1. Hướng dẫn cách lấy lại tiền đặt cọc đúng luật ?

Thưa Luật sư! Vợ chồng tôi hiện nay tạm trú tại huyện Bình Chánh.tphcm. chúng tôi có làm thủ tục mua mảnh đất của công ty cổ phần Đ, trụ sở chính tại đường cộng hòa, quận tân bình. tp hcm với giá 490 triệu, diện tích gần 70 mét vuông, do chỉ có 150 triệu nên phải vay ngân hàng số tiền 340 triệu.
Phía cty nhà đất đứng ra lo thủ tục, và cam kết nếu giao dịch với ngân hàng không thành công sẽ hoàn trả số tiền đặt cọc của vc tôi là 30 triệu( cam kết này không có trong phiếu đặt cọc). nay công ty thông báo là ngân hàng chỉ cho vay tối đa 200tr thôi. bây giờ muốn lấy lại tiền đặt cọc thì trước tiên chúng tôi phải làm việc với ngân hàng để thống nhất giao dịch với ngân hàng ko thành công thì mới được, tuy nhiên tôi đợi nửa tháng mà ko thấy ngân hàng gọi, hỏi cty tên ngân hàng và số điện thoại để tôi gặp thì công ty ko trả lời mà cứ bảo giờ này giờ kia ngân hàng gọi, hiện tại tôi liên lạc với người trực tiếp tư vấn hướng dẫn và nhận hồ sơ của mình nhưng người này cố tình ko gặp mặt. nói chung bây giờ tôi muốn lấy lại tiền thì phải gặp ngân hàng trước nhưng ko biết phải làm sao gặp vì công ty họ ko cung cấp thông tin gì.
Vậy xin hỏi liệu tôi có thể làm gì để lấy lại tiền, cty họ làm vậy có hợp pháp ko, nếu họ cố tình ko để chúng tôi gặp ngân hàng thì sao?
Xin chân thành cảm ơn, Luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự về đòi tiền đặt cọc:1900.0191

Trả lời:

Thưa quý khách hàng! Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Qua những gì bạn trình bày thì việc vợ chồng bạn đặt cọc 30 triệu là để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng mua mảnh đất giữa bạn với công ty Đ. Căn cứ vào quy định tại khoản 2, điều 358 Bộ luật dân sự năm 2005 (Bộ luật dân sự năm 2015).

Điều 358. Đặt cọc

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Theo quy định của pháp luật thì đối với số tiền đặt cọc bạn sẽ được lấy lại khi hợp đồng giữa bạn với công ty Đ được thực hiện hoặc bên phía công ty từ chối việc thực hiện hợp đồng dân sự đối với bạn. Trong trường hợp, phía công ty từ chối hay có dấu hiệu muốn từ chối việc giao kết hợp đồng mua bán đất, bạn có thể yêu cầu công ty trả lại khoản tiền đã đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, ngoài ra có thể thỏa thuận khác phụ thuộc vào hai bên.

Như đã trình bày ở trên, thì công ty không hoàn thành nghĩa vụ của giao dịch dân sự về việc thay vợ chồng bạn làm thủ tục vay vốn nên họ sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự được quy định tại khoản 1, điều 304 Bộ luật dân sự 2005

Điều 304. Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc

1. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Vậy bạn có thể yêu cầu bên Công ty Đ thực hiện theo thỏa thuận hoặc buộc họ phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

2. Lấy lại tiền đặt cọc khi không muốn tiếp tục hợp đồng có được không ?

Xin chào luật LVN Group! Em có câu hỏi mong được tư vấn như sau: Ngày 24/4 em có lại trung tâm nha khoa để tư vấn niềng răng, sau khi thăm khám và được biết chi phí là 18 triệu đồng, lúc đó em chưa có đủ tiền nên có nói là để em suy nghĩ lại và ra về.

