Luật sư tư vấn:

 

Bộ luật dân sự 2015

Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên

Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

1. Xác định hộ nghèo như thế nào?

Chào Luật sư của LVN Group, Gia đình em ở khu vực nông thôn nhưng đợt xét hộ nghèo vừa rồi gia đình em không được xét vào diện hộ nghèo. Gia đình em không hài lòng với kết quả này. Gia đình em và những người hàng xóm đều cảm thấy gia đình em hoàn toàn nằm trong diện hộ nghèo. Vậy em muốn hỏi các bước để làm thủ tục xét vào diện hộ nghèo như thế nào ạ? Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group đã đọc câu hỏi này.

Trả lời:

Do bạn không cung cấp cụ thể về điều kiện kinh tế của gia đình bạn, nên để biết gia đình mình có được công nhận là hộ nghèo hay hộ cận nghèo hay không bạn cần phải căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng 2016 2020 áp dụng từ ngày 1/1/2016:

Thứ nhất, Hộ nghèo

– Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

– Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Thứ hai, Hộ cận nghèo

– Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

– Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Như vậy, nếu gia đình bạn đáp ứng được những điều kiện như trên bạn có thể làm hồ sơ để xin xác nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo để hưởng một số chính sách ưu đãi của nhà nước.

 

3. Hộ nghèo đi giám định tâm thần phân liệt có mất phí không?

Xin chào Luật sư của LVN Group. xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em về hoàn cảnh gia đình em như sau: Nhà Bà Ngoại em có bá (chị gái) mẹ em bị tâm thần phân liệt đã có đơn thuốc kê ở Bệnh viện Bạch Mai, có giấy ra viện và sao trích bệnh án của bệnh viện tâm thần tỉnh vĩnh Phúc đã ghi là bị tâm thần phân liệt.

Vậy Luật sư của LVN Group cho em hỏi có cần phải cho bá em (chị gái mẹ) đi giám định tâm thần phân liệt lần nữa hay không? (hiện nay tòa án đang yêu cầu gia đình em cho Bá em đi giám định tâm thần tại Phú Thọ) Và Luật sư của LVN Group cho em hỏi gia đình bà Ngoại em đang là hộ nghèo thì nếu đi giám định tâm thần phân liệt có mất phí không ? và phí là bao nhiêu?

Em xin chân thanh cảm ơn Luật sư của LVN Group

Trả lời:

Chính sách của nhà nước và xã hội luôn hướng tới những đối tượng nghèo khó không nơi nương tựa hoặc không có đủ khả năng để kiếm tiền tự nuôi bản thân mình và những người không có đủ hiểu biết nhận thức về cuộc sống (người mắc bệnh tâm thần). Có thể thấy được bà của bạn hoàn toàn là người nằm trong diện chính sách đó nếu như có các giấy tờ chứng minh rằng bà mắc bệnh tâm thần và không thể tự mình kiếm tiền nuôi sống cá nhân mình.

Do đó gia đình cần xin những giấy tờ và thủ tục để hoàn tất hồ sơ bệnh án của hai chị cũng như làm đơn xin trợ cấp xã hội đối với những người mắc bệnh tâm thần.

Thứ nhất: Bạn làm đơn lên tòa yêu cầu tòa công nhận hai chị của bạn mắc bệnh tâm thần yêu cầu tòa tuyên bà của bạn mất năng lực hành vi dân sự theo điều 22 Bộ Luật Dân Sự 2015.

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình, thì theo yêu cầu của người có quyền lợi ích liên quan tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định 

Khi không có căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án ra quyết định, hủy bỏ tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. 

Do vậy bạn và gia đình nên xin hồ sơ hoặc chứng nhận tâm thần của bệnh viện và gửi lên tòa án yêu cầu tòa xét duyệt mất năng lực hành vi dân sự, đây là bằng chứng để cơ quan chức năng địa phương thực hiện chế độ xét duyệt cho bà của bạn được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Chuẩn bị thủ tục đầy đủ theo quy định. Người xin trợ cấp đến UBND xã, phường, thị trấn hoặc phòng Lao động thương binh xã hội cấp huyện để được hướng dẫn việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục. UBND xã, phường, thị trấn xác nhận vào đơn đề nghị hưởng trợ cấp và lý lịch cá nhân của người đề nghị hưởng trợ cấp.

+ Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp của đối tượng gia đình;

– Sơ yếu lý lịch của đối tượng hưởng trợ cấp;

– Biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã;

– Văn bản xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền đối với người tâm thần;

– Văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt cấp xã đối với những trường hợp có ý kiến thắc mắc, khiếu nại, tố cáo sau khi đã niêm yết công khai.

Đấy là những giấy tờ cơ bản để bà của bạn có thể hưởng diện chính sách xã hội. Nếu như không có giấy tờ trên thì cơ quan chức năng xã phường thị trấn cũng sẽ không có cơ sở pháp lý để cho bà của bạn hưởng diện chính sách.

 

4. Hộ nghèo vay ngân hàng để mua phương tiện đi lại thì có được hỗ trợ không?

Thưa Luật sư của LVN Group, Em hiện tại là sinh viên năm 2, do chi phí sinh hoạt và tiền học phí đều do em tự trang trải, gia đình thì không có chứng nhận hộ nghèo hay gì cả, gia đình thì có người bị bệnh nặng nhưng em không biết có giấy tờ gì không, vừa đủ sống, không có gửi tiền hàng tháng cho em chi chả các khoản, nếu em muốn vay ngân hàng để mua phương tiện đi lại thì có được hỗ trợ hay vay như người bình thường?

Trả lời:

Căn cứ vào quy định tại Điều 2 của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG có quy định như sau:

Điều 2. Đối tượng được vay vốn:

Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:

1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.

2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:

– Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.

– Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.

3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

Do bạn không cung cấp cụ thể về điều kiện kinh tế của gia đình bạn, nên không biết bạn phỉa đối tượng được vay vốn hay không.

Đối với vấn đề về trình tự thủ tục vay vốn bạn thực hiện như sau: 

Hồ sơ:

– Giấy xác nhận, giấy cam kết trả nợ (mẫu 01a, 01b tại Bộ phận một cửa hoặc download file đính kèm cuối bài viết).

– Thẻ sinh viên.

Quy trình:

– Sinh viên nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa (có chữ ký nháy của cán bộ giáo vụ) hoặc nộp thông qua cán bộ giáo vụ. Cán bộ giáo vụ có nhiệm vụ: tổng hợp danh sách, hồ sơ của sinh viên, học viên; chuyển Bộ phận một cửa; nhận và trả kết quả cho sinh viên. Cán bộ giáo vụ có thể gửi danh sách (theo mẫu 20) tới Bộ phận một cửa.

– Cán bộ ở bộ phận một cửa tiếp nhận, kiểm tra và bàn giao hồ sơ đến Phòng Công tác Chính trị và Sinh viên để xác nhận.

– Bộ phận một cửa nhận hồ sơ đã giải quyết tại Phòng Công tác Chính trị và Sinh viên, chuyển Phòng Tổ chức Hành chính đóng dấu.

– Trả kết quả tại Bộ phận một cửa.

Thời gian giải quyết:

– Trả kết quả tại Bộ phận một cửa chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

– Phòng CTCT&SV giải quyết, ký xác nhận trả kết quả cho Bộ phận một cửa chậm nhất là 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

 

5. Khi nào thì được cắt diện hộ nghèo?

Em chào các anh/chị của công ty luật LVN Group ạ, hiện tại em đang có câu hỏi thắc mắc muốn hỏi Luật sư của LVN Group ạ. Câu hỏi của em như sau ạ: Gia đình em vốn thuộc hộ nghèo của xã, do hoàn cảnh khó khăn, bố em mất sớm, mẹ tần tảo nuôi hai anh em ăn học hết đại học và hiện tại chúng em mới ra trường không lâu. Và em được mẹ cho biết là hiện tại ở địa phương đã cắt diện hộ nghèo của gia đình em, mới ra trường nên gia đình em vẫn còn phải trả nợ nên vẫn chưa thực sự thoát nghèo, nay em hỏi địa phương làm vậy là đúng hay sai ạ?

