vì nếu thuê lại thì công ty kia lại có khoản doanh thu cho thuê xe và họ bị tính thuế TNDN, vậy em chỉ làm hợp đồng mượn tài sản có được không ạ. Em xin cảm ơn.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật thuế của công ty luật LVN Group,
>> Luật sư tư vấn pháp luật thuế gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình đến Công ty Luật LVN Group, căn cứ vào những thông tin mà bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:
1.Xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – ( Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định )
– Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = ( Doanh thu – Chi phí được trừ ) + Các khoản thu nhập khác
Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh thì thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh là tổng thu nhập của tất cả các hoạt động kinh doanh. Trường hợp nếu có hoạt động kinh doanh bị lỗ thì được bù trừ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động kinh doanh có thu nhập do doanh nghiệp tự lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh còn thu nhập.
2. Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ- CP hướng dẫn luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 . Đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và có thu nhập quy định tại Khoản 2 Điều 3 thì thu nhập này được xác định là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
– Thu nhập khác bao gồm:
+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp). Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn.
+ Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định này;
+ Thu nhập từ quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
+ Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), trong đó có các loại giấy tờ có giá khác.
+ Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ.
+ Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí.
+ Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được;
+ Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;
+ Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra;
+ Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng (không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư) trừ (-) đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật nhận được;
+ Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, trừ trường hợp cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100 % vốn điều lệ. Doanh nghiệp nhận tài sản được hạch toán theo giá đánh giá lại khi xác định chi phí được trừ quy định tại Điều 9 Nghị định này;
+ Các khoản thu nhập khác bao gồm cả thu nhập được miễn thuế quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 4 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
3. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
3.1 Các khoản chi được trừ
Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
– Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
3.2 Các khoản chi không được được trừ
Một số ví dụ về các khoản chi không được trừ bao gồm:
– Chi phí khấu hao tài sản cố định vượt mức quy định hiện hành
– Tiền lương, tiền công cho NLĐ thực tế không chi trả hoặc không quy định cụ thể trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
– Phúc lợi nhân viên vượt mức một tháng lương bình quân.
– Các khoản trích lập quỹ nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ không theo quy định hiện hành.
– Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm ( trừ trường hợp doanh nghiệp không diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật được phép trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm) và các khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động vượt quá quy định của Bộ luật lao động.
– Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho các cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức chi phí phân bổ theo doanh thu trong kỳ.
– Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ doanh nghiệp.
– Phần chi phí lãi trả tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh cho các đối tượng không phải là tổ chức kinh tế hoặc tổ chức tín dụng, vượt quá 1,5 lần mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
– Các khoản trích, lập và sử dụng dự phòng như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ khó đói, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, bảo hành sản phẩm, hàng hóa hoặc công trình xây dựng không theo đúng hướng dẫn của Bộ tài chính về trích lập dự phòng.
– Lỗ chệnh lệch tỷ giá đối hoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trừ lỗ chênh lệch tỷ giá đối hoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả cuối kỳ tính thuế.
– Các khoản chi trả tài trợ, ngoại trừ những khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai hoặc làm nhà tình nghĩa cho người nghèo có đủ hồ sơ xác định theo quy định.
– Các khoản tiền phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp.
– Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
– Khoản chi phí liên quan trực tiếp đến phát hành, mua hoặc bán cổ phiếu.
– Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế, thuế TNDN và thuế TNCN.
Từ năm 2015, mức khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mãi đã được bãi bỏ. Đối với một số công ty như các công ty bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán và xổ số kiến thiết, Bộ tài chính có hướng dẫn cụ thể về các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN. Các doanh nghiệp thành lâp, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ trước khi tính thuế TNDN, tuy nhiên cũng cần thỏa thuận một số điều kiện theo quy định để được trừ.
Nội dung phân tích.
Theo hướng dẫn tại công văn 4708 về việc mượn xe có hướng dẫn như sau:
“…Công ty có ký hợp đồng mượn xe ô tô theo quy định của pháp luật và thực tế có sử dụng vào mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì Công ty được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng nếu các khoản chi phí được nêu cụ thể trong hợp đồng”
Vậy hợp đồng mượn xe của doanh nghiệp bạn nêu rõ hoạt động mượn xe ô tô phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các khoản chi phí phát sinh đối với xe ô tô được nêu rõ tại hợp đồng mượn xe do bên mượn chi trả, vậy bên mượn xe sẽ được đưa những chi phí nêu trên vào chi phí hợp lý được trừ của doanh nghiệp.
Thứ hai căn cứ thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp có hướng dẫn như sau:
“ Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”
Vậy để đưa chi phí xăng xe đối với xe đi mượn vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp doanh nghệp cần chuẩn bị các điều kiện & chứng từ sau:
Mục đích mượn xe trực tiếp phụ vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hợp đồng mượn xe ( đảm bảo đủ các yêu tố về chi phí phát sinh…)
Hóa đơn chứng từ liên quan tới các khoản chi phí phát sinh ( xăng dầu , sửa chữa …)
Có chứng từ thanh toán ( trường hợp Chi phí trên 20 triệu cần đảm bảo thanh toán không dùng tiền mặt )
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.0191