Đến ngày 31/8 em được tin là trung tâm nha khoa đang có chương trình khuyến mãi giảm giá 20% cho các loại hình, trong đó có chỉnh nha niềng răng. Chiều hôm 31/8 em lại trung tâm và được trung tâm thăm khám thêm 1 lần nữa và đưa ra cho em mức giá 30 triệu giảm 20% còn 24 triệu, sau đó em có nói là tháng trước em khám là 18 triệu, thì bên nha khoa khoa nói lại rằng trường hợp răng miệng của em sẽ chia ra 2 trường hợp nếu làm gói 18 triệu thấy không được thì phải chi thêm tiền làm gói 30 triệu.

Sau đó em đồng ý để đặt cọc làm trường hợp 18 triệu. Sau khi ra quầy thu ngân thì những anh thu ngân nói với em rằng: “trường hợp của em sẽ không được giảm giá 20% tại vì em đã đến khám hồi tháng 4, mà tháng 4 mức chi phí là 18 triệu nên bây giờ không được giảm. Em phải là gói 30 triệu mới được giảm.” Sau đó em cứ đòi làm rõ thì anh ấy nói với em rằng lúc tháng 4 giá 18 triệu còn bây giờ đã tăng lên 25 triệu rồi nên không thể giảm, tại vì em có khám hồi tháng 4 nên tụi anh mới để nguyên giá cũ rồi anh ấy nói rằng em phải đặt cọc 2 triệu thì mới được giữ gói này còn không sẽ tăng trong thới gian tới. Lúc đó em cũng tin vậy nên đặt cọc, rồi sau khi về nhà lên trang web của trung tâm nha khoa thì em mới thấy rằng bảng giá đó từ đầu tháng 4 đến bây giờ vẫn chưa thây đổi. em thấy mình như bị lừa dối.

Văn phòng Luật sư của LVN Group có thể tư vấn cho em được không ạ, liệu rằng em có thể lấy lại số tiền đặt cọc đó không ạ ? ( em đặt cọc tiền và được bên trung tâm nha khoa viết cho 1 dòng chữ “nhận 2 triệu” bằng số kèm theo 1 chữ kí nhỏ trên tấm card nhỏ xíu chứ không có giấy tờ, hóa đơn cụ thể ạ.)

Em cảm ơn văn phòng nhiều ạ!

Lấy lại tiền đặt cọc khi không muốn tiếp tục hợp đồng có được không?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Một trong những nguyên tắc để xác lập giao dịch dân sự được Bộ Luật Dân sự 2005 ghi nhận là “Thiện chí, trung thực”:

“Điều 6. Nguyên tắc thiện chí, trung thực

Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào.”

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, việc bạn đặt cọc 2 triệu đồng tại Trung tâm nha khoa trên là do bị cung cấp thông tin sai sự thật bởi nhân viên của chính trung tâm đó, tức là ngay từ đầu việc xác lập giao dịch đặt cọc này đã không tuân thủ nguyên tắc thiện chí, trung thực (cụ thể bạn là người bị lừa dối). Do đó, giao dịch này có thể bị tuyên vô hiệu và hậu quả pháp lý là bên kia phải trả lại tiền cọc cho bạn.

Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về đặt cọc như sau:

Điều 358. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Như vậy, về mặt hình thức, việc đặt cọc của bạn không đảm bảo về mặt hình thức do pháp luật quy định (đặt cọc tiền và được bên trung tâm nha khoa viết cho 1 dòng chữ “nhận 2 triệu” bằng số kèm theo 1 chữ kí nhỏ trên tấm card nhỏ xíu chứ không có giấy tờ, hóa đơn cụ thể). Do đó, bạn sẽ gặp bất lợi trong việc đòi lại số tiền trên.

Bạn có thể trình báo sự việc này với cơ quan công an và có thể được nhận lại số tiền trên nếu người mà bạn đặt cọc tiền bị định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của BLHS. Theo quy định tại Điều 139 Bộ Luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã sửa đối:

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

3. Làm thế nào để đòi lại tiền thuê phòng và tiền đặt cọc khi chủ nhà không trả ?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi hiện là nhân viên văn phòng, hiện tại chúng tôi đang thuê nhà, và chưa làm hợp đồng. Chúng tôi có thanh toán tiền phòng 1 tháng là 4 triệu và tiền cọc 1 tháng là 4 triệu, tuy nhiên khi ký hợp đồng chúng tôi nhận thấy chủ nhà có giấu đi một số khoản phí, không thông báo trước khi cho thuê phòng nhưng trong hợp đồng lại có, khiến tiền thuê nhà tăng lên.
Chúng tôi không kí hợp đồng và muốn chủ nhà trả lại tiền cọc cho chúng tôi. Nhưng chủ nhà không trả tiền Phòng và tiền cọc. Vậy vấn đề này nên giải quyết như thế nào ạ? Chúng tôi có thể lấy lại được tiền đã đóng không?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group.

