói là không lấy tiền. Xét về mặt pháp luật thì việc anh bạn đòi tiền của bà ấy là hành vi vi phạm pháp luật.

Để xác định anh bạn có phạm tội hay không trước hết phải biết được những yếu tố cấu thành tội phạm: Cấu thành tội phạm phải có đầy đủ bốn yếu tố: yếu tố khách thể, yếu tố chủ thể yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan.

+ Khách thể ở đây là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại: ở đây là sức khỏe, tinh thần của bà kia đã bị anh bạn đe dọa.

+ Mặt khách quan của tôi phạm là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm. Mặt khách quan bao gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả tác hại do tội phạm gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả do hành vi đó gây ra; thời gian, địa điểm; công cụ phương tiện thực hiện tội phạm. Thì theo như bạn trình bày, anh bạn đã có những hành vi sau: Dùng dao giấu ở tay để đe dọa bà ấy để đòi tiền. Chiếm đoạt tài sản có giá trị 10 triệu đồng.

+ Mặt chủ quan của tôi phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm,là thái độ tâm lý của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm gồm các dấu hiệu lỗi,động cơ, mục đích cuả tội phạm. Ở đây vì anh bạn đã có tiền án hình sự về hành vi đánh nhau nên anh bạn biết rằng hành vi lấy dao uy hiếp người khác là hành vi vi phạm pháp luật, có lỗi cố ý.

+ Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội, mà theo quy định của Luật Hình sự họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó.Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật Hình sự. Vì bạn không nói rõ nên chúng tôi không biết anh họ bạn có đủ năng lực trách nhiệm hình sự không? Nếu Anh bạn tại thời điểm đó đã đủ 18 tuổi, không bị hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự thì anh bạn có đủ điều kiện để chịu trách nhiệm về hành vi đó.

Căn cứ vào Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Vào thời điểm anh bạn dùng vũ lực uy hiếp bà ấy thì người nhà bạn không có hành vi như vậy nên không ai trong nhà bạn có thể bị bắt vì tội này nữa. Theo đó, anh bạn có thể bị phạt tù từ 1 – 5 năm và bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng nếu như anh bạn có các điều kiện và hành vi mà chúng tôi đã nêu.

4. Tư vấn về hình phạt tội cưỡng đoạt tài sản?

Thưa Luật sư của LVN Group, Ngày 21- 6 – 2003, H là chủ xe kiêm lái xe ô tô chở khách tuyến Hà Tĩnh – TP. Hồ Chí Minh, trên xe có 2 phụ xe là T và S. Khoảng 5 giờ 30 phút, xe của H. chạy đến cầu Già huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh thì gặp xe khách do anh K điều khiển cũng chở khách đi thành phố Hồ Chí Minh.
Tại đây anh K thỏa thuận với H sẽ sang toàn bộ 19 khách đi thành phố Hồ Chí Minh ở xe của anh K sang xe của H, giá vé mỗi khách là 400.000đ, H có trách nhiệm trả khách theo đúng lộ trình mà không thu them tuền của khách. H đồng ý và đã nhận đủ số tiền mà anh K giao cho. Khi H điều khiển xe chạy đến địa phận tỉnh Quản Bình thì H bảo T và S thu them của số khách đã sang xe mỗi người 200.000đ nữa. Khi T và S đi thu tiền thì mọi người phản ứng không nộp, T và S dọa nếu không nộp sẽ bị đuổi xuống xe. Hành khách do sợ bị đuổi xuống xe nên phải miễn cưỡng nộp tiền cho T và S. Tổng cộng số tiền là 3.800.000đ được giao cho H giữ. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 07/2004/HSST ngày 24-2-2004, Tòa án nhân dân huyện V áp dụng khoản 1 Điều 135 BLHS xử phạt H 18 tháng tù, T 15 tháng tù, S 15 tháng tù đều về tội cưỡng đoạt tài sản.
Câu hỏi:
1. Theo phân loại tội phạm tại Điều 8 BLHS, hãy xác định tội phạm cưỡng đoạt tài sản mà H, T và S đã thực hiện thuộc loại tội phạm nào?
2. Trường hợp phạm tội trên của H, T và S có phải đồng phạm không? Hãy lập luận chúng minh.
3. Giả sử H, T và S đều không có các tình tiết tang nặng, giảm nhẹ TNHS riêng. Việc Tòa án tuyên phạt H 18 tháng tù (cao hơn mức án 15 tháng tù đối với T và S) có hợp lí không? Giải thích rõ tại sao?
4. Giả sử tính đến thời điểm phạm tội lần này, H đã bị kết án 3 năm tù cho hưởng án treo về tội “Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, thời gian thử thách là 5 nam, thì Tòa án có tổng hợp hình phạt đối với H không?
Nêu rõ căn cứ, cách thức tổng hợp và hình phạt chung nếu có? giúp e nhanh nhất có thể dc k ? E cần gấp!
Chân thành cảm ơn!

