1. Hình thức kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

Việc kháng cáo phải được người có quyền kháng cáo thực hiện trong thời hạn luật định và bằng một đơn kháng cáo, có nội dung chính được quy định tại Điều 272 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo; kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; lí do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo; chữ kí hoặc điểm chỉ của người kháng cáo. Người kháng cáo là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo.ở phần cuối đơn kháng cáo, người kháng cáo phải kí tên hoặc điểm chỉ. Người có quyền kháng cáo nếu không tự mình kháng cáo thì có thể uỷ quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo uỷ quyền của người kháng cáo, của người kháng cẩo uỷ quyền kháng cáo; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo uỷ quyền kháng cáo và văn bản uỷ quyền. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo uỷ quyền phải kí tên hoặc điểm chỉ. Người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức có thể tự mình làm đơn kháng cáo.

Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự là cơ quan, tổ chức; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức, ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải kí tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức uỷ quyền cho người khác kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo uỷ quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức uỷ quyền; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự là cơ quan, tổ chức uỷ quyền; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức đó và văn bản uỷ quyền, ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo uỷ quyền phải kí tên hoặc điểm chỉ. Người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo.

Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải kí tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự uỷ quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản uỷ quyền; họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của đương sựuỷ quyền; họ, téii, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo uỷ quyền phải kí tên hoặc điểm chỉ. Việc uỷ quyền kháng cáo phải được làm thành văn bản cọ công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản uỷ quyền đó được lập tại tòa án có sự chứng kiến của thẩm phán hoặc người được chánh án tòa án phân công.

Trong văn bản uỷ quyền phải có nội dung đương sự uỳ quyền cho người đại diện theo uỷ quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của tòa án cấp sơ thẩm. Đơn kháng cáo phải được gửi cho tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho tòa án cấp phúc thẩm thì tòa án đó phải chuyển cho tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật này. Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổsung (nểu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp . Đơn kháng cáo được gửi đến cho tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho tòa án cấp phúc thẩm thì tòa án cẩp phúc thẩm chuyển lại đơn khầng cáo cho tòa án cấp sơ thẩm để tòa án cấp sơ thẩm tiến hành những thủ tục cần thiết trước khi hồ sơ vụ án được chuyển cho tòa án cấp có thẩm quyền phúc thẩm.

2. Hình thức kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

Viện trưởng viện kiểm sát kháng nghị bằng quyết định kháng nghị và có các nội dung chính được quy định tại Điều 279 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, bao gồm: Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị; tên của viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị; kháng ghị toàn bộ hoặc phần củạ bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; lí do của việc kháng nghị và yêu cầu của viện kiểm sát; họ, tên của người kí quyết định kháng nghị và đóng dấu’của viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị. Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định và gửi hồ sơ vụ án cho tòa án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 283 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng nghị của viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự về hình thức kháng cáo, kháng nghị thủ tục phúc thẩm cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group