1. Hướng dẫn thủ tục hoàn thuế GTGT mới nhất ?

Xin chào Luật LVN Group ! Công ty tôi là công ty xuất nhập khẩu. Tôi muốn hoàn thuế thì cần có những điều kiện gì ? Công ty tôi phải có những giấy tờ gì ? Thủ tục như thế nào ?
Mong Luật sư tư vấn giúp !

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất về Điều kiện hoàn thuế GTGT theo Quy định Tại Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm 1, 2, 3, 4, 5 Điều 18 Thông tư này phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau.

Ngoài ra tại Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC quy định về các trường hợp được hoàn thuế GTGT:

Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuếgiá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.

Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau: Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.

Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.

Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng Theo điều 10 Thông tư 99/2016/TT-BTC quy định :

– Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước (mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính) (sau đây gọi là Thông tư 156/2013/TT-BTC).

– Các tài liệu khác theo quy định tại Thông tư 156/2013/TT-BTC bao gồm : Hợp đồng mua bán, gia công, tờ khai hải quan, chứng từ thanh toán qua ngân hàng …

Người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức đáp ứng đầy đủ các Điều kiện về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng và pháp luật về quản lý thuế, lập và gửi hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế.

Chi nhánh, đơn vị phụ thuộc của người nộp thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 và không phải là đơn vị kế toán lập báo cáo tài chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13, khi đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng phải có văn bản ủy quyền của doanh nghiệp trụ sở chính theo quy định của pháp luật về uỷ quyền.

Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính. Người nộp thuế đã gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế nhưng sau đó có văn bản hủy đề nghị hoàn thuế thì người nộp thuế được khai Điều chỉnh, bổ sung số thuế đề nghị hoàn chuyển khấu trừ tiếp vào tờ khai thuế giá trị gia tăng của kỳ kê khai tiếp theo kể từ thời Điểm có văn bản hủy đề nghị hoàn thuế, nếu đáp ứng đủ Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

2. Quy trình lựa chọn thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam ?

Ngày 20 tháng 6 năm 2012, Tổng Cục Thuế (Bộ Tài Chính) ban hành Quyết định 783/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình lựa chọn doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và quy trình thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của ngân hàng:
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
————————
Số: 783/QĐ-TCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP BÁN HÀNG THÍ ĐIỂM HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUA TẠI VIỆT NAM MANG THEO KHI XUẤT CẢNH QUA CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI VÀ SÂN BAY QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT VÀ QUY TRÌNH THANH TOÁN, HOÀN TRẢ SỐ TIỀN THUẾ ĐÃ ỨNG TRƯỚC, TIỀN PHÍ DỊCH VỤ HOÀN THUẾ CỦA NGÂN HÀNG
————————-
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất;
Căn cứ Thông tư số 58/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ nêu trên;
Căn cứ Quyết định số 1317/QĐ-BTC ngày 28/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 58/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện một số nội dung của Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Căn cứ Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kê khai và kế toán thuế thuộc Tổng cục Thuế;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình lựa chọn doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và quy trình thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của ngân hàng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Riêng quy trình thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của ngân hàng thương mại làm đại lý hoàn thuế có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012.
Điều 3. Thủ trưởng các Vụ và đơn vị tương đương thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như điều 3;
– Lãnh đạo Bộ Tài chính (để b/c);
– Lãnh đạo Tổng cục Thuế;
– Vụ PC, CST (BTC);
– Tổng cục Hải Quan (để p/h chỉ đạo thực hiện);
– Kho Bạc Nhà nước (để p/h chỉ đạo thực hiện);
– Website Bộ Tài chính;
– Website Tổng cục Thuế;
– Lưu: VT, KK(3b).
TỔNG CỤC TRƯỞNG

