Lãnh thổ trước đây thuộc quy chế lãnh thổ ủy trị của Hội quốc liên; lãnh thổ giành lại được từ các nước phát xít trong Chiến tranh thế giới lần thứ II; các lãnh thổ do những nước có trách nhiệm quản lí tự nguyện đưa vào chế độ quản thác.

Sau khi hệ thống quản thác của Liên hợp quốc được thành lập, chỉ có 10 lãnh thổ vốn thuộc quyền ủy trị của Hội quốc liên và 1 lãnh thổ được các nước Đồng minh giành lại từ tay bọn phát xít với dân số gần 19 triệu người được đưa vào hệ thống quản thác. Đến cuối năm 1975, các lãnh thổ quản thác nói trên (trừ các quần đảo chiến lược ở Thái Bình Dương dưới quyền quản lí của MI) đã giành được độc lập.

Về cơ cấu tổ chức, Hội đồng quản thác bao gồm Uÿ ban thường trực các liên minh hành chính và Uỷ ban thường trực giải quyết các đơn thỉnh cầu. Trong cơ cấu của Hội đồng còn có Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng. Các bộ phận cấu thành Hội đồng hoạt động theo quy tắc do Hội đồng tự ấn định. Hội đồng quản thác được đặt dưới quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc và có sự liên hệ mật thiết với Hội đồng bảo an, với Hội đồng kinh tế – xã hội và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Mặc dù trong một số điều khoản về chế độ quản thác và Hội đồng quản thác trong Hiến chương Liên hợp quốc còn có sự hạn chế nhưng so với Hội quốc liên, trong lĩnh vực phi thực dân hoá Liên hợp quốc đã có bước tiến bộ đáng kể.

Hiện nay, từ khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên bố về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa, hệ thống quản thác của Liên hợp quốc thực chất đã bị phá vỡ hoàn toàn. Hội đồng quản thác không còn đảm bảo được vai trò và chức năng của cơ quan được Liên hợp quốc thành lập để kiểm tra các hoạt động chức năng của hệ thống quản thác của Liên hợp quốc.

Hội đồng quản thác của Liên Hợp Quốc được thành lập năm 1945 và được tổ chức, hoạt động trên cơ sở Chương xin của Hiển chương Liên hợp quốc, Hội đồng quản thác là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc có chúc năng, nhiệm vụ thực hiện quản thác quốc tế đối với 11 lãnh thổ được đật dưới chế độ quản thác quốc tế của Liên hợp quốc. Chế độ quản thác do Liên hợp quốc xây dựng với mục tiêu giúp đỡ nhân dân các nước thuộc địa tiến bộ về chính trị, kinh tế và xã hội nhằm đưa họ đến chế độ tự quản hoặc độc lập hoàn toàn.

Ngày 01/10/1994, thoả thuận về quy chế mới đối với Paula chính thức có hiệu lực đồng nghĩa với việc Hiệp định quản thác đối với các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương – hiệp định quản thác cuối cùng không còn đối tượng điều chỉnh và hết hiệu lực. Hội đồng quản thác chính thức chẩm dứt sứ mệnh quản thác của mình từ ngày 01/11/1994. Ngày 25/5/1994, Hội đồng quản thác đã bổ sung quy định về thù tục, theo đó, Hội đồng có nghĩa vụ họp thường kỳ hàng năm hoặc họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản thác hoặc họp bất thường theo đề nghị của đa số thành viên Đại hội đồng hoặc Hội đồng bào an.

Luật Minh KHuê (sưu tầm & biên tập)