>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn luật đầu tư – Ảnh minh họa
Trả lời:
Cơ sở pháp lý :
+ Luật đầu tư năm 2005;
+ Điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên;
+ Luật của nước tiếp nhận đầu tư;
Hiện nay, chính sách đầu tư ra nước ngoài còn quá mờ nhạt đối với lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp nước ta, bởi lẽ đơn giản đây là một chính sách kinh tế mang tầm vĩ mô, từ khi Luật đầu tư năm 2005 ban hành chỉ có duy nhất Nghị định 78 năm 2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và sau 7 năm thực thi vẫn chưa hề có sửa đổi, bổ sung ; cũng không có Thông tư hướng dẫn Nghị định. Hơn nữa, quy trình thủ tục rất phức tạp bởi còn phụ thuộc vào luật đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư và Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
Nếu như hoạt động thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam có 4 nơi có thể cấp giấy chứng nhận đầu tư (Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố và Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, khu công nghệ cao) thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài dù dự án có quy mô nhỏ thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư là nơi duy nhất cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Việc này khiến các doanh nghiệp miền Trung và phía Nam tốn kém thời gian và tiền bạc để có được giấy phép đầu tư.
Ngoài ra, nhiều thủ tục bất hợp lý có liên quan đến cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, mở tài khoản, chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư: Ví dụ muốn được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài ở VN, Chủ đầu tư phải nộp giấy chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền ở nước tiếp nhận vốn đầu tư. Trong khi đó có những nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc…đòi hỏi phải có giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài của VN thì mới cấp giấy phép đầu tư (Lưu ý: Khi cấp giấy chứng nhận đầu tư FDI vào VN, cơ quan có thẩm quyền không đòi hỏi chủ đầu tư nước ngoài phải xuất trình giấy chấp thuận hoặc giấy phép đầu tư ra nước ngoài của nước xuất khẩu vốn và nhiều nước cùng làm như vậy). Và thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài phức tạp, thời gian kéo dài gây khó khăn hoặc làm mất cơ hội của nhà đầu tư ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, một thực trạng hiện nay là Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đang rơi vào tình trạng kinh tế lạm phát nên chính sách tài khóa rất thắt chặt, lãi xuất ngân hàng tăng cao; do đó, năm 2012 hàng loạt các doanh nghiệp trong nước đã tuyên bố phá sản. Theo tôi, để thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thực tế là một điều rất khó khăn, thậm chí là không thể. Bạn có hỏi là tại sao Việt Nam đang cần vốn mà vẫn đầu tư ra nước ngoài ? Tôi xin trả lời như sau :
Thứ nhất, câu chuyện đầu tư ra nước ngoài nó mang màu sắc chính trị rất lớn. Thị trường nước ngoài mà Việt Nam đầu tư chủ yếu là Lào, Campuchia. Đối với các nước Châu Âu như Mỹ, Pháp, Úc… chúng ta không thể ngang tầm với họ vì Việt Nam là một quốc gia kém phát triển, hơn nữa, để đầu tư vào những nước phát triển như vậy liệu chúng ta có đáp ứng đủ yêu cầu mà nước tiếp nhận đầu tư quy định không ?
Thứ hai, có thể nói nguồn vốn chuyển sang nước ngoài đôi khi không mang tính « thực chất » hay nói cách khác là « khoản tiền đen » của các Nhà đầu tư tránh rủi ro cho mình. Tuy nhiên, điều này không được đồng tình.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài – Công ty luật LVN Group