Bùi Văn Nam

QUY TRÌNH
LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP BÁN HÀNG THÍ ĐIỂM HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUA TẠI VIỆT NAM MANG THEO KHI XUẤT CẢNH TẠI SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI VÀ SÂN BAY QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT VÀ QUY TRÌNH THANH TOÁN, HOÀN TRẢ SỐ TIỀN THUẾ ĐÃ ỨNG TRƯỚC, TIỀN PHÍ DỊCH VỤ HOÀN THUẾ
CỦA NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ-TCT ngày 20/6/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
Phần Một: QUY ĐỊNH CHUNG
I. MỤC ĐÍCH
– Xác định cụ thể nội dung và trình tự công việc cơ quan thuế, công chức thuế thực hiện lựa chọn doanh nghiệp tham gia bán hàng thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Điều 11 Thông tư số 58/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài chính.
Xác định cụ thể nội dung và trình tự các bước công việc cần phải làm của cơ quan thuế khi thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế được hưởng của ngân hàng thương mại theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Điều 19 Thông tư số 58/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài chính.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này được áp dụng đối với cơ quan Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế trong việc giải quyết lựa chọn doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của ngân hàng theo quy định của Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 58/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 hướng dẫn thi hành quyết định này.
III. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
Các chữ viết tắt và từ ngữ trong Quy trình này được hiểu như sau:
– QHS: Ứng dụng theo dõi nhận, trả hồ sơ thuế.
– QLCV: Ứng dụng quản lý công văn-tờ trình.
– NHTM: Ngân hàng Thương mại làm đại lý hoàn thuế.
– NSNN: Ngân sách nhà nước.
– NNT: Người nộp thuế.
– GTGT: Giá trị gia tăng.
– CQT: Cơ quan thuế.
– Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ: Phòng Hành chính thuộc Cục Thuế, Đội thuộc Chi cục Thuế có chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, bao gồm: tiếp nhận trực tiếp từ NNT (Bộ phận “một cửa”), tiếp nhận qua đường bưu chính và tiếp nhận qua giao dịch điện tử.
– Bộ phận “một cửa”: Là bộ phận có chức năng tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ người nộp thuế theo Quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của NNT theo cơ chế “một cửa” ban hành kèm theo Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC ngày 18/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
– Bộ phận KK&KTT: Phòng Kê khai và kế toán thuế thuộc Cục Thuế; Đội Kê khai-kế toán thuế hoặc Đội Kê khai-kế toán thuế và tin học thuộc Chi cục Thuế.
– Bộ phận Kiểm tra: Phòng thuộc Cục Thuế, Đội thuộc Chi cục Thuế có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra tại trụ sở NNT.
– Bộ phận HCVT: Phòng Hành chính thuộc Cục Thuế, Đội thuộc Chi cục Thuế có chức năng, nhiệm vụ thực hiện công tác hành chính, văn thư.
Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg: Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
– Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC: Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC ngày 18/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của NNT theo cơ chế “một cửa”.
– Thông tư số 28/2011/TT-BTC : Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ.
– Thông tư số 58/2012/TT-BTC: Thông tư số 58/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Phần Hai
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A. QUY TRÌNH LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP BÁN HÀNG THÍ ĐIỂM HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUA TẠI VIỆT NAM MANG THEO KHI XUẤT CẢNH TẠI SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI VÀ SÂN BAY QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT
I/ Quy trình đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh tại Sân bay Quốc tế Nội Bài và Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất.
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT
Việc tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT được thực hiện theo cơ chế “một cửa” ban hành kèm theo Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC. Cụ thể như sau:
1. Trường hợp hồ sơ doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT gửi qua đường bưu chính, bộ phận hành chính văn thư tiếp nhận hồ sơ thực hiện:
– Đăng ký văn bản “đến” theo quy định.
– Nhập vào chương trình ứng dụng QHS của ngành Thuế.
– Chuyển hồ sơ đến bộ phận “một cửa” ngay sau khi hoàn thành nhập dữ liệu vào ứng dụng QHS.
– Thời gian chuyển đến bộ phận “một cửa” không quá 01 (một) ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận.
2. Trường hợp hồ sơ doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT nộp trực tiếp tại bộ phận “một cửa” và hồ sơ do bộ phận hành chính văn thư chuyển đến, bộ phận “một cửa” thực hiện:
– Kiểm tra tính đầy đủ, đúng thủ tục của hồ sơ đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT theo quy định của Quyết định số 05/2012/QĐ-TTgThông tư số 58/2012/TT-BTC.
– Trường hợp hồ sơ doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT chưa đầy đủ, chưa đúng thủ tục:
