2.1. Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó: – Người lao động tăng mới thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày đầu của tháng tiếp theo tháng chuyển đến làm việc hoặc tháng có hiệu lực của hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng; Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề tháng ngừng việc, nghỉ việc. Trong cả hai trường hợp trên, nếu đơn vị và người lao động đề nghị đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả tháng mà người lao động có ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương, tiền công thì thực hiện theo đề nghị của đơn vị.”

Vậy cho hỏi: Trường hợp NLĐ tại đơn vị tôi không đi làm việc ngày nào trong tháng. Chỉ đăng ký nghỉ phép có hưởng 01 ngày trong tháng thì có được coi là trường hợp ” có ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương” theo như quy định ở trên không? 

Xin trân thành cảm ơn, Luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật LVN Group.

trường hợp có  ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương?

Luật sư tư vấn pháp luật lao động: 1900.0191

Nội dung trả lời

Thưa quý khách hàng!

Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

I. Cơ sở pháp lý:

Quyết định 1111/QĐ-BHXH về việc ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

II. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại 2.1; khoản 2 điều 54 của Quyết định 1111/QĐ-BHXH:

Điều 54: Quản lý mức đóng:

2. Người lao động tăng mới hoặc ngừng, nghỉ việc trong tháng, có ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương trong tháng, thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động như sau:

2.1. Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, từ ngày 14 trở lên và trong tháng thì không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó:

– Người lao động tăng mới thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày đầu của tháng tiếp theo tháng chuyển đến làm việc hoặc tháng có hiệu lực của hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng;

– Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề tháng ngừng việc, nghỉ việc.

Trong cả hai trường hợp trên, nếu đơn vị và người lao động đề nghị đóng BHXH, BHYT,BHTN cho cả tháng mà người lao động có ít nhất 1 ngày làm việc và hưởng tiền lương, tiền công thì thực hiện theo đề nghị của đơn vị.

Căn cứ vào quy định nêu trên, thì quy định này chỉ áp dụng đối với người lao động có ít nhất một ngày làm việc và hưởng tiền lương trong tháng và có số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên. Tuy nhiên, theo những gì bạn đề cập thì Người lao động tại đơn vị của bạn không đi làm việc ngày nào trong tháng, tức không thuộc trường hợp có ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương mặc dù số ngày không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên. Vậy, trường hợp người lao động ở cơ quan bạn sẽ không được coi là trường hợp có ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư  vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng  cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email:[email protected] hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp

Trân trọng.
Bộ phận tư vấn luật dân sự./.