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, gọi:1900.0191

Trả lời :

Bộ luật dân sự năm 2005 quy định :

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.

Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Điều 410. Hợp đồng dân sự vô hiệu

1. Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Điều 492. Hình thức hợp đồng thuê nhà ở

Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 496. Quyền của bên thuê nhà ở

Bên thuê nhà có các quyền sau đây:

1. Nhận nhà thuê theo đúng thoả thuận;

2. Được đổi nhà đang thuê với người thuê khác, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;

3. Được cho thuê lại nhà đang thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;

4. Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận với bên cho thuê, trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà;

5. Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa nhà đang cho thuê trong trường hợp nhà bị hư hỏng nặng.

6. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 498 của Bộ luật nà

Điều 498. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở

1. Bên cho thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên thuê có một trong các hành vi sau đây:

a) Không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

b) Sử dụng nhà không đúng mục đích thuê;

c) Cố ý làm nhà hư hỏng nghiêm trọng;

d) Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang thuê mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê;

đ) Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường của những người xung quanh;

e) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.

2. Bên thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên cho thuê có một trong các hành vi sau đây:

a) Không sửa chữa nhà khi chất lượng nhà giảm sút nghiêm trọng;

b) Tăng giá thuê nhà bất hợp lý.

c) Quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.

3. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà phải báo cho bên kia biết trước một tháng, nếu không có thoả thuận khác.

– Theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi năm 2011 quy định:

Điều 164. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;
e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
i) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;
k) Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;
l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

Điều 165. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện
Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Điều 166. Gửi đơn khởi kiện đến Toà án
1. Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Toà án;
b) Gửi đến Toà án qua bưu điện.
2. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Toà án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

– Với những căn cứ nêu trên, khi ký hợp đồng bạn nhận thấy chủ nhà có giấu đi một số khoản phí, không thông báo trước khi cho thuê phòng nhưng trong hợp đồng lại có, khiến tiền thuê nhà tăng lên, các bạn không ký hợp đồng và muốn chủ nhà trả lại tiền cọc cho các bạn. Nhưng chủ nhà không trả tiền Phòng và tiền cọc thì bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự để đòi lại tiền bạn đã đóng . Với tranh chấp về hợp đồng dân sự này, bạn có thể gửi đơn lên tòa án nhân dân quận, huyện nơi có căn nhà bạn thuê. Bạn cần chuẩn bị những chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tài liệu, chứng cứ sẽ được gửi kèm theo đơn khởi kiện qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại tòa án.

Sau khi được tòa án thụ lý và giải quyết theo quy định của pháp luật thì các bạn có thể lấy lại được tiền đã đóng.

