1. Vận chuyển trái phép súng đạn nổ?
Thưa Luật sư của LVN Group! Cho tôi hỏi trường hợp tôi nhận chuyển hộ bạn 11 khẩu súng đạn nổ (súng chỉ gây ra tiếng nổ) từ Mĩ về Việt Nam,tôi chỉ là người nhận hàng từ đơn vị ship tại Việt Nam,tôi bị công an mật phục bắt được,người bạn nhờ tôi nay đã bỏ trốn, tôi chưa vi phạm lần nào, tôi đã thành khẩn khai báo toàn bộ với công an điều tra vậy trường hợp của tôi bị xử lí như thế nào ?
Hiện tại tôi đang được cho tại ngoại để tìm người bạn kia,rất mong hồi đáp cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi1900.0191
Trả lời:
Theo Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Công cụ hỗ trợ bao gồm:
a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;…
Như bạn nêu thì bạn nhận chuyển hộ bạn 11 khẩu súng đạn nổ (súng chỉ gây ra tiếng nổ) có thể xếp vào loại công cụ hỗ trợ.
Theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ
“1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
TheoĐiều 10, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình đã ghi nhận về việc xử lí vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
Như vậy với việc bạn có hành vi vận chuyển, tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép thì hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích. Còn nếu hành vi chưa thuộc trường hợp trên thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
2. Nổ súng vào nhà?
Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi bị một người nổ súng vào nhà. Sau đó là đốt nhà gây thiệt hại nhà cửa và hàng hóa trong nhà là 500 triệu đồng. Số hàng hóa đó là của một người khác do t nhận ký gửi, có hợp đồng ký gửi. Sau đó người này còn nhắn tin để đe dọa là giết tôi.
Tôi muốn hỏi về những hành vi của người đó cấu thành tội phạm gì, mức án là bao nhiêu. Bồi thường thiệt hại thì tính như thế nào? Ai có trách nhiệm bồi thường?
Khách hàng: anh Dương
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự – Ảnh minh họa
Trả lời:
Trước tiên công ty xin cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến công ty. Vấn đề của bạn công ty xin trả lại như sau:
Vấn đề thứ nhất xin được làm rõ với anh là vấn đề về tội phạm:
Thứ nhất, về hành vi nổ súng:
Người đó có hành vi nổ súng. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật Quản lý sử dụng vũ kí công cụ hỗ trợ 2017 và công cụ hỗ trợ thì Vũ khí quân dụng được quy định như sau:
Vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
b) Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
c) Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
d) Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Thứ hai về hành vi đốt nhà:
Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
“4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;”
Ta có thể nhận thấy dấu hiệu tội phạm trong hành vi mà người này đối với anh cụ thể như sau:
Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà cụ thể là ngôi nhà của anh và tài sản trong nhà đó, dân đến tài sản mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được, hành vi được thực hiện bằng nhiều phương pháp, phương tiện khác nhau, các hành vi đập phá, đốt.. thì trường hợp của anh người phạm tội thực hiện với phương pháp đốt nhà.
Hậu quả pháp lý là dấu hiệu thiệt hại về tài sản, làm cho tài sản không còn giá trị sử dụng hoặc khó có thể khôi phục được giá trị sử dụng, giá trị tài sản bị hủy hoại phải có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng phải vi phạm vào một trong những trường hợp nhất định. Cụ thể đối với anh thì thiệt hại là trên 500 triệu đồng. Như vậy, tội phạm mà người này thực hiện được quy định tại Điểm a, khoản 4, Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Người thực hiện với lỗi cố ý, biết hành vi của mình sẽ hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả đó xảy ra, chấp nhận những thiệt hại đó để đạt được mục đích của mình.
Động cơ phạm tội, người phạm tội có thể có nhiều động cơ khác nhau như: Thù hằn cá nhân, bất mãn với điều gì đó hoặc che dấu tội phạm…
Như vậy những phân tích ở trên thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Với hành vi nhắn tin đe dọa tính mạng:
Bộ luật hình sự Việt Nam đã quy định: “Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm” (Điều 103).
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã có hướng dẫn về vấn đề này. Hành vi đe dọa giết người “phải xác định hành vi đe dọa giết người là có thật (như: nói trực tiếp công khai là sẽ giết, giơ phương tiện như súng, dao đe dọa), và phải xem xét “căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ…”, một cách khách quan, toàn diện như: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm diễn biến, nguyên nhân sâu xa (nếu có) và trực tiếp của sự việc, mối tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa (về thể lực, tuổi đời, trình độ v.v…). Nếu thông thường ai cũng phải lo lắng là sự đe dọa sẽ được thực hiện, thì đó là trường hợp lo lắng có căn cứ.”
