– Khi vợ sinh phẫu thuật thì chồng được nghỉ bao nhiêu ngày?

– Em muốn đăng ký người phụ thuộc cho con của em, bố mẹ ruột và bố mẹ vợ, thì cần những hồ sơ và thủ tục gì?

Mong Luật sư giải đáp cho em những điều trên. Em có tìm hiểu sơ trên mạng nhưng do luật thay đổi liên tục nên em cũng không biết chắc là cái nào đúng.

Chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group rất nhiều.

Người gửi: Huy Hien

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luậtcủa Công ty Luật LVN Group.

Hỏi về luật lao động, vợ sinh chồng được nghỉ mấy ngày?

Tư vấn luật lao động trực tuyến gọi:1900.0191

Trả lời

Câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1/Theo quy định hiện hành, khi lao động nữ sinh con thì chỉ lao động nữ được nghỉ việc (theo chế độ thai sản), chưa có quy định về lao động nam được nghỉ việc chăm sóc vợ và con. Điều 27, 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định:

“Điều 27. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

“Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Như vậy, nam giới có vợ sinh con không thuộc đối tượng được nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Vấn đề bạn đang băn khoăn là chính sách được dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề cập. Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày làm việc, kể từ 30 ngày đầu vợ sinh con. Đối với trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật, lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 7 ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Theo đó, lao động nam có thời gian tham gia BHXH theo quy định và có vợ sinh con thì được nghỉ thai sản 5 – 7 ngày làm việc.

Tuy nhiên, hiện nay Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) chưa được thông qua. Vì thế chưa có căn cứ để áp dụng quy định này. Do vậy, bạn sẽ không được nghỉ khi vợ bạn sinh con 

2.Vấn đề bạn muốn đăng ký người phụ thuộc cho con của bạn , bố mẹ ruột và bố mẹ vợ, thì cần những hồ sơ và thủ tục gì

 Trường hợp của bạn muốn  đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh khi đóng thuế thu nhập cá nhân thì sẽ thực hiện theo thủ tục như sau:

Cá nhân có thu nhập dưới mức phải nộp thuế TNCN không phải làm thủ tục đăng ký người phụ thuộc. 

1, Thủ tục đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công
a) Đăng ký người phụ thuộc lần đầu: 
– Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công đăng ký người phụ thuộc theo Mẫu số: 16/ĐK-TNCN (Ban hành kèm theo
Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính) có hiệu lực từ ngày 20/12/2013) áp dụng từ ngày 1/1/2014. Tải mẫu đăng ký người phụ về tại đây: Mẫu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh (Mẫu số: 16/ĐK-TNCN)
– Nộp hai (02) bản cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập để làm căn cứ tính giảm trừ cho người phụ thuộc. 

+ Trường hợp người phụ thuộc cùng hộ khẩu với đối tượng nộp thuế thì không cần xác nhận của UBND cẫp xã mà chỉ cần bản sao hộ khẩu.
+ Trường hợp người phụ thuộc không cùng hộ khẩu nhưng đang sống cùng đối tượng nộp thuế: mẫu số 21a/XN-TNCN.
+ Trường hợp người phụ thuộc không sống cùng đối tượng nộp thuế nhưng đối tượng nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng: mẫu số 21b/XN-TNCN.
+ Trường hợp người phụ thuộc là người tàn tãt không có khả năng lao động: mẫu 22/XN-TNCN.
Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh tế, các cơ quan hành chính sự nghiệp có bố, mẹ, vợ (chồng), con và những người khác thuộc đối tượng được tính là người phụ thuộc đã khai rõ trong lý lịch: mẫu số 16/ĐK-TNCN.

– Sau khi đã xác nhận, tổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ một (01) bản đăng ký và nộp một (01) bản đăng ký cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của luật quản lý thuế. 
Riêng đối với cá nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế thì cá nhân nộp một (01) bản đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của Luật Quản lý thuế. 
Theo TT 111/2013/TT-BCTC: 
Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng phát sinh tháng nào thì được tính giảm trừ tháng đó”.
Điểm 2, Mục III công văn số 336/TCT-TNCN ngày 24/01/2013 của Tổng cục Thuế hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2013 có hướng dẫn:
– Trường hợp người nộp thuế đăng ký giảm trừ người phụ thuộc sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng tại Mẫu số 16/ĐK-TNCN khai “thời điểm tính giảm trừ” đúng với thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng thì khi quyết toán thuế TNCN được tính lại theo thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không phải đăng ký lại.

– Trường hợp người nộp thuế đăng ký giảm trừ người phụ thuộc sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng và tại Mẫu số 16/ĐK-TNCN khai “thời điểm tính giảm trừ” sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng, nếu cá nhân thuộc diện phải quyết toán thuế thì khi quyết toán thuế để được tính lại theo thực tế phát sinh, cá nhân đăng ký lại tại Mẫu số 16/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính và gửi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế. 

b) Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc: 
Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo Mẫu số: 16/ĐK-TNCN và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế. 
* Địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: 
– Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là nơi người nộp thuế nộp bản đăng ký người phụ thuộc. 
Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.
– Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc).
Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
Chú ý: Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC.

2, Thủ tục đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh
a) Đăng ký người phụ thuộc
– Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng với tờ khai tạm nộp thuế. Khi có thay đổi (tăng, giảm) về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cơ quan thuế trực tiếp quản lý. 
– Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc theo tờ khai thuế khoán.
– Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày khai giảm trừ gia cảnh (bao gồm cả trường hợp phát sinh tăng, giảm người phụ thuộc hoặc mới ra kinh doanh).
– Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán phải điều chỉnh lại mức thuế đã khoán.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động