Em đã đến xin lỗi họ và gửi họ số tiền chênh lệch. Nhưng họ không đồng ý và nói giám đốc công ty phải đến xin lỗi và họ không trả số tiền của dòng sản phẩm nhầm đã sơn cho nhà họ, tức là em phải trả họ 10 triệu. Luật LVN Group cho em hỏi họ yêu cầu bồi thường như vậy có đúng ko? Em chỉ là kế toán làm công ăn lương, không có nhiều tiền chi trả, em phải làm thế nào ạ?

Em cảm ơn!

Người hỏi: V.M

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật dân sự của Công ty luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn pháp luật về bồi thường thiệt hại, gọi: 1900.0191

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội (văn bản mới: Bộ luật dân sự năm 2015)

Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội

2. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Điều 412 bộ luật dân sự 2005 về  Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự

Việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác;

2. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;

3. Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự 2005 Thực hiện hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm

1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.

3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.

Với trường hợp của bạn, nếu hai bên có ký hợp đồng,  hợp đồng có quy định về điều kiện vi phạm phạt hợp đồng,  hành vi của bạn mà trong hợp đồng có quy định về phạt hợp đồng và không yêu cầu bồi thường, thì bạn chỉ phải thực hiện  nghĩa vụ phạt hợp đồng, số tiền phạt hợp đồng không quá 8% số tiền giá trị hợp đồng. Nếu bạn phải mực tối đó là 8% thì bạn sẽ phải nộp là 3 triệu 2 trăm nghìn Việt Nam đồng.

Theo quy định tại Điều 302 luật thương mại 2005 Bồi thường thiệt hại:

1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Theo quy định tại Điều 303 luật thương mại Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

2. Có thiệt hại thực tế;

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Theo quy định tại Điều 304. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Với trường hợp của bạn, việc bạn làm do nhầm lẫn không thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm, nên việc bạn bồi thường thì vẫn phải sảy ra.  Bên yêu cầu bồi thường phải có nghĩa vụ chứng minh tổn thất do hành vi mà bạn gây ra. Nếu bên yêu cầu bồi thường chứng minh được thì bạn không có nghĩa vụ phải thực hiện bồi thường. 

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật dân sự – Công ty luật LVN Group