1. Hướng dẫn thủ tục chuyển sổ hộ khẩu sang tỉnh khác ?
Luật sư trả lời:
Theo quy định của Văn bản hợp nhất 03/VBHN- VPQH năm 2013 hợp nhất cư trú do văn phòng quốc hội ban hành về Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương (bởi Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương) như sau:
“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
Theo thông tư số 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật cư trú quy định:
“Điều 6. Hồ sơ đăng ký thường trú
1. Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);
d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp ……..
Trường hợp có quan hệ gia đình là ………., vợ, chồng, ………….. thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên.
“Điều 7. Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương
Ngoài các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký thường trú quy định tại Điều 6 Thông tư này, các trường hợp chuyển đến đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm một trong giấy tờ, tài liệu sau:
1. Đối với trường hợp thuộc khoản 1 Điều 20 Luật Cư trú, phải có giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP.
2. Đối với trường hợp thuộc khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú
a) Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:
– Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy đăng ký kết hôn; sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú …”
Điều 8. Giấy chuyển hộ khẩu
1. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu
a) Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;
b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây)
Điều 9. Thẩm quyền đăng ký thường trú
1. Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh. Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Như vậy, để chuyển hộ khẩu đến Thành phố Hồ Chí Minh bạn cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Xin cấp giấy chuyển hộ khẩu
– Cơ quan giải quyết: Trưởng công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương … (căn cứ Điểm b Điều 8 thông tư 35/2014/TT-BCA)
– Hồ sơ gồm :
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (điền theo mẫu 02 theo thông tư 36/2014/TT-BCA).
+ Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).
Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho bạn.
Bước 2: Thủ tục đăng ký thường trú ở nơi ở mới (nhập hộ khẩu)
– Cơ quan giải quyết: Công an quận/huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
– Hồ sơ gồm:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (điền theo mẫu do cơ quan công an phát hành)
+ Bản khai nhân khẩu (điền theo mẫu do cơ quan công an phát hành);
+ Giấy chuyển hộ khẩu;
+ Giấy đăng ký kết hôn;
+ Văn bản đồng ý của người có sổ hộ khẩu cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình
+ Sổ hộ khẩu cần nhập vào.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!
2. Chuyển hộ khẩu có phải làm lại chứng minh nhân dân ?
Luật sư tư vấn thủ tục thay đổi Chứng minh thư nhân dân, gọi ngay: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
1. Chuyển khẩu vào tỉnh khác có phải đổi thẻ căn cước (CMND)?
Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì bạn mới chuyển hộ khẩu từ Kiên Giang lên thành phố Hồ Chí Minh. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 170/2007/NĐ-CP và Nghị định số 106/2013/NĐ-CP, những trường hợp sau đây công dân phải làm thủ tục đổi Thẻ căn cước (CMND): Hết thời hạn sử dụng; Hư hỏng không sử dụng được; Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thay đổi đặc điểm nhận dạng; Trường hợp mất thì phải làm thủ tục cấp lại. Như vậy, trường hợp thì trường hợp của bạn là chuyển khẩu vào tỉnh khác nên ở đây phải làm thủ tục đổi Thẻ căn cước (CMND) tại cơ quan Công an của quận nơi bạn có đăng ký thường trú.
2. Hồ sơ thay đổi thẻ căn cước, CMND:
Hồ sơ đổi thẻ căn cước hoặc chứng minh nhân dân bao gồm:
– Hộ khẩu thường trú;
– Khai tờ khai xin cấp thẻ căn cước hoặc Chứng minh nhân dân (theo mẫu);
– Thẻ căn cước hoặc Chứng minh nhân dân cũ.
– Chụp ảnh thực hiện tại Cơ quan công an;
– In vân tay hai ngón trỏ thực hiện tại Cơ quan công an;
3. Trình tự, thủ tục:
– Bạn nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh hoặc Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an các quận nơi bạn dân đăng ký thường trú.
– Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin bạn kê khai với thông tin của bạn trong Sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan: Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành nhận dạng, thu nhận thông tin, vân tay, chụp ảnh chân dung của bạn, in phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân chuyển cho bạn kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, thu lệ phí theo quy định, viết giấy hẹn trả Căn cước công dân cho bạn.
– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì cán bộ ở đó sẽ hướng dẫn bạn điều chỉnh, bổ sung hoặc kê khai lại.Trường hợp không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ xin cấp lại căn cước công dân như sau: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
Sau khi nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ và bạn đã làm xong các thủ tục trên thì cơ quan công an sẽ cấp cho bạn Thẻ căn cước hoặc Chứng minh nhân dân mới trong thời gian sớm nhất, tối đa không quá 15 ngày (Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết)..)
Lưu ý: Đối với những trường hợp đổi chứng minh nhân dân cũ sang thẻ căn cước:
Theo quy định của tại Thông tư số 27/2012/TT-BCA ngày 16/5/2012 quy định về mẫu Chứng minh nhân dân, thì CMND sẽ được cấp lại theo mẫu mới, theo đó số thẻ căn cước gồm 12 chữ số thay cho CMND 9 chữ số như mẫu trước đây. Bên cạnh đó tại khoản 2, điều 8 Thông tư số 27/2012/TT-BCA cũng quy định: Chứng minh nhân dân đã được cấp theo Quyết định số 998/2001/QĐ-BCA ngày 10/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc ban hành các biểu mẫu sử dụng trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội còn thời hạn thