1. Cách viết bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phần đấu cho cán bộ Đảng viên
Thực hiện theo Công văn 2952-CV/BTCTW về việc xây dựng cam kết, kế hoạch thực hiện các nghị quyết, quy định của Đảng. Theo đó, Hằng năm, mỗi cán bộ, đảng viên xây dựng 01 bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của cá nhân về các nội dung. Đồng thời, Căn cứ văn bản cam kết của cán bộ, đảng viên, các cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, đảng viên sinh hoạt và công tác thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện cam kết và làm cơ sở kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên cuối năm.
Bộ phận tư vấn Pháp Luật dân sự công ty Luật LVN Group tư vấn cho Quý khách hàng một mẫu bản cam kết tư dưỡng, rèn luyện, phần đấu theo đúng quy định của Pháp Luật hiện hành để quý khách hàng tham khảo để áp dụng với trường hợp của bản thân:
Cụ thể như sau:
1.1 Bản cam kết tư dưỡng, rèn luyện, phần đấu mới nhất
ĐẢNG BỘ……………… |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
…………, ngày…. tháng…. năm 20….…. |
BẢN CAM KẾT
TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN, PHẤN ĐẤU NĂM 20.….
Họ và tên:
Sinh ngày:
Đơn vị công tác:
Chức vụ đảng:
Chức vụ chính quyền, đoàn thể:
Sinh hoạt tại chi bộ:
Sau khi nghiên cứu, học tập các nghị quyết, quy định của Đảng, tôi cam kết nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, cụ thể là các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Về tư tưởng chính trị
(Luôn trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; không có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”).
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
2. Về phẩm chất đạo đức, lối sống
(Luôn rèn luyện, tu dưỡng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; gương mẫu trong công tác và cuộc sống, trong đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí; chấp hành Quy định về những điều đảng viên không được làm; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống).
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
3. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
(Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; đổi mới phương pháp công tác và lề lối làm việc; chấp hành và bảo vệ, tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác; hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao).
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
4. Về tổ chức kỷ luật
(Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; chấp hành sự phân công của tổ chức; tự giác chấp hành các nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy chế, quy định, nội quy của cơ quan, đơn vị và nơi cư trú)[1].
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
5. Về khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm thời gian qua và qua kiểm điểm, đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên cuối năm 20…(nếu có)
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
6. Về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng[2]
(Căn cứ Chỉ thị số 01-CT/TW, ngày 22/3/2016 của Bộ Chính trị về “Học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng” và đặc điểm địa phương, đơn vị phụ trách để xây dựng kế hoạch hành động của cá nhân cho phù hợp).
Bản cam kết này đồng thời là nội dung kế hoạch hành động của bản thân để tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu và là căn cứ để kiểm điểm, đánh giá xếp loại cán bộ, đảng viên cuối năm.
XÁC NHẬN CỦA CHI BỘ[3] NGƯỜI CAM KẾT |
1.2 Hướng dẫn cách viết bản cam kết tư dưỡng, rèn luyện, phần đấu
[1] Căn cứ chức trách, nhiệm vụ được giao, đặc điểm của địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân có thể bổ sung các nội dung 1, 2, 3, 4 cho phù hợp.
[2] Mục này chỉ áp dụng đối với cá nhân là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Các đồng chí đã xây dựng kế hoạch hành động sau khi học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII thì nội dung này là cam kết thực hiện kế hoạch hành động đã xây dựng.
[3] Bản cam kết được làm thành 2 bản, 1 bản cá nhân giữ, 1 bản chi ủy lưu để theo dõi, đánh giá chất lượng đảng viên cuối năm.
Là Đảng viên, bạn cần biết một số những văn bản quy định của nhà nước về những quy định của Pháp Luật về mặt Đảng viên, bên cạnh những điều là Đảng viên không được làm, những điều mà Pháp luật cấm đối với cán bộ đảng viên, thì bạn cần phải viết một số những quy định như bản cam kết tư dưỡng, rèn luyện, phần đấu năm 2019, để tham khảo và áp dụng cho bản thân mình. Căn cứ văn bản cam kết của cán bộ, đảng viên này, các cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, đảng viên sinh hoạt và công tác thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện cam kết và đồng thời, nó sẽ làm cơ sở để kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên cuối năm.
Trân trọng cám ơn Quý khách hàng!
2. Kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tổ chức đảng ?
Luật sư tư vấn:
– Thứ nhất là, về nội dung kiểm điểm
Đối với tập thể lãnh đạo, quản lý
Đối với đảng viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý
– Thứ hai là, các bước tiến hành
Chuẩn bị kiểm điểm
Tổ chức kiểm điểm
3. Vướng mắc về giấy tờ vào Đảng giải quyết thế nào?
– Có nên kê khai tên bố tôi vào hồ sơ hay không?
– Nếu vẫn kê khai vào thì có ảnh hưởng đến công việc của tôi không?
Xin tư vấn Luật sư của LVN Group. Cảm ơn
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191
Trả lời:
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì: Giấy tờ, hồ sơ đi học và đi làm của bạn đều kê khai tên bố và bố mẹ tôi không có giấy tờ kết hôn. Khi còn nhỏ bố bạn đã lậṕ gia đình khác, hộ khẩu hiện tại chỉ có 2 mẹ con.
Như vây, vấn đề đặt ra trong trường hợp của bạn là Giấy khai sinh của bạn có tên của bố bạn hay không?
Theo Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định về giá trị pháp lý của Giấy khai sinh:
“Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh”.
Trường hợp thứ nhất, trong Giấy khai sinh của bạn có tên của bố.
Theo Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội quy định:
“Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”.
Theo Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:
“1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này”.
Nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh mà bố bạn yêu cầu nhận con thì trong Giấy khai sinh của bạn vẫn có tên của bố. Mặc dù bố mẹ bạn chưa có Giấy chứng nhận kết hôn.
Như vây, trong các giấy tờ hồ sơ của bạn đều ghi tên bố là phù hợp với quy định của pháp luật. Quan hệ cha con trong trường hợp này được pháp luật thừa nhận. Khi làm hồ sơ bạn vẫn được khai tên của bố mình. Nếu bạn không khai tên thì hồ sơ sẽ không hợp lệ.
Khi đã có cơ sở pháp lý này mà bạn không được cấp Giấy chứng nhận lớp cảm tình Đảng là không hợp lệ.
Trường hợp thứ hai, Giấy khai sinh chỉ có tên mẹ phần tên bố bỏ trống.
Bạn nên tiến hành các thủ tục nhận cha con vì quan hệ cha con bạn hiện tại chỉ trên cơ sở tình cảm còn không có cơ sở được pháp luật công nhận. Mặt khác, các giấy tờ và hồ sơ của bạn đều ghi tên cha mình. Trong giai đoạn bạn đang chuẩn bị làm hồ sơ vào Đảng thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết
Theo Điều 90 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc nhận cha mẹ của con như sau:
“Điều 90. Quyền nhận cha, mẹ
1. Con có quyền nhậncha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha”.
Bạn có quyền nhận cha của mình trong mọi trường hợp và bạn đã thành niên nên không cần sự đồng ý của mẹ.
Về thẩm quyền đăng ký nhận cha theo Điều 24 Luật số 60/2014/QH13 của Quốc hội : LUẬT HỘ TỊCH quy định:
“Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con”.
Về thủ tục đăng ký nhận cha theo Điều 25 Luật hộ tịch 2014:
“Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc”.
Tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về chứng cứ chứng minh quan hệ cha con như sau:
“Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật”.
Khi không bạn không tiến hành những thủ tục xác nhận quan hệ cha con mà trong hồ sơ vẫn khai tên cha mình thì hồ sơ đó bị sai sót. Bạn có thể không được vào Đảng hoặc bị gián đoạn vì lý lịch không rõ ràng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!
4. Nhần lẫn trong vấn đề chuyển công tác của ban thường vụ Đảng ủy ?
Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 thì:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
Khoản 1 điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội làm nhục người khác như sau:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Việc xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác được hiểu là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Việc đánh giá việc xúc phạm có ở mức độ nghiêm trọng hay không phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; vị trí và môi trường xung quanh; vị trí, vai trò, uy tín của người bị hại trong gia đình, tổ chức hoặc trong xã hội; dư luận xã hội về hành vi xúc phạm đó. Nếu có căn cứ rằng hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của các nhân viên khác đối với gia đình bạn đến mức nghiêm trọng thì bạn có thể tố cáo họ theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
5. Bị xử phạt hành chính có ảnh hưởng đến lí lịch đảng không ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
Trả lời:
Căn cứ theo khoản 1 Điều lệĐiều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam
“Điều 1:
1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.”
Căn cứ theo Hướng dẫn 01-HD/TW thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
3 – Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
b) Nội dung thẩm tra
– Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
Như vậy quy định của Đảng về lí lịch của người được xem xét kết nạp Đảng viên không có quy định cấm về người bị phạt hành chính sẽ không được kết nạp Đảng nên chồng bạn vẫn được xem xét để kết nạp Đảng, tuy nhiên việc đã bị xử phạt hành chính như vậy có ảnh hưởng đến việc xem xét lí lịch cho chồng bạn bởi đã có hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt rồi đây sẽ là một trong các căn cứ để đánh giá về phẩm chất, việc chấp hành pháp luật chủ trương đường lối chính sách của Đảng… của chồng bạn như thế nào và việc chồng bạn được vào Đảng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như lịch sử chính trị, những đóng góp thành tích của chồng bạn như thế nào.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group