Hội đồng kinh tế-xã hội có nhiệm vụ phối hợp các hoạt động kinh tế và xã hội giữa các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, giữa Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn cũng như với các quốc gia và tồ chức quốc tế khác.

Hội đồng kinh tế-xã hội gồm 54 thành viên, được bầu với nhiệm kỳ 3 năm. Cứ mỗì năm, Hội đồng kinh tế-xã hội bầu lại 1/3 tổng số thành viên. Các thành viên của Hội đồng kinh tế-xã hội có thể được bầu lại sau khi hết nhiệm kỳ. Theo Điều 68, Hội đồng kinh tế-xã hội có quyền thành lập các uỷ ban trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và thúc đẩy nhân quyền và các uỷ ban khác theo nhu cầu để thực hiện chức năng của Hội đồng. Hiện nay, Hội đồng kinh tế-xã hội có năm loại uỷ ban là các uỷ ban chức năng, các uỷ ban khu vực, các uỷ ban thường trực, các uỷ ban chuyên môn, các uỷ ban hành chính điều phối. Ngoài ra, mỗi uỷ ban có thể thành lập các tiểu ban. Hàng năm, Hội đồng kinh tế-xã hội có hai phiên họp về nội dung và tổ chức.

Những chức năng và quyền hạn chính của Hội đồng kinh tế- xã hội bao gồm:

– Đề xuất những nghiên cứu và làm báo cáo về các vấn đề quốc tế trong các lĩnh vực lảnh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tể và những vấn đề khác có Hên quan. Hội đồng có thể đưa ra các khuyển nghị về các vấn đề đó đối với Đại hội đồng, các quốc gia thành viên và các tổ chức chuyên môn có quan hệ với Liên họp quốc;

– Đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy tôn trọng và thực hiện quyền con ngưởi;

– Soạn thảo các công ước trình Đại hội đồng trong các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình;

– Phối hợp hoạt động với các tổ chức chuyên môn, thông qua, tham khảo và khuyến nghị với các tổ chức đó, cũng như khuyến nghị với Đại hội đồng và các thành viên Liên hợp quốc. Hội đông kinh tế-xã hội cũng có thể thi hành mọi biện pháp thích hợp để các tổ chức chuyên môn phải báo báo đều đặn cho Đại hội đồng về những hoạt động của họ.

Hoạt động của Liên hợp quốc ưong lĩnh vực văn hoá xã hội được thực hiện thông qua cơ cấu hợp tác đậc biệt giữa Liên họp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc không phải là cơ quan của Liên hợp quốc. Đây là các tổ chức quốc tế liên chính phủ, được thành lập ưên cơ sở điều ước quốc tế, có trách nhiệm quốc tế rộng rãi trong các lĩnh vực cụ thể trong khuôn khổ hoạt động của Liên hợp quốc và có quan hệ với Liên hợp quốc thông qua một hiệp định hợp tác song phương, do Hội đồng kinh tế-xã hội, thay mặt Liên hợp quốc ký kết.

Thẩm quyền của các tổ chức chuyên môn bao gồm: Soạn thảo các công ước quốc tế quy định về các vấn đề chuyên môn ữong phạm vi quyền hạn của mình; phối hợp hoạt động của các quốc gia trong lĩnh vực chuyên môn (như đề ra chương trình hành động); trao đổi thông tin, tài liệu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn; trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển.

Hiện nay, hệ thống các tổ chức chuyên môn cùa Liên hợp quốc bao gồm:

– Tổ chức lao động quốc tế (ILO – International labour organisation);

– Tổ chức nông lương của Liên hợp quốc (FAO);

– Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO);

– Tổ chức y tế thế giới (WHO);

– Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF);

– Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO);

– Liên minh bưu chính thế giới (UPU);

– Liên minh viễn thông quốc tế (ITU);

– Tổ chức khí tượng thế giới (WMO);

– Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO);

– Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO);

– Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO);

– Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD);

– Nhóm Ngân hàng thế giới gồm:

+ Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD);

+ Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA);

+ Nghiệp đoàn tài chính quốc tế (IFC);

+ Tổ chức bảo hộ đầu tư đa phương (MIGA);

+ Trung tâm quốc tế về giải quyết ttanh chấp đầu tư (ICSBD).

Từ khi thành lập đến nay, cơ cấu của Hội đồng kinh tế – xã hội đã có sự thay đổi đáng kể. Khi mới ra đời, Hội đồng chỉ có 18 ủy viên, còn hiện nay, cơ quan này gồm 54 ủy viên do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra với nhiệm kì 3 năm theo quy định của Điều 61 Hiến chương Liên hợp quốc. Hàng năm, có 1/3 số ủy viên (16 ủy viên) được bầu lại tại khoá họp của Đại hội đồng. Các ủy viên của Hội đồng kinh tế – xã hội được bầu theo nguyên tắc địa lí như sau: Châu Phi 14 uỷ viên, châu Á 11 uỷ viên, châu Mỹ Latinh 10 uỷ viên, Tây Âu và các nước khác 13 uỷ viên, các nước Đông Âu 6 uỷ viên. Theo quy tắc về thủ tục làm việc của Hội đồng kinh tế – xã hội thì hàng năm, Hội đồng tiến hành 3 kì họp: kì họp giải quyết các vấn đề tổ chức và hai kì họp thường kì. Ngoài ra, Hội đồng cũng có thể triệu tập những kì họp đặc biệt theo quyết định của mình, theo yêu cầu của Đại hội đồng, của Hội đồng bảo an hoặc của đa số thành viên của Hội đồng kinh tế – xã hội.

Hội đồng có 6 ủy ban chức năng và 5 ủy ban khu vực. Trong thời gian giữa các kì họp, Hội đồng còn thành lập các cơ quan giúp việc khác nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và chức năng được giao. Đó là các Uỷ ban thường trực và Uỷ ban đặc nhiệm.

Một mặt, Hội đồng kinh tế – xã hội là trung tâm của Liên hợp quốc trong việc thực hiện các chương trình hành động của các quốc gia trong lĩnh vực kinh tế – xã hội, là cơ quan phối hợp hoạt động của các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và là trung tâm hội thảo khoa học về vấn đề kinh tế – xã hội có tính chất toàn cầu. Mặt khác, Hội đồng thực hiện những nhiệm vụ chiến lược về kinh tế – xã hội trong phạm vi toàn cầu. Cùng với các cơ quan và các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, Ñ Hội đồng giải quyết những vấn đề nóng bỏng trong S lĩnh vực các quyền tự do cơ bản của con người, xây dựng trật tự kinh tế thế giới mới, đấu tranh chống nạn đổi nghèo ở các nước chậm phát triển…