+ Hồ sơ doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT nhận trực tiếp từ doanh nghiệp: Hướng dẫn, cung cấp mẫu biểu cho doanh nghiệp để bổ sung, điều chỉnh hồ sơ đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT theo quy định.
+ Hồ sơ doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT nhận qua đường bưu chính: Lập Thông báo hồ sơ chưa đủ, chưa đúng thủ tục (mẫu số 01/QTr-TB ban hành kèm theo Quy trình này) chuyển bộ phận hành chính văn thư gửi người nộp thuế. Thời gian thực hiện chậm nhất không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT.
– Trường hợp hồ sơ doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT đã đầy đủ, đúng thủ tục, thực hiện:
+ Đăng ký văn bản “đến” theo quy định.
+ Nhập vào chương trình ứng dụng QHS của ngành Thuế.
+ Lập và in Phiếu hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế cho người nộp thuế từ chương trình ứng dụng nhận trả hồ sơ của ngành Thuế để gửi người nộp thuế và lưu 01 bản, trong đó thời gian hẹn trả kết quả là 7 (bẩy) ngày làm việc kể từ ngày CQT nhận đủ hồ sơ doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT theo quy định.
3. Bộ phận “một cửa” nêu trên có trách nhiệm chuyển hồ sơ đã đầy đủ, đúng thủ tục đến bộ phận KK&KTT (bộ phận giải quyết) trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT tại CQT.
Thời gian thực hiện các công việc của Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ nêu trên chậm nhất không quá 01 (một) ngày làm việc.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT
Bộ phận KK&KTT thực hiện:
1. Nhận hồ sơ do bộ phận “một cửa” chuyển đến theo quy định. Căn cứ hồ sơ doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT và thông tin đăng ký kê khai của người nộp thuế có tại CQTBộ phận KK&KTT đối chiếu với điều kiện lựa chọn doanh nghiệp bán hàng thí điểm quy định tại khoản 1a Điều 4 Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg và Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 58/2012/TT-BTC)
2. Phân tích hồ sơ doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT:
2.1. Trường hợp hồ sơ doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT còn thiếu thông tin, thông tin số liệu chưa rõ ràng thì bộ phận KK&KTT dự thảo văn bản thông báo bổ sung hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do bổ sung hồ sơ trình thủ trưởng cơ quan thuế duyệt, ký gửi người nộp thuế. Thời hạn thực hiện công việc này chậm nhất là 02 (hai) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của bộ phận “một cửa” gửi đến.
2.2. Trường hợp hồ sơ doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT đã đủ điều kiện theo quy định: Dự thảo Văn bản thông báo công nhận doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT(mẫu theo phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 58/2012/TT-BTC) kèm theo tờ trình (tờ trình phải nêu rõ doanh nghiệp đủ các điều kiện quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 4 Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg và Điều 11 Thông tư số 58/2012/TT-BTC).
2.3. Trường hợp hồ sơ doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT không đủ điều kiện theo quy định: Dự thảo văn bản trả lời doanh nghiệp nêu rõ lý do kèm theo tờ trình.
2.4. Trường hợp chi nhánh, cửa hàng, đại lý bán hàng (của doanh nghiệp) đóng trụ sở tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì Bộ phận KK&KTT (thuộc CQT nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính) phải có văn bản gửi CQT quản lý trực tiếp chi nhánh, cửa hàng, đại lý của doanh nghiệp để xác nhận thông tin quản lý thuế của chi nhánh, cửa hàng, đại lý làm căn cứ xem xét lựa chọn doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT theo quy định. Chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của CQT quản lý trụ sở chính của doanh nghiệp, CQT quản lý trực tiếp chi nhánh, cửa hàng, đại lý phải có văn bản trả lời cho CQT đã gửi xác nhận thông tin. Thông tin xác nhận là thông tin liên quan đến việc lựa chọn doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT cho khách xuất cảnh quy định tại khoản 1a Điều 4 Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg và Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 58/2012/TT-BTC, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế và pháp luật nhà nước.
Văn bản đề nghị xác nhận thông tin quản lý thuế và văn bản xác nhận thông tin quản lý thuế đã được cấp có thẩm quyền ký duyệt được gửi qua đường thư điện tử gắn chữ ký số. Trường hợp chưa sử dụng chữ ký số thì ngay sau đó phải gửi văn bản bằng giấy.
3. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT thuộc Chi cục Thuế quản lý trực tiếp, bộ phận KK&KTT thuộc Chi cục Thuế thực hiện các công việc nêu trên. Chi cục Thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp có tờ trình kèm theo dự thảo Văn bản thông báo công nhận doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT (mẫu theo phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 58/2012/TT-BTC) hoặc dự thảo văn bản trả lời doanh nghiệp nêu rõ lý do, trình lãnh đạo Cục thuế địa phương duyệt ký gửi doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện các công việc nêu trên chậm nhất không quá 04 (bốn) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Bước 3: Ra Văn bản thông báo công nhận doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT
Thủ trưởng CQT địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính duyệt, ký Văn bản thông báo và các văn bản có liên quan theo thẩm quyền quy định.