Em xin cảm ơn Luật sư của LVN Group ạ, và em mong nhận được câu trả lời sớm từ Luật sư của LVN Group ạ Em xin trân thành cảm ơn ạ!!!!

Trả lời:

Về yêu cầu gia đình bạn có được xét là hộ nghèo không?

Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn không nói rõ gia đình bạn ở khu vực nông thôn hay khu vực thành thị? Thu nhập cụ thể của từng người/tháng là bao nhiêu, ngoài trợ cấp xã hội ra còn có thêm khoản thu nhập nào nữa hay không? Do đó, căn cứ theo Điều 1 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 quy định các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020:

“1. Các tiêu chí về thu nhập

a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;

b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.”

Như vậy, gia đình bạn có thể đủ điều kiện để trở thành hộ nghèo hay không cần xét vào từng trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, gia đình bạn thuộc khu vực nông thôn. Hộ nghèo thuộc khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên (các dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 59/2015/QĐ-TTg).

Trường hợp thứ hai, gia đình bạn thuộc khu vực thành thị. Hộ nghèo thuộc khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Vì Nhà nước có quy định hộ nghèo theo từng giai đoạn, tương ứng với từng giai đoạn mà Nhà nước có những tiêu chí, điều kiện khác nhau để xét hộ nghèo. Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ về việc gia đình bạn được xét hộ nghèo tại thời điểm nào cũng như họ sống ở khu vực nông thôn hay thành thị nên khó có thể xác định việc gia đình bạn có được xét hộ nghèo không. 

Như vậy, tùy từng vào trường hợp gia đình bạn thuộc khu vực nào, đáp ứng đủ các tiêu chí về thu nhập và các tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản như các trường hợp trên trong giai đoạn xét hộ nghèo từ năm 2016 đến năm 2020 thì gia đình bạn có thể sẽ được xét hộ nghèo. 

 

6. Hộ nghèo xin cất đất ở như thế nào?

Thưa Luật sư của LVN Group, Gia đình tôi thuộc dạng hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khẩu thường trú thuộc huyện NB hiện giờ không có nhà, tôi có mua mảnh đất ruộng không phải thổ cư,3,5m-9,5m làm thế nào để xin cất nhà để ở? Cảm ơn!

Trả lời:

Về những quyền lợi mà hộ nghèo được hưởng:

– Hỗ trợ nhà ở 

Theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: Đối tượng được hỗ trợ phải là hộ nghèo, thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng /người/tháng; đang thường trú và có trong danh sách hộ nghèo tại địa phương; đã có đất nhưng chưa có nhà ở hoặc nhà quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở.

Thứ tự ưu tiên được dành cho các gia đình có công với cách mạng; hộ đồng bào dân tộc thiểu số; hộ nghèo có khó khăn về nhà ở thuộc 62 huyện nghèo; hộ ở vùng thường xuyên xẩy ra thiên tai như sạt lở bờ sông, ven biển, sạt lở đất, vùng dễ xẩy ra lũ quét; hộ có hoàn cảnh khó khăn, già cả neo đơn. 

Nhà ở được xây dựng phải đảm bảo nền cứng, khung cứng và mái cứng; diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2, tuổi thọ từ 10 năm trở lên, bảo đảm vệ sinh môi trường, chắc chắn, bao che kín đáo, tránh được tác động xấu của thời tiết, khí hậu. Nhà nước sẽ cấp tối thiểu 7,2 triệu đồng trực tiếp cho mỗi hộ nghèo để làm nhà ở; với vùng khó khăn, mức hỗ trợ tối thiểu 8,4 triệu đồng/hộ. Các hộ nếu có nhu cầu, được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội với mức tối đa 8 triệu đồng, lãi suất 3%/năm trong thời hạn 10 năm.

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội có quy định về hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở: 

“1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.

2. Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.

3. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối đa không quá 15.000.000 đồng/hộ.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.