Trong một số nội dung hợp đồng kí kết có ghi nội dung khi trong thời gian công tác tại xã được hưởng các chế độ phụ cấp như cán bộ, công chức xã trên cùng địa bàn. Ngày 07/7/2011 Chính phủ có ra Nghị định số 57/2011/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp công vụ. Khi cán bộ, công chức xã được hưởng chế độ này mà các cán bộ trí thức trẻ chúng tôi không được hưởng. theo điểm d khoản 1 Điều 2 của Nghị định thì người làm việc theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp động một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước(đối tượng bao gồm lái xe, tạp vụ..và một số công việc khác, vậy công việc khác là gì).

Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi tôi và các đối tượng trí thức trẻ hợp đồng như tôi có thuộc đối tượng thụ hưởng quy định tại Nghị định số 57/2011/NĐ-CP và Nghị định của người làm việc theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ hay không.vậy tôi kính mong Luật sư của LVN Group giúp đỡ, giải thích chi tiết cho tôi để chúng tôi năm bắt được các quy định của chế độ được rõ ràng hơn ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn Luật Lao động của Công ty Luật LVN Group. 

>>  Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ : Thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp

Thông tư 15/2001/TT-BTCCBCPHướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp

Nghị định 34/2012/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ

2. Nội dung tư vấn:

 Thứ nhất, về cụm từ “công việc khác ” tại Nghị định Khoản 6 Điều 1 của nghị định số 68/2000/NĐ-CP:

Tại Khoản 2 Mục I Thông  tư số 15/2001/TT-BTCCBCP có quy định:

“2. Công việc khác nói tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP được hiểu là các công việc như: nấu ăn tập thể, tạp vụ, mộc nề, chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trong cơ quan, tổ chức, đơn vị,…”

Theo đó, công việc khác ở đây được hiều là các công việc như nấu ăn tập thể, tạp vụ, mộc nề, chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trong cơ quan, tổ chức, đơn vị….

Thứ hai, về đối tượng thụ hưởng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ  về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định 34/2012/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ​:

*, Đối với Nghị định số 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp:

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 68/200/NĐ-CP Thựchiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp :

1.Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tôvà các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sựnghiệp;

2.Lái xe;

3.Bảo vệ;

4.Vệ sinh;

5.Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơquan, đơn vị sự nghiệp;

6.Công việc khác.

Đồng thời theo quy định tại Thông tư 15/2001/TT-BTCCBCP thì công việc khác bao gồm: nấu ăn tập thể, tạp vụ, mộc nề, chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trong cơ quan, tổ chức, đơn vị…

Theo thông tin mà bạn cung cấp, việc bạn tham gia kí hợp đồng lao động với UBND huyện từ tháng 01/9/2010 đến hết ngày 31/8/2015 tham gia công tác tại cơ quan hành chính Nhà nước ( Trí thức trẻ tình nguyện) không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 1 của Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Do đó, bạn không thuộc đối tượng thụ hưởng  theo nghị định này.

*, Đối với Nghị định 34/2012/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ​:

Bạn có đề cập đến Nghị định 57/2011/NĐ-CP về chế đọ phụ cấp công vụ tuy nhiên Nghị định này đã bị bãi bỏ và được thay thế bởi Nghị định 34/2012/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ. Do đó, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn theo Nghị định 34/2012/NĐ-CP về vấn đề này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:

a) Cán bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức;

b) Công chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; không bao gồm công chức quy định tại Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP;

c) Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

d) Người làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị – xã hội áp dụng quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP; không bao gồm người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

e) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;

g) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này đã được xếp lương hoặc phụ cấp quân hàm theo quy định tại các văn bản sau đây:

a) Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát;

b) Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước; bảng lương, phụ cấp, trang phục đối với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước, chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán viên nhà nước;

c) Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể;

d) Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

đ) Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Theo đó, tại điểm d có quy định  về một trong các đối tượng như sau:” d) Người làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị – xã hội áp dụng quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP; không bao gồm người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập”. Như đã trình bày ở phần trên,  bạn không thuộc đối tượng là người làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP. Bởi vậy, bạn cũng không thuộc đối tượng thụ hưởng chế độ  phụ cấp công vụ theo Nghị định 34/2012/NĐ-CP về chế độ phụ cấp công vụ (hay Nghị định 57/2011/NĐ-CP trước đó)

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group