Trong hợp đồng lao đồng ngoài những điều khoản khác nhà trường còn yêu cầu thế chấp 10 triệu đồng và sẽ hoàn trả đủ khi hết hợp đồng và nghỉ việc tại trường khi không có vi phạm gì. Hợp đồng có hiệu lực là 30 tháng. Tôi đã làm công tác tại trường là 16 tháng nhưng vì nhiều lý do ( nhà xa, con nhỏ) nên trong quá trình đang công tác tại trường tôi đã chủ động liên lạc và tìm việc tại một ngôi trường gần nhà sau khi đã được nhận vào trường mới. tôi đã gọi điện thông báo xin nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động tại trường cũ. Mục đích của tôi là muốn lấy lại số tiền đã thế chấp. Vậy Xin được hỏi Luật sư của LVN Group những câu sau:
-Trong luật lao động, người sử dụng lao động có được quyền yêu cầu và giữ tiền của người lao động không?
– Nếu bây giờ tôi viết đơn khởi kiện yêu cầu nhà trường ( nơi tôi đã làm việc trước đây) hoàn trả lại số tiền mà tôi đã thế chấp thì có đúng không và có được trả lại số tiền trên hay không?
– Nếu nhà trường đồng ý trả tiền ( nhưng sẽ phải bị trừ một số %) thì tôi sẽ phải bị trừ khoảng bao nhiêu %. (có luật này không?)
– Trong hợp đồng lao động mà tôi đã ký kết với nhà trường chỉ ghi là “sẽ trả lại số tiền đã thế chấp khi kết thúc hợp đồng và nghỉ việc tại trường khi không có vi phạm gì”.
– Nếu bây giờ tôi gửi đơn tại tòa thì bên nào sẽ phải chịu mọi kinh phí.
Xin Luật sư của LVN Group lưu ý: Thành phần Ban giám hiệu nhà trường bao gồm: – Mẹ – Hiệu trưởng, Con gái ruột – Kế toán
Kính mong Luật sư của LVN Group xem xét và hồi âm sớm. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật lao động công ty luật LVN Group.
Luật sư tư vấn luật lao động gọi: 1900.0191
Trả Lời:
Kính thưa Quý khách hàng, Công ty TNHH Luật LVN Group đã nhận được yêu cầu của Quý khách. Vấn đề của Quý khách chúng tôi xin giải đáp như sau:
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật lao động 2012
Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án
Nội dung phân tích:
1. Theo điều 20 bộ luật lao động quy định thì người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
“Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”
2. Do nhà trường đã làm sai thuộc vào những hành vi không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng. Bạn có thể khởi kiện và lấy lại được số tiền đã thế chấp
3. Vì số tiền nhà trường yêu cầu bạn thế chấp để thực hiện hợp đồng là trái với quy định của pháp luật do đó nếu nhà trường trả lại sổ tiền cho bạn thì sẽ phải hoàn trả lại số tiền bạn đã thế chấp mà không trừ. Tuy nhiên nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì bạn phải bồi thường cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 43 BLLĐ.
4. Trong trường hợp bạn gửi đơn tại tòa thì theo điều 27, 30 pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án quy định:
“Điều 27. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm
1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
2. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.
3. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.
4. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.
5. Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.
6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.
7. Mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản, phần di sản mà họ được hưởng, được chia trong trường hợp các bên đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản mà mình được hưởng trong khối di sản thừa kế và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó.
8. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
9. Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia.
10. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ theo quyết định của Tòa án phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch.
11. Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí quy định.
12. Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó.
13. Trong vụ án có người không phải nộp hoặc được miễn nộp án phí dân sự sơ thẩm thì những người khác vẫn phải nộp án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều này.”
“Điều 30. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm
1. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm.
2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ nộp án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 131 của Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 27 của Pháp lệnh này.
3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
4. Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm. Đương sự rút kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm.
5. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì đương sự kháng cáo phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm. Về án phí dân sự sơ thẩm, nếu các đương sự tự thỏa thuận được với nhau thì các đương sự chịu án phí dân sự sơ thẩm theo thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án xác định lại án phí dân sự sơ thẩm theo nội dung thỏa thuận về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm.
6. Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm và được bị đơn đồng ý thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm.
7. Trong vụ án có người không phải nộp hoặc được miễn nộp án phí dân sự phúc thẩm thì những người khác vẫn phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại các khoản 1, 4, 5 và 6 Điều này.”
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailhoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.0191.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn luật lao động.