Như vậy, căn cứ vào những gì anh đã trình bày thì người này chỉ nhắn tin đe dọa giết anh nhưng chưa có hành vi nào cụ thể ngay sau khi nhắn tin nên có thể người phạm tội chỉ bị phạt hành chính với mức phạt được quy định điểm a, khoản 1, điều 5, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP (có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác) là chưa đúng với bản chất mức độ nguy hiểm của sự việc. với mức phạt là 100 – 300 nghìn đồng.
Để bảo đảm quyền lợi của mình, cũng như bảo đảm sự an toàn về sức khỏe, tính mạng của anh, anh có quyền gửi đơn lên cơ quan công an cấp trên, viện kiểm sát nhân dân đề nghị vào cuộc xác minh làm rõ, cũng như xử lý dứt điểm, nghiêm minh sự việc, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật tiếp tục xảy ra.
Tuy nhiên với những hành vi nêu trên rất có thể người đốt nhà, nổ súng vào nhà anh có thể sẽ bị truy tố về Tội đe dọa giết người được quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Mức hình phạt đối với nó là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Theo quy định tại điểm c, Khoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội thì người phạm tội với anh có thể bị phạt mức hình phạt tù chung thân.
Vấn đề thứ hai là vấn đề Bồi thường thiệt hại:
Tài sản bị thiệt hại là hàng hóa có thỏa thuận trong hợp đồng ký gửi thì vấn đề bồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện như đã thỏa thuận trong hợp đồng ký gửi giữa anh và người ký gửi.
Tuy nhiên, người phạm tội sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên thiệt hại thực tế mà người đó gây ra cho anh. Ngoài ra anh còn nhận được một khoản tiền đền bù về mặt tinh thần, số tiền này sẽ do hai bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì tối đa không quá 30 tháng lương tối thiếu chung do Nhà nước ban hành.
>> THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN: Luật sư tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực hình sự;
3. Sử dụng súng bắn vào ô tô?
Ngày 12/3, 7 người liên quan vụ truy sát, đập phá, nã đạn vào chiếc xe Civic trên đường Láng – Hòa Lạc đã bị Công an Hà Nội khởi tố bị can về tội giết người và hủy hoại tài sản.
Cụ thể: Nguyễn Quang Đông và Nguyễn Tuấn Đạt bị khởi tố về hành vi giết người và hủy hoại tài sản; Nguyễn Bích Thủy, Phan Tùng Khánh, 33 tuổi và Nguyễn Quang Hinh về hành vi giết người; Trịnh Văn Chung và Nguyễn Anh Tú vì không tố giác tội phạm.
Trong số này, Khánh đã bỏ trốn, cơ quan điều tra đang hoàn tất hồ sơ để truy nã. Cơ quan điều tra xác định, do mâu thuẫn từ vay nợ tiền bạc và cầm cố ôtô. Khánh huy động nhiều người, mang theo hung khí như dao, súng đi trên 4 ôtô đến quán karaoke ở quận Cầu Giấy để tìm “địch thủ” là Bạch Thanh Phong.
Không thấy Phong ở quán, nhóm này liền chia nhau đi tìm. Phát hiện chiếc xe của Phong ở đường Phạm Hùng nhóm của Khánh lập tức đuổi theo.
Suốt chặng đường dài gần 15 km truy đuổi, đến xã Ngọc Liệt, Quốc Oai, một trong số chiếc xe của nhóm Khánh đã đuổi kịp chiếc Civic của Phong, ép sát xuống vệ đường Láng – Hòa Lạc. Một người trong nhóm truy sát dùng súng thể thao bắn vào thành xe của Phong và chém một người bị thương.
4. SỬ dụng sún tự chế có vi phạm pháp luật không?
Trước tiên công ty xin cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến công ty. Vấn đề của bạn công ty xin trả lại như sau:
Súng tự chế là những loại sung được tạo ra không theo quy đinh pháp luật. Theo đó việc sử dụng súng tự chế có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luât.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình tại 10 việc sử dụn súng tự chế như sau:
Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
b) Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
c) Cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
d) Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa không còn giá trị sử dụng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;
b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;
c) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;
d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;
đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
e) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng;
g) Không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Mua, bán các loại phế liệu, phế phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
c) Cưa hoặc tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, thủy lôi và các loại vũ khí khác để lấy thuốc nổ trái phép;
d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;
đ) Làm mất vũ khí, công cụ hỗ trợ.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
b) Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm;
c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí thể thao;
đ) Vận chuyển vũ khí, các chi tiết vũ khí quân dụng, phụ kiện nổ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép hoặc không có các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
e) Bán vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) cho các đơn vị chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép;
b) Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm.
7. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp thì bị xử lý theo Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, quản lý vật liệu nổ công nghiệp.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa trong thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, d Khoản 3; Điểm b Khoản 4 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi, hủy bỏ giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này
Mặt khác việc sử dụng súng tự chế còn có hể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 304 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng: từ 03 đến 10 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 01 đến 05 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 05 đến 15 quả mìn, lựu đạn; từ 03 đến 10 quả đạn cối, đạn pháo; từ 300 đến 1.000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 200 đến 600 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly; từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam thuốc nổ các loại hoặc từ 1.000 đến 3.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ; từ 3.000 mét đến dưới 10.000 mét dây cháy chậm, dây nổ.
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
đ) Vật phạm pháp có số lượng: từ 11 đến 30 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 6 đến 20 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 16 đến 45 quả mìn, lựu đạn; từ 11 đến 30 quả đạn cối, đạn pháo; từ 1.001 đến 3000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 601 đến 2.000 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly; từ trên 31 kilôgam đến 100 kilôgam thuốc nổ các loại; từ 3.001 đến 10.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ hoặc từ 10.000 mét đến dưới 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng: từ 31 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên trở lên; từ 21 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41 trở lên; từ 46 quả mìn, lựu đạn trở lên; từ 31 quả đạn cối, đạn pháo trở lên; từ 3001 viên đạn trở lên (đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống); từ 2.001 viên đạn súng máy cao xạ trở lên (đạn cỡ 12,7 ly đến 25 ly); từ 101 kilôgam trở lên thuốc nổ các loại; từ 10.001 nụ xuỳ hoặc ống nổ trở lên hoặc từ 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ trở lên.
b) Làm chết 03 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
5. Chế tạo vật liệu nổ tại nhà có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo quy định pháp luật việc chế tạo vật liệu nổ à ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên việc bạn chưa được cấp phép đủ đièu kện chế tạo thì việc chees tạo vật liệu nổ là hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy dịnh tại điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam hoặc từ 1.000 đến 3.000 nụ xùy hoặc ống nổ; từ 3.000 mét đến dưới 10.000 mét dây cháy chậm, dây nổ;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Thuốc nổ các loại từ trên 31 kilôgam đến 100 kilôgam; từ 3.001 đến 10.000 nụ xùy hoặc ống nổ hoặc từ 10.000 mét đến dưới 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Thuốc nổ các loại từ 101 kilôgam trở lên; từ 10.001 nụ xuỳ hoặc ống nổ trở lên hoặc từ 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ trở lên;
b) Làm chết 03 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 20iều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng: từ 03 đến 10 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 01 đến 05 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 05 đến 15 quả mìn, lựu đạn; từ 03 đến 10 quả đạn cối, đạn pháo; từ 300 đến 1.000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 200 đến 600 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly; từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam thuốc nổ các loại hoặc từ 1.000 đến 3.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ; từ 3.000 mét đến dưới 10.000 mét dây cháy chậm, dây nổ.
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
đ) Vật phạm pháp có số lượng: từ 11 đến 30 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 6 đến 20 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 16 đến 45 quả mìn, lựu đạn; từ 11 đến 30 quả đạn cối, đạn pháo; từ 1.001 đến 3000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 601 đến 2.000 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly; từ trên 31 kilôgam đến 100 kilôgam thuốc nổ các loại; từ 3.001 đến 10.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ hoặc từ 10.000 mét đến dưới 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
) Vật phạm pháp có số lượng: từ 31 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên trở lên; từ 21 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41 trở lên; từ 46 quả mìn, lựu đạn trở lên; từ 31 quả đạn cối, đạn pháo trở lên; từ 3001 viên đạn trở lên (đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống); từ 2.001 viên đạn súng máy cao xạ trở lên (đạn cỡ 12,7 ly đến 25 ly); từ 101 kilôgam trở lên thuốc nổ các loại; từ 10.001 nụ xuỳ hoặc ống nổ trở lên hoặc từ 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ trở lên.
b) Làm chết 03 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Trân trọng cảm ơn!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group