1. Cơ quan nào có quyền giải quyết tranh chấp địa giới hành chính ?

Xin chào Luật sư, hiện nay tôi đang làm việc tại cơ quan của UBND xã, tôi đang có một thắc mắc xin Luật sư của LVN Group giải đáp giúp tôi. Luật sư cho tôi hỏi: Hồ sơ địa giới hành chính là gì? Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp có tranh chấp về địa giới hành chính?
Xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật Đất đai về giải quyết tranh chấp đất, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Khoản 3 Điều 29 Luật đất đai năm 2013: Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.

Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận.

Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm:

+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh địa giới hành chính (nếu có);

+ Bản đồ địa giới hành chính;

+ Sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính;

+ Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính, các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính;

+ Bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính;

+ Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính;

+ Phiếu thống kê về các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính;

+ Thống kê các tài liệu về địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp dưới.

Khoản 4 Điều 29 Luật đất đai 2013 quy định về giải quyết tranh chấp địa giới hành chính như sau:

Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:

+ Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định;

+ Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Quy định về thu hồi đất khi đất không có tranh chấp ?

Xin chào Luật sư của LVN Group.Tôi có câu hỏi mong nhận được sự tư vấn của Luật sư của LVN Group. Đất của gia đình tôi ở từ năm 1967 đến năm 2003 thì bị UBND phường lấy lại mà không có quyết định hay giấy tờ gì cả. Tôi có hỏi về việc lý do lấy lại đất của tôi thì được thì được UBND phường đáp là: đất đổi đất,gia đình tôi đã lấy đất bên đây để xây dựng nhà ở nên phần đất này được lấy lại là đất công. Hỏi UBND phường có làm đúng quy định chưa.
Quy định pháp luật về việc thu hồi đất của gia đình tôi thế nào? Đất tôi ở trên 30 năm, không có tranh chấp gì với ai ?
Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Quy định về thu hồi đất khi đất được sử dụng ổn định,không tranh chấp ?.

Luật sư tư vấn luật đất đai qua điện thoại, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Vì chị không cung cấp đầy đủ thông tin cho chúng tôi về việc mảnh đất của gia đình đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa, nếu chưa thì cần căn cứ vào các điều kiện để xác định có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không để có được quyền sở hữu đối với mảnh đất trên. Các điều kiện để gia đình chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có giấy tờ gì về đất đai được quy định trong Luật đất đai năm 2013 như sau:

Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

=> Theo đó, nếu gia đình chị có đủ các điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thu hồi đất phải theo đúng quy định tại Luật đất đai 2013 về thẩm quyền thu hồi đất đó chính là :

Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

=> Cho nên, với trường hợp của gia đình chị thì khi thu hồi đất phải có quyết định thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân huyện và phải có quyết định cụ thể bằng văn bản. Và lý do mà đất đổi đất mà Uỷ ban nhân dân trả lời thì cũng cần có quyết định đổi đất; cho nên, gia đình chị nên có đơn yêu cầu Uỷ ban nhân dân trả lời bằng văn bản về lý do trên để có cách giải quyết tiếp theo.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật đất đai qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

3. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về mua bán đất đai ?

Dạ chào Luật sư của LVN Group, Việc là tôi có mua 1 miếng đất trị giá 800 triệu đứng tên Bà Nguyễn Thị L. Bên bán làm thủ tục giấy tờ tới khi ra phòng công chứng. Thì lúc lăn vân tay thì phát hiện ra người đang làm thủ tục không phải là bà Nguyễn Thị Loan mà là Bà Nguyễn Thị T ( bà T này là em ruột của Bà L. Vì Bà Loan định cư nước ngoài nên không đứng ra bán.
Nhưng bà Thúy không nói lúc đầu để khi ra phòng công chứng mới phát hiện ra thì nếu tố theo luật thì bà Thúy có phạm tội không ạ ?
Thân ái!

Trả lời:

Căn cứ Điều 174 , Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Vậy trong trường hợp này , bên bán đã có hành vi đưa ra thông tin giả ( người em đóng giả người chị ) để giao kết hợp đồng với nhau khiến bạn tin vào thông tin đó , giao kết hợp đồng và giao tài sản ( 800 triệu đồng ) cho họ vì vậy họ đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định nêu trên . Bạn có thể làm đơn kèm theo các bằng chứng chứng minh điều này và nộp lên cơ quan công an cấp huyện để các cấp có thẩm quyền điều tra và khởi tố hành vi này trước pháp luật .