4. Tư vấn đòi tiền đặt cọc 200 triệu ?

Xin chào công ty luật LVN Group, tôi xin trình bày sự việc mong nhận được sự tư vấn và giúp đỡ từ phía các Luật sư của LVN Group: Gia đình tôi có mua một mảnh đất giá 300 triệu đồng, đã đưa trước 200 triệu đồng nhưng chỉ ghi giấy biên nhận mua bán đất và số tiền đưa trước là 200 triệu. Số tiền còn lại giữa năm 2016 sẽ đưa tiếp, tờ biên nhận có sự xác nhận của trưởng ấp nơi bên bán sinh sống nhưng không có xác nhận của cơ quan xã.
Hoàn toàn không có điều kiện ràng buộc nào được ghi. Nay vì gia đình khó khăn về kinh tế nên không có khả năng trả hết số tiền còn lại vì vậy gia đình tôi thống nhất không mua mảnh đất đó nữa. Gia đình tôi đã thương lượng với bên bán đất để lấy lại đủ số tiền đó và không mua đất nữa,bên bán đất có hứa sẽ trả lại số tiền đó nhưng lại bảo rằng khi nào bán được mảnh đất đó cho người khác mới trả tiền lại cho gia đình tôi. Bên bán có thái độ khó chịu và không nói thời gian trả tiền cụ thể là khi nào và thách thức gia đình tôi đi kiện. mắc dù điều kiện bên bán đất có thể trả lại số tiền đó.( ở địa phương họ thuộc diện giàu có ,có nhiều nhà đất và tài giá trị khác).
Vậy tôi xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp gia đình tôi phải giải quyết theo pháp luật như thế nào để buộc bên bán trả lại số tiền cho gia đình tôi, trình tự các bước ra sao? và nếu như bên bán vẫn kiên quyết không trả lại tiền thì gia đình tôi phải làm gì tiếp theo? giấy biên nhận giao tiền mua bán đất mà gia đình tôi đã viết với bên bán có giá trị pháp lý hay không khi đưa ra pháp luật.
Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự về đặt cọc, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Căn cứ vào điều 358 Bộ luật Dân sự 2005 quy định :

“Điều 358. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.

Như vậy đặt cọc là một biện pháp bảo đảm để bảo đảm cho các bên thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Trong trường hợp bạn nêu thì bên muốn mua đất có đặt cọc cho gia đình bạn một khoản tiền là 30 triệu để thực hiện việc chuyện nhượng quyến sử dụng đất và có hợp đồng đặt cọc, như vậy hình thức hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của bộ luật dân sự, nếu các bên không có thỏa thuận gì thì nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết tức bên mua đất thì sẽ mất số tiền đặt cọc đấy. Như vậy, trong trường hợp này nếu bên kia không muốn mua đất nữa tức từ chối giao kết hợp đồng, bạn sẽ không có nghĩa vụ trả lại số tiền đặt cọc trên mà số tiền đấy sẽ thuộc về bạn.

Nếu trong hợp đồng đặt cọc có thỏa thuận là nếu bên đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng thì bên nhận đặt cọc sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc hay hoàn trả lại một phần thì khi đấy sẽ căn cứ vào thỏa thuận quy định cụ thể trong hợp đồng đặt cọc để thực hiện nghĩa vụ trả lại tiền đặt cọc.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