Thời gian thực hiện chậm nhất không quá 01 (một) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ trình.
Bước 4: Lưu hành Văn bản thông báo công nhận doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT và các văn bản có liên quan
1. Bộ phận HCVT thực hiện:
– Thực hiện thủ tục đăng ký văn bản “đi” theo quy định.
– Nhập vào chương trình ứng dụng QHS của ngành Thuế đối với hồ sơ của doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT hoặc QLCV đối với trường hợp khác theo quy định.
– Chuyển Văn bản thông báo và các văn bản có liên quan như sau:
+ Gửi Văn bản thông báo công nhận doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT, gửi kèm 02 (hai) Biển thông báo doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT cho người nước ngoài (dưới đây viết tắt là lôgô) theo mẫu tại phụ lục 01 ban hành kèm theo quy trình này và các văn bản có liên quan (nếu có) qua đường bưu chính cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp thuộc Chi cục Thuế quản lý, bộ phận HCVT gửi cho Chi cục Thuế để Chi cục Thuế trả kết quả giải quyết cho doanh nghiệp theo quy định.
Trường hợp quá thời gian giải quyết, trả kết quả theo đường bưu chính mà doanh nghiệp chưa nhận được kết quả thì doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với CQT và trả kết quả tại bộ phận “một cửa”. Trường hợp bưu chính trả lại hoặc bị thất lạc văn bản gửi cho doanh nghiệp thì CQT giải quyết theo quy định hiện hành về thủ tục hành chính văn thư.
+ Chuyển Văn bản thông báo và các văn bản có liên quan đến các bộ phận có liên quan thuộc CQT và lưu trữ theo chế độ quy định.
+ Các Văn bản thông báo công nhận doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT, Văn bản thông báo doanh nghiệp điều chỉnh, chấm dứt bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT đều phải gửi 01 bản về Tổng cục Thuế (Vụ Tuyên truyền Hỗ trợ) để làm cơ sở đăng Website Tổng cục Thuế.
2. Bộ phận “một cửa” trả kết quả giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp đến nhận trực tiếp tại CQT theo Phiếu hẹn trả kết quả:
Văn bản thông báo công nhận doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT, gửi kèm 02 (hai) lôgô theo mẫu tại phụ lục 01 ban hành kèm theo quy trình này cho doanh nghiệp và các văn bản có liên quan (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp thuộc Chi cục Thuế quản lý, Cục Thuế gửi cho Chi cục Thuế để Chi cục Thuế trả kết quả giải quyết cho doanh nghiệp theo quy định.
Doanh nghiệp có trách nhiệm treo 01 lôgô ở phía bên ngoài trước cửa hàng và 01 lôgô cùng với Văn bản thông báo chấp nhận doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT ở vị trí dễ thấy nhất trong cửa hàng.
Thời gian thực hiện các công việc nêu trên ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ khi nhận được văn bản thông báo công nhận doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT và các văn bản có liên quan đã được thủ trưởng CQT ký.
II/ Trường hợp doanh nghiệp đăng ký điều chỉnh, chấm dứt việc bán hàng thí điểm.
1. Đối với trường hợp điều chỉnh việc bán hàng thí điểm
Các bước thực hiện tương tự như đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT quy định tại Mục I/A nêu trên.
2.Đối với trường hợp chấm dứt việc bán hàng thí điểm
Trường hợp này các bước tương tự như đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT nêu trên. Tuy nhiên, Bước 2 thực hiện như sau:
– Bộ phận tiếp nhận hồ sơ: chuyển hồ sơ doanh nghiệp đề nghị chấm dứt bán hàng thí điểm đến bộ phận Kiểm tra theo chức năng được thủ trưởng CQT phân công để thực hiện kiểm tra theo quy định.
– Bộ phận Kiểm tra thực hiện như sau:
+ Nhận hồ sơ do bộ phận tiếp nhận chuyển đến theo quy định.
+ Thực hiện thủ tục kiểm tra theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản quy định hướng dẫn Luật Quản lý thuế và theo Quy trình kiểm tra của Tổng cục Thuế.
+ Căn cứ hồ sơ doanh nghiệp đề nghị chấm dứt bán hàng thí điểm Bộ phận kiểm tra của Cục Thuế, Chi cục Thuế trực tiếp kiểm tra đối chiếu thông tin trên hồ sơ doanh nghiệp đăng ký bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT với dữ liệu đăng ký thuế trên hệ thống tin học của CQT; kiểm tra tình hình phát hành và sử dụng hoá đơn, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế liên quan đến việc bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT, việc tháo bỏ lôgô và thu hồi lôgô.
– Sau khi có kết quả kiểm tra, bộ phận Kiểm tra dự thảo văn bản thông báo về việc chấm dứt bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT của doanh nghiệp (theo mẫu 02/QTr-TB ban hành kèm theo Quy trình này) trình lãnh đạo Cục Thuế duyệt, ký gửi doanh nghiệp, cơ quan hải quan, ngân hàng thương mại, bộ phận TTHT, Bộ phận KK&KTT và các đơn vị có liên quan theo quy định.
Thời gian thực hiện chậm nhất không quá 19 (mười chín) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển đến; trường hợp Chi cục Thuế kiểm tra thì thời gian thực hiện chậm nhất không quá 18 (mười tám) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ Chi cục Thuế phải có văn bản báo cáo Cục Thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
III/ Chế độ báo cáo.
1. Cục Thuế:
Định kỳ hàng tháng, chậm nhất là ngày 05 của tháng sau kỳ báo cáo, bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế tổng hợp báo cáo danh sách tên, mã số thuế, địa chỉ doanh nghiệp bán hàng thí điểm; tên, mã số thuế, địa chỉ doanh nghiệp điều chỉnh; tên, mã số thuế, địa chỉ doanh nghiệp chấm dứt việc bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT về Tổng cục Thuế (Vụ Tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế, Vụ Kê khai và kế toán thuế) và gửi cho Tổng cục Hải quan một bản để Tổng cục Hải quan tổng hợp đăng trên Website hải quan.
2. Tổng cục Thuế:
– Vụ Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế (TTHT):
+ Ngay sau khi nhận được các Văn bản thông báo công nhận doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT, Văn bản thông báo doanh nghiệp điều chỉnh, chấm dứt bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT có trách nhiệm tổng hợp, cập nhật ngay vào danh sách doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT đối với những doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT và bỏ tên doanh nghiệp chấm dứt bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT đối với những doanh nghiệp xin chấm dứt bán hàng thí điểm trên Website ngành thuế.
+ Định kỳ hàng tháng kiểm tra, đối chiếu với báo cáo tổng hợp của các Cục Thuế để đảm bảo khớp đúng danh sách của doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT, doanh nghiệp điều chỉnh, chấm dứt việc bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT .
+ Phối hợp với Vụ Kê khai và kế toán thuế để lập báo cáo Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính theo hướng dẫn tại Thông tư số 58/2012/TT-BTC
– Vụ Kê khai và kế toán thuế (KK&KTT): chủ trì, phối hợp với Vụ TTHT để lập báo cáo Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính theo hướng dẫn tại Thông tư số 58/2012/TT-BTC.
B. QUY TRÌNH THANH TOÁN, HOÀN TRẢ SỐ TIỀN THUẾ ĐÃ ỨNG TRƯỚC, TIỀN PHÍ DỊCH VỤ HOÀN THUẾ CỦA NHTM
I. Quy trình thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của NHTM
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của NHTM
Việc tiếp nhận hồ sơ ngân hàng đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế được thực hiện theo cơ chế “một cửa” ban hành kèm theo Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC. Cụ thể như sau:
1. Trường hợp hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế gửi qua đường bưu chính, bộ phận HCVT tiếp nhận hồ sơ thực hiện:
– Đăng ký văn bản “đến” theo quy định.
– Nhập vào chương trình ứng dụng QHS của ngành Thuế.
– Chuyển hồ sơ đến bộ phận “một cửa” ngay sau khi hoàn thành nhập dữ liệu vào ứng dụng QHS. Thời gian thực hiện chậm nhất không quá 02 (hai) giờ làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đến lúc chuyển sang bộ phận “một cửa”.
2. Trường hợp hồ sơ ngân hàng đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế nộp trực tiếp tại bộ phận “một cửa” và hồ sơ do bộ phận HCVT chuyển sang, bộ phận “một cửa” thực hiện:
Đối chiếu, kiểm tra tính đầy đủ, đúng thủ tục của hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế theo quy định của Quyết định số 05/2012/QĐ-TTgThông tư số 58/2012/TT-BTC.
– Trường hợp hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế chưa đầy đủ, chưa đúng thủ tục:
+ Hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế nhận trực tiếp từ người nộp thuế: Hướng dẫn, cung cấp mẫu biểu cho người nộp thuế để bổ sung, điều chỉnh hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế theo quy định.
+ Hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế nhận qua đường bưu chính: Lập Thông báo hồ sơ chưa đủ, chưa đúng thủ tục (mẫu số 01/QTr-TB ban hành kèm theo Quy trình này) chuyển bộ phận HCVT văn thư gửi người nộp thuế. Thời gian thực hiện ngay sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế từ bộ phận HCVT chuyển đến.
– Trường hợp hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế đã đầy đủ, đúng thủ tục, bộ phận “một cửa” thực hiện:
Lập và in Phiếu hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế cho người nộp thuế từ chương trình ứng dụng QHS để gửi người nộp thuế và lưu 01 bản, trong đó thời gian hẹn trả kết quả là 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày CQT nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của NHTM theo quy định.
Thời gian thực hiện các công việc của Bộ phận “một cửa” nêu trên, chậm nhất không quá 02 (hai) giờ làm việc kể từ khi nhận hồ sơ.
3. Bộ phận “một cửa” nêu trên có trách nhiệm chuyển hồ sơ đã đầy đủ, đúng thủ tục đến bộ phận KK&KTT ngay sau khi làm xong thủ tục tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của NHTM
Bộ phận KK&KTT thực hiện :
– Nhận hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế do bộ phận “một cửa” chuyển đến theo quy định.
– Căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của NHTM, công chức thuế đối chiếu thông tin trên hồ sơ với dữ liệu quản lý thuế trên hệ thống tin học của CQT, đối chiếu doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT đã đăng ký với CQT và doanh nghiệp trong bảng kê đề nghị thanh toán của ngân hàng.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, đáp ứng đủ điều kiện quy định: dự thảo Quyết định thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư số 58/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài chính, đồng thời lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/LHT ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý Thuế và Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007trình lãnh đạo Cục Thuế duyệt, ký.
+ Nếu hồ sơ không đầy đủ, không đáp ứng đủ điều kiện quy định: dự thảo văn bản trả lời nêu rõ lý do, trình lãnh đạo Cục Thuế duyệt, ký gửi NHTM.
Thời gian thực hiện các công việc nêu trên chậm nhất không quá 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi bộ phận KK&KTT nhận được hồ sơ.
Bước 3: Ra quyết định thanh toán
Thủ trưởng CQT duyệt hồ sơ thanh toán, ký quyết định thanh toán, lệnh hoàn trả khoản thu NSNN và các văn bản có liên quan theo thẩm quyền quy định.
Thời gian thực hiện chậm nhất không quá 03 (ba) giờ làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ trình.
Bước 4: Lưu hành quyết định thanh toán
1) Bộ phận HCVT thực hiện:
– Thực hiện thủ tục đăng ký văn bản “đi” theo quy định.
– Nhập vào chương trình ứng dụng QHS của ngành Thuế đối với hồ sơ của NHTM hoặc QLCV đối với trường hợp khác theo quy định.
– Chuyển quyết định thanh toán và các văn bản có liên quan như sau:
+ Gửi quyết định thanh toán và các văn bản có liên quan (nếu có) qua đường bưu chính cho NHTM. Trường hợp NHTM đến nhận trực tiếp tại CQT theo phiếu hẹn trả kết quả thì Bộ phận HCVT chuyển cho Bộ phận “một cửa” trả kết quả giải quyết hồ sơ cho NHTM. Trường hợp bưu chính trả lại hoặc bị thất lạc văn bản gửi cho NHTM thì CQT giải quyết theo quy định hiện hành về thủ tục hành chính văn thư.
+ Chuyển quyết định thanh toán và các văn bản có liên quan đến các bộ phận có liên quan thuộc CQT và lưu trữ theo chế độ quy định.
+ Gửi 01 Quyết định thanh toán và đủ số liên Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN đến Kho bạc nhà nước đồng cấp trên địa bàn theo quy định. Kho bạc Nhà nước căn cứ vào Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN để làm thủ tục hoàn trả, thực hiện hoàn trả cho NHTM theo quy định.
b) Bộ phận “một cửa” trả kết quả giải quyết hồ sơ cho NHTM đến nhận trực tiếp tại CQT theo Phiếu hẹn trả kết quả.
c) Trường hợp quá thời trả kết quả theo đường bưu chính mà NHTM chưa nhận được kết quả giải quyết thanh toán thì NHTM liên hệ trực tiếp với CQT và trả kết quả tại bộ phận “một cửa”.
Thời gian thực hiện các công việc nêu trên ngay khi nhận được Quyết định thanh toán và các văn bản có liên quan đã được thủ trưởng CQT ký.
II. Chế độ báo cáo
Định kỳ hàng tháng, chậm nhất là ngày 08 của tháng sau kỳ báo cáo, Cục thuế thực hiện tổng hợp báo cáo kết quả và tình hình thanh toán, hoàn trả tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế cho NHTM theo Khoản 4 Điều 21 Thông tư số 58/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính.
C. MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC.
– Hồ sơ luân chuyển giữa các bộ phận phải kê rõ danh mục hồ sơ và đóng thành tập để theo dõi quản lý.
– Thủ tục giao, nhận hồ sơ giữa các bộ phận thực hiện theo quy định về quản lý hồ sơ thuế( hai bên ký, ghi rõ thời gian giao, nhận).
– Về thời gian giải quyết: Thời gian giải quyết hồ sơ của từng bộ phận có liên quan thuộc CQT được quy định theo các bước công việc cụ thể tại Quy trình này, nhưng tổng thời gian giải quyết hoàn thuế của CQT (bao gồm cả thời gian giải quyết hoàn thuế tại Chi cục Thuế và Cục Thuế). Tuy nhiên, để phù hợp với thực tế tại CQT địa phương, Cục trưởng Cục thuế địa phương được điều chỉnh thời gian giải quyết của từng bước công việc phù hợp với đặc thù của CQT nhưng phải đảm bảo tổng thời gian giải quyết đúng hướng dẫn tại Thông tư số 58/2012/TT-BTC, cụ thể:
+ Thời gian giải quyết hồ sơ lựa chọn doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT: chậm nhất không quá 07 (bẩy) ngày làm việc, kể từ ngày CQT nhận được đủ hồ sơ theo quy định.
+ Thời gian giải quyết hồ sơ thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của NHTM: Chậm nhất không quá 02(hai) ngày làm việc, kể từ ngày CQT nhận được đủ hồ sơ theo quy định.
Việc điều chỉnh thời gian giải quyết nêu trên phải được ban hành văn bản để thực hiện trong thời hạn nhất định.
Phần Ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng cục Thuế (Vụ KK&KTT, Vụ TTHT và các Vụ/đơn vị có liên quan) có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các Cục Thuế thực hiện Quy trình này; theo dõi, kiểm tra giám sát công tác lựa chọn doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và việc thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của NHTM theo pháp luật và đúng Quy trình này.
Cục Ứng dụng công nghệ thông tin có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hướng dẫn việc lưu trữ an toàn, đầy đủ, bảo mật các cơ sở dữ liệu liên quan quản lý thuế hướng dẫn tại Thông tư số 58/2012/TT-BTC và Quy trình này.
2. Cục Thuế có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện lựa chọn doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và việc thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của NHTM tại Cục Thuế, Chi cục Thuế theo đúng pháp luật và đúng Quy trình này.
3. Thủ trưởng CQT có trách nhiệm tổ chức, bố trí phân công cán bộ thực hiện việc lựa chọn doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế GTGT và thanh toán, hoàn trả số tiền thuế đã ứng trước, tiền phí dịch vụ hoàn thuế của NHTM theo đúng các nội dung công việc và thời gian quy định của Quy trình này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các Cục Thuế tổng hợp, phản ánh về Tổng cục Thuế để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời./.

3. Thủ tục xin hoàn thuế giá trị gia tăng tại Hà Nội ?

Ngày 18 tháng 01 năm 2016, Cục Thuế Thành Phố Hà Nội ban hành Công văn 2600/CT-HTr thủ tục xin hoàn thuế giá trị gia tăng tại Hà Nội :

TỔNG CỤC THUẾ
CỤCTHUTP HÀ NỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 2600/CT-HTr
V/v trả lời chính sách thuế

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2016

Kính gửi: Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP)
(Địa chỉ: S11 ngõ 47, phố Trung Liệt, p. Trung Liệt, q.Đống Đa, Hà Nội.
MST: 0104098945)

Trả lời công văn số 0112/2015/CV-CSIP ngày 15/12/2015 của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) vướng mắc về thủ tục xin hoàn thuế GTGT, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến về nguyên tắc như sau:

– Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014.

+ Tại Khoản 10 Điều 14 Mục 1 Chương III quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

“10. Văn phòng Tng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà ngh điều dưỡng, Viện, Trường đào tạo… không phải là người nộp thuế GTGT thì không đưc khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dch v mua vào phc v cho hot động của các đơn vị này.

Trường hợp các đơn vị này có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này.

+ Tại Khoản 6 Điều 18 Mục 2 Chương III quy định đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT:

“6. Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo:

a) Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hóa, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.

b) Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài đ mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã tr của hàng hóa, dịch vụ đó.

Ví dụ 84: Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 200 triệu đồng. Giá trị hàng mua chưa có thuế là 200 triệu đng, thuế GTGT là 20 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 20 triệu đng.

Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với cácchương trình, dự án sử dụng nguồnvn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại thực hiện theo hưng dncủa Bộ Tài chính.”

– Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ,có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2013.

+ Tại Điều 9 Chương I quy định về thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế:

“Đối với người nộp thuế đã được cấp đăng ký thuế nhưng chưa thông báo thông tin về các tài khoản của người nộp thuế đã mở tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng với cơ quan thuế trước thời đim Nghị định 83/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì phải thông báo bổ sung tại Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này, thời hạn chậm nhất ngày 31 tháng 12 năm 2013.

Người nộp thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi có thay đổi, bổ sung s tài khoản tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thì phải thông báo cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đi tại Tờ khai điu chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mu s 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này (thay thế Tờ khai điều chnh đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư s 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dn thực hiện Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế).”

+ Tại Điều 50 và Điều 51 Chương VII quy định thủ tục hoàn thuế GTGT đối với dự án ODA và hoàn thuế GTGT đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ có thuế GTGT ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

– Căn cứ Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế.

+ Tại Điều 2 Chương I quy định đối tượng áp dụng:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sau:

6. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến các vn đề về thuế như: các Ban quản dự án, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế nhưng được hoàn thuế, hoặc được tiếp nhận hàng viện trợ từ nước ngoài.”

+ Tại Khoản 3 Điều 3 Chương I quy định nguyên tắc cấp mã số thuế:

“3. Nguyên tc cp mã s thuế

a) Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Thông tư này được cấp một mã s thuế duy nht đ sử dụng trong sut quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế chođến khi chấm dứt hoạt động, trừ các trường hợp quy định tại điểm d, đ, e khoản này. Mã s thuế được dùng đ khai thuế, nộp thuế cho tất cả các loại thuế mà người nộp thuế phải nộp, k cả trường hợp người nộp thuế kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh tại các địa bàn khác nhau.

Mã số thuế đã cấp không được sử dụng để cấp cho người nộp thuế khác. Tổ chức kinh doanh khi chm dứt hoạt động thì mã s thuế chm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.”

– Căn cứ Hệ thống quản lý người nộp thuế cấp Cục, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng không phải là người nộp thuế GTGT.

Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn nguyên tắc nhưsau:

1. Về việc hoàn thuế GTGT

Trường hợp Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (gọi tắt là Trung tâm) là tổ chức xã hội phi lợi nhuận, được thành lập theo Quyết định số 1339/QĐ-LHH ngày 19/9/2008 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Trung tâm không có hoạt động kinh doanh hàng hóa và không phải là người nộp thuế GTGT thì Trung tâm không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của Trung tâm.

Trường hợp Trung tâm phát sinh các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo theo hướng dẫn tại Khoản 6 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên thì Trung tâm được hoàn thuế GTGT đã trả đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho từng chương trình, dự án. Thủ tục hoàn thuế GTGT đối với các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 50, Điều 51 Chương VII Thông tư số156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính nêu trên.

Trung tâm được sử dụng mã số thuế đã được cấp (MST: 0104098945) để thực hiện các thủ tục kê khai hoàn thuế với cơ quan Thuế.

Đề nghị Trung tâm căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của đơn vị để áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.

2. Về việc đăng ký tài khoản ngân hàng

Đề nghị Trung tâm nghiên cứu và thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Thôngtư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính nêu trên.

Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) biết để thực hiện./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Phòng TNCN;
– Phòng Pháp chế;
– Lưu: VT, HTr(2).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG

Mai Sơn

4. Hoàn thuế giá trị gia tăng thông qua thanh toán qua ngân hàng ?

Ngày 18 tháng 1 năm 2010, Tổng Cục Thuế (Bộ Tài Chính) ban hành Công văn 195/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc hoàn thuế giá trị gia tăng:

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
————

Số: 195/TCT-CS
V/v: hoàn thuế GTGT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————

Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2010

Kính gửi:

– Cục Thuế thành phố Hải Phòng;
– Chi nhánh Công ty TNHH Fwu Ji Resins Chemical Industry VN tại Hải Phòng.

Trả lời công văn số 911/FJHP ngày 9/11/2009 của Chi nhánh Công ty TNHH Fwu Ji Resins Chemical Industry VN tại Hải Phòng và công văn số 1224/CT-KTrl ngày 28/8/2009 của Cục Thuế thành phố Hải Phòng về hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu của Chi nhánh Công ty TNHH Fwu Ji Resins Chemical Industry VN tại Hải Phòng (sau đây gọi là Chi nhánh Hải Phòng), Tổng cục Thuế hướng dẫn áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Tại điểm l.2.d.3 mục III phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn sau đây:

“- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng.

Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo các hình thức thanh toán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu.

Tại công văn số 2964/TCT-CS ngày 20/7/2009 của Tổng cục Thuế hướng dẫn:

“Trường hợp bên mua hàng ở Đài Loan chuyển tiền thanh toán tiền hàng xuất khẩu cho Chi nhánh Hải Phòng bằng hình thức chuyển thẳng tiền cho các đơn vị ở Đài Loan bán nguyên vật liệu cho Chi nhánh Hải Phòng, với hình thức thanh toán này không đảm bảo điều kiện về thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hoá xuất khẩu tại chỗ để áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, do vậy không đủ điều kiện để khấu trừ, hoàn thuế theo hướng dẫn tại điểm 1.2.d.3 và điểm 1.2.đ.2 mục III phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính”.

Căn cứ các hướng dẫn nêu trên, trường hợp bên mua hàng ở Đài Loan đã thanh toán tiền hàng xuất khẩu cho Chi nhánh Hải Phòng bằng hình thức chuyển thẳng tiền cho Fwu Ji Resins Chemical Industry Co,Ltd Taiwan là Công ty nước ngoài bán nguyên vật liệu cho Chi nhánh Hải Phòng và Chi nhánh Hải Phòng đã nộp hộ sơ hoàn thuế cho cơ quan thuế. Nay Chi nhánh Hải Phòng đề nghị được khắc phục bằng cách yêu cầu Fwu Ji Resins Chemical Industry Co,Ltd Taiwan chuyển toàn bộ số tiền đã thu của khách hàng ở Đài Loan vào tài khoản của Chi nhánh Hải Phòng tại Việt Nam, hình thức thanh toán này không đảm bảo điều kiện về thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hoá xuất khẩu tại chỗ để áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, do vậy không đủ điều kiện để khấu trừ, hoàn thuế theo hướng dẫn tại điểm 1.2.d.3 và điểm 1.2.đ.2 mục III phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế thành phố Hải Phòng và Chi nhánh Công ty TNHH Fwu Ji Resins Chemical Industry VN tại Hải Phòng được biết./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Vụ Pháp chế;
– Ban PC;
– Lưu: VT, CS (3b)

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Phạm Duy Khương

5. Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu bị trả lại ?

Ngày 10 tháng 02 năm 2015, Tổng Cục Thuế (Bộ Tài Chính) ban hành Công văn 544/TCT-KK 2015 hoàn thuế giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu bị trả lại:

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
——————

Số: 544/TCT-KK
V/v hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu bị trả lại

Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2015

Kínhgửi: Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu

Trả lời công văn số 07/CT-KTT ngày7/01/2015 của Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu hỏi về hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu, táinhập, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Ngày 23/6/2014, Tổng cục Thuế đã banhành công văn số 2354/TCT-KK trả lời Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu về việc hoàn thuếGTGT đối với hàng hóa xuất khẩu bị trả lại (bản chụp công văn số 2354/TCT-KK củaTổng cục Thuế kèm theo), theo đó có hướng dẫn việc hoàn thuế đối với hàng hóaxuất khẩu bị trả lại của Công ty TNHH MTV thực phẩm đông lạnh Việt I Mei.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế tỉnhBạc Liêu được biết./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Vụ PC (BTC);
– Vụ PC (TCT);
– Lưu: VT, KK (2b)-

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KÊ KHAI & KẾ TOÁN THUẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG

Đào Ngọc Sơn

6. Chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng hiện nay ?

Ngày 13 tháng 10 năm 2017, Tổng Cục Thuế (Bộ Tài Chính) ban hành Công văn 4740/TCT-CS 2017 hoàn thuế giá trị gia tăng:

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 4740/TCT-CS
V/v chính sách thuế

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2017

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Kiên Giang.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 731/CT-THNVDT ngày 04/7/2017 của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang về hoàn thuế GTGT. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 31/2013/QH13 quy định:

“3. Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan. Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế.”

Tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng quy định về hoàn thuế GTGT:

“3. Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo; trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.”

Tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn: “4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.”

Căn cứ các quy định nêu trên, cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Kiên Giang được biết./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– PTCT Cao Anh Tuấn (để b/c);
– Vụ PC – BTC;
– Vụ PC, KK&KTT – TCT;
– Website TCT;
– Lưu: VT, CS (3b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH

Lưu Đức Huy