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng, Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

4. Tư vấn giải quyết tranh chấp phần đất sử dụng chung ?

Kính gửi Luật sư Ông nội tôi có 3 người vợ. người vợ thứ nhất có sinh với ông một người con gái(tên H).sau khi người vợ thứ nhất chết, ông lấy người vợ thứ hai, và có sinh một người con trai (tên C). Hai ông bà góp được chút vốn mua được một mẫu đất. ông bà chia cho người con gái (H) 2 sào đất. con trai (C) 5 sào đất. những sào đất còn lại ông tôi sử dụng.
Tất cả đều cùng sử dụng chung một giếng nước. nhà cô H đã làm sổ đỏ cho 2 sào đất bao gồm cả giếng nước và lối đi chung cạnh giếng nước. còn nhà ba tôi (ông C)cũng làm sổ đỏ nhưng không có giếng nước. nhưng không để ý đến việc này, vì cứ nghĩ rằng ông nội tôi còn sống thì giếng nước phải là của ông nội tôi, vì ông nội tôi vẫn phải sử dụng giếng nước với những sào đất còn lại. Sau một thời gian người vợ thứ hai bệnh và mất. ông lấy thêm người vợ thứ ba. nhưng không có con cái nào thêm, ngoại trừ người vợ thứ ba có 2 con riêng. vì tuổi già sức yếu nên gia đình nhà tôi thường xuyên chăm sóc việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày của ông bà. sau khi ông nội tôi qua đời , thì bà nội kế đòi bán nhà chia đôi, và gia đình tôi đã chấp nhận mua ngôi nhà mà ông nội tôi đã ở trước khi mất. còn bà quay về ở với con trai riêng của bà, và bà cũng qua đời vài năm sau đó. những sào đất của ông tôi để lại , gia đình nhà tôi sử dụng và đã làm sổ đỏ luôn. gần 20 năm sau ngày ông tôi mất. đột nhiên nhà cô H gửi đơn khiếu kiện nhà tôi và yêu cầu lấy lại giếng nước không cho nhà tôi sử dụng nữa, kể cả lối đi. trong khi giếng nước này được sử dụng chung từ trước đến nay. và gia đình nhà tôi cũng làm vệ sinh giếng cũng như xây dựng thành cao hơn sau những mùa lũ lụt.

Vậy tôi có ba câu hỏi sau xin nhờ các Luật sư của LVN Group tư vấn cho gia đình tôi. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

1. Trong trường hợp như trên thì gia đình tôi có thể dùng chung với giếng này hay không? Và kể cả lối đi cạnh giếng nước ( đều thuộc trong sổ đỏ nhà cô B) ?
Nếu có thì phải giải thích ra sao cho hợp tình hợp lý? và theo điều nào khoản nào của bộ luật?

2. Gia đình nhà tôi chăm lo phụng dưỡng cho ông tôi khi tuổi già sức yếu, vậy sau khi ông mất những sào đất còn lại có phải chia đôi cho cô H hay không? và nếu có xin vui long cho biết theo điều nào khoản nào của bộ luật.

3. Nghe nói nếu khi kiện ra toà thì bên nào thua kiện sẽ phải chịu hoàn toàn số tiền phí (rất cao) có đúng không? Vậy phí đó là bao nhiêu?

Người gửi: Lê Văn Nhân

Tư vấn giải quyết tranh chấp phần đất sử dụng chung?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Công ty Luật LVN Group đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Chúc bạn mạnh khỏe và thành công. Về vấn đề của bạn công ty xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo Bộ luật dân sự năm 2015

1. Gia đình anh có thể sử dụng chung giếng và lối đi. Bởi những lí do sau:

Có thể chia vấn đề của bạn theo hai trường hợp:

TH1: nhà bạn không đồng ý cho cô H là chủ sở hữu đối với giếng và lối đi.

Việc cô H làm sổ đỏ có cả giếng và lối đi là sai. Bởi ông nội bạn chỉ đồng ý cho cô H hai (2) sào đất mà không bao gồm cả giếng và lối đi. Như vậy giếng và lối đi này thuộc quyền sở hữu của ông nội bạn (hiện tại là nhà bạn). Theo quy định tại BLDS 2015 về các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản thì người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật. Cũng theo khoản 2 điều này quy định đối với người không phải là chủ sở hữu thì có quyền sử dụng đất và sử dụng hạn chế bất động sản liền kề. Nghĩa là, cô H chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền chiếm hữu và định đoạt đối với giếng và lối đi.Tuy nhiên, khi làm sổ đỏ cô H đã không hề có thỏa thuận gì với ông nội bạn mà tự ý làm sổ đỏ biến lối đi chung thuộc sở hữu của mình. Như vậy là trái pháp luật.