5. Tranh chấp tiền đặt cọc trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Kính thưa Luật sư của LVN Group, tôi có một mảnh đất rộng 100m2 tại phố Nguyễn Sơn, quận Long Biên, trên mảnh đất này có 1 căn nhà cấp 4 và gia đình tôi vẫn đang sinh sống tại đó. Ngày 17/10/2015, bà A có thỏa thuận mua 1 phần đất ( ước tính khoảng 41m2 ) trong tổng số 100m2 đất nói trên và đã đặt cọc 100 triệu đồng.
(khi đó chúng tôi chưa tiến hành đo đạc cụ thể nên chỉ có thể tính diện tích một cách ước chừng). Khi đó bà A có nói gia đình bà chưa cần đất ngay, nên gia đình tôi chưa cần phá dỡ căn nhà để trả mặt bằng cho bà A. Vì cả hai gia đình ( nhà tôi và và A) đều có ý định sẽ xây dựng nhà mới ( trên mảnh đất đó) vào đầu năm 2016 và đã thỏa thuận (miệng) là sẽ tháo dỡ và trả mặt bằng cho bên mua vào thời điểm gia đình tôi khởi công xây nhà mới. Hai bên cũng thảo thuận là toàn bộ chi phí sang tên tách sổ đỏ sẽ do bên mua chịu ( có ghi trong Biên bản nhận cọc) Bên mua ( bà A) vì cũng chưa có tiền trả ngay cho gia đình tôi, nên trong biên bản nhận đặt cọc có ghi “ bên mua sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại cho bên bán trược ngày 1/1/2016, nếu bên mua không thanh toán cho bên bán số tiền còn thiếu ( ước tính khoảng 2 tỷ đồng) trước ngày 1/6/2016 thì sẽ bị mất 100 triệu tiền cọc, ngược lại, nếu bên bán không bán cho bên mua miếng đất ước tính 41m2 nói trên thì bên bán sẽ đền cho bên mua 100 triệu). Sau đó ít lâu, bên mua bắt đầu gây ra rất nhiều chuyện khó chịu cho gia đình tôi, tôi xin được liệt kê ra sau đây: 1. Bên mua yêu cầu được nợ lại 100 triệu tiền mua đất cho đến khi gia đình họ xây xong phần thô trên mảnh đất mới mua ( chúng tôi đồng ý) 2. Sát ngày 1/1/2016 ( hạn trả tiền) bên mua yêu cầu bên bán sang tên sổ đỏ cho bên mua trước khi bên mua thanh toàn tiền ( chúng tôi không đồng ý) 3. Sau đó, bên mua yêu cầu thanh toán 50% tiền đất, số tiền 50% còn lại sẽ thanh toán sau khi tách xong sổ đỏ ( chúng tôi không đồng ý). Bên mua nâng số tiền trả trước lên 70%, rồi 80%…. cuối cùng, gia đình tôi có nói “ chúng tôi chỉ đồng ý cho bên mua nợ lại 50 triệu đồng”. 4. Tiếp theo đó, bên mua yêu gia đình tôi phá dỡ căn nhà cấp 4 đang ở để trả mặt bằng cho họ trước khi tách sổ, chúng tôi đồng ý. Khi chúng tôi thông báo với bên mua rằng chúng tôi sẽ tiến hành tháo dỡ vào ngày 18/1/2016 thì bên mua nói rằng do chúng tôi tháo dỡ nhà quá lâu nên họ không mua nữa. Hiện tại, hai bên đang tranh chấp với nhau về khoản tiền đặt cọc 100 triệu. Họ đã nhiều lần vào nhà tôi để chửi bới thóa mạ và đe dọa (tôi có băng ghi âm).
Kính mong Luật sư của LVN Group tham vấn cho tôi và gia đình được biết:
1. Với trường hợp nói trên thì quyền được phạt cọc thuộc về bên nào ( bên mua hay bên bán) ?
2. Trong trường hợp bên mua tiếp tục quấy rối cho tôi, thì tôi có quyền kiện họ về tội xúc phạm danh dự nhân phẩm cá nhân hay không và họ sẽ bị xử lý như thế nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Thứ nhất, về việc tranh chấp khoản tiền đặt cọc

Điều 358, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

“1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác”

Căn cứ vào quy định trên thì nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết hợp đồng thì tài sản thuộc về bên nhận đặt cọc, hơn thế nữa, hai bên đã thỏa thuận rõ trong biên bản nhận đặt cọc “ bên mua sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại cho bên bán trược ngày 1/1/2016, nếu bên mua không thanh toán cho bên bán số tiền còn thiếu ( ước tính khoảng 2 tỷ đồng) trước ngày 1/6/2016 thì sẽ bị mất 100 triệu tiền cọc, ngược lại, nếu bên bán không bán cho bên mua miếng đất ước tính 41m2 nói trên thì bên bán sẽ đền cho bên mua 100 triệu. Do đó, số tiền 100 triệu tiền cọc trong trường hợp này sẽ thuộc về gia đình bạn.

Thứ hai, về việc xử lý hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm

Theo như bạn đã trình bày, bên mua đất đã nhiều lần đến nhà bạn chửi bới thóa mạ và đe dọa bạn. Tuy nhiên, để kết luận người đó có phạm tội làm nhục người khác theo quy định tại bộ luật hình sự hay hay không thì còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người đó đã thực hiện. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người mua đất đối với bạn, tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý dưới các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Xử phạt vi phạm hành chính:

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình. Điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:….

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

– Yêu cầu bồi thường thiệt hại:

Ðiều 604 Bộ luật Dân sự quy định: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được xác định theo Ðiều 611 Bộ luật Dân sự: Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

-Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại điều 121, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Theo đó:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”

Như vậy tội làm nhục người khác có thể được hiểu là Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Do đó khi hành vi trên của người mua ở mức độ xức phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của bạn thì bạn có thể làm đơn tố giác tới cơ quan điều tra về hành vi trên.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group