Tư vấn về tội cưỡng đoạt tài sản và tội vi phạm quy định điều kiện phương tiện giao thông đường bộ  ?

Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

1.Tội phạm cưỡng đoạt tài sản mà H, T và S đã thực hiện thuộc loại tội phạm nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 170 Bộ Luật Hình sự 2015quy định:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 9 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định:

Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

Theo quy định tại khoản 1 Điều 170 thì mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến năm năm tù, do đó đây thuộc loại tội phạm nghiêm trọng

2. Trường hợp phạm tội trên của H, T và S có phải đồng phạm không?

Điều 17 Bộ luật Hình sự quy định:

Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Trong trường hợp này, H, T và S là đồng phạm về tội cưỡng đoạt tài sản. Trong đó H là người chủ mưu, còn T và S là đồng phạm với vai trò là người thực hành trực tiếp thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản của hành khách.

3. Việc Tòa án tuyên phạt H 18 tháng tù (cao hơn mức án 15 tháng tù đối với T và S) có hợp lí không?

Việc Tòa án tuyên phạt H 18 tháng tù cao hơn mức hình phạt của T và S 3 tháng tù là hợp lí vì:

H- là người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. H đã khởi xướng việc tội phạm; vạch kế hoạch thực hiện tội phạm ; rủ rê, lôi kéo và thúc đẩy T và S cùng thực hiện tội phạm. Nếu không có sự việc H bảo T và S thu thêm tiền của khách thì sẽ không có sự việc phạm tội. Do đó vai trò của H trong vụ việc này rất quan trọng.

4. H đã bị kết án 3 năm tù cho hưởng án treo về tội “Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, thời gian thử thách là 5 nam, thì Tòa án có tổng hợp hình phạt đối với H không? Nêu rõ căn cứ, cách thức tổng hợp và hình phạt chung nếu có?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về án treo thì:

Điều 65. Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

Khoản 2 Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án:

Điều 56. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

Trong trường hợp này, H đang trong thời gian thử thách của án treo nhưng phạm tội mới, Theo quy định trên, Tòa án sẽ phải ra quyết định buộc H phải chấp hành hình phạt của bản án trước đó ( tức là 3 năm tù) và tổng hợp với mức hình phạt tù của bản án sau.

5. Tội sử dụng trái phép tài sản ?

Tội sử dụng trái phép tài sản được quy định tại điều 177, bộ luật hình sự năm 2015. Thông tin pháp luật liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ:

Điều 177 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội sử dụng trái phép tài sản :

Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản

1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là

tài sản là di vật, cổ vật nếu không thuộc trường hợp quy định tại , thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Tài sản là bảo vật quốc gia;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến - 1900.0191

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoạigọi:1900.0191

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ hoặc tư vấn luật: 1900.0191

Gửi thư tư vấn pháp luật qua Email: L[email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh KHuê