Giếng và lối đi chung nằm giữa ranh giới hai nhà (nhà cô H và nhà ông nội bạn) từ trước đến nay vẫn sử dụng chung mà không có tranh chấp gì. Khi nhà bạn mua lại nhà của ông nội thì quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề sẽ được xác lập cho gia đình bạn theo BLDS. Trong trường hợp này gia đình bạn có quyền đòi lại tài sản là giếng và lối đi.

TH2: Gia đình bạn đồng ý cho cô H là chủ sở hữu đối với giếng và lối đi theo như sổ đỏ mà cô đã đăng kí QSDĐ.

Mặc dù cô H là chủ sở hữu nhưng gia đình bạn vẫn có quyền dùng chung theo quy định tại Điều 254 BLDS 2015 về quyền hạn chế sử dụng bất động sản liền kề:

Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

2. Vấn đề chia di sản thừa kế

Khi ông bạn mất thì những sào đất còn lại được gọi là di sản thừa kế. Do ông nội bạn không để lại di chúc nên phần di sản thừa kế này này sẽ được chia theo pháp luật. Theo Điều 651 BLDS 2015 thì những sào đất của ông nội bạn sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất, gồm 3 người: cô H, ba của bạn (ông C) và bà vợ thứ ba.

3. Khi kiện ra toà thì bên nào thua kiện sẽ phải chịu hoàn toàn số tiền phí.

Điều này hoàn toàn đúng, tuy nhiên mức án phí đối với vụ án dân sự đã được quy định theo Pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH. Theo đó, mức án phí sơ thẩm đối với vụ án dân sự sẽ được chia theo giá ngạch. Cụ thể như sau:

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí

a) từ 4.000.000 đồng trở xuống

200.000 đồng

b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng!

>> THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN:

1. Dịch vụ trước bạ sang tên nhà đất;

2. Tư vấn thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;

3. Tư vấn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất;

4. Dịch vụ tư vấn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất;

5. Dịch vụ công chứng theo yêu cầu và tư vấn sang tên sổ đỏ;

6. Dịch vụ tư vấn đăng ký thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;

5. Sử dụng đất hoang không có tranh chấp thì có được xác lập quyền sở hữu không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi muốn hỏi về vụ Tranh chấp đất đai. Năm 2002 nhà tôi có mua một mảnh đất bằng hợp đồng viết tay chỉ có chữ ký làm chứng của ông tổ trưởng tổ dân ngày đó, không đo cụ thể nhưng có vẽ sơ đồ, các vị trí giới hạn cụ thể nhưng chiều dài ghi xấp xỉ 30m.

Vì là sườn đồi nên năm 2003 tôi đã san gạt xây kè, và sử dụng ổn định từ đó đến nay. Từ năm 2009; 2010; 2011 tôi đã nộp thuế nông nghiệp cho phần vườn này,các năm còn lại do được nhà nước miễn thuế nên tôi không phải đóng. Thửa đất này nằm trên 2 trích thửa nửa phía trước tôi đã xây nhà ở từ năm 2002 thuộc trích thửa bên bán. Nửa phía sau là vườn không thuộc trích thửa của ai, không đứng tên ai. Năm 2014 khi đo cụ thể thì thửa đất dài 37m nên bên bán đòi lại 7m chiều dài phía sau với lý do hợp đồng năm 2002 chỉ ghi xấp xỉ 30m. Vậy tôi muốn hỏi trong trường hợp này giải quyết cho tôi thế nào, có giải quyết dứt điểm được không.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: P.H

>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Khoản 1 Điều 101 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:

Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Điều 21, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định về căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định như sau:

1. Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).

2. Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây:

a) Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;

b) Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;

c) Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;

d) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;

đ) Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;

e) Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký;

g) Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;

h) Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;

i) Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;

k) Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.

3. Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất.

4. Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất.

Dựa theo quy định trên của pháp luật, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:Để anh được công nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất thừa ra (với chiều dài là 7m) như trên, anh phải chứng minh được các yêu cầu:

Thứ nhất, phần đất đó đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai. Trong tình huống bạn có nêu ra “Năm 2003 tôi đã san gạt xây kè, và sử dụng ổn định từ đó đến nay. Từ năm 2009; 2010; 2011 tôi đã nộp thuế nông nghiệp cho phần vườn này,các năm còn lại do được nhà nước miễn thuế nên tôi không phải đóng” Vì vậy, bạn phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất để chứng minh rằng mình sử dụng đất ổn định từ năm 2003, bên cạnh đó Biên lai thu thuế sử dụng đất nông nghiệp mà bạn đã đóng trong các năm 2009, 2010, 2011 cũng là bằng chứng hữu hiệu để chứng minh việc sử dụng phần đất kia là không vi phạm quy định của pháp luật.

Thứ hai, bạn phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.

Khi thỏa mãn các điều kiện trên thì bạn có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất thừa ở trên.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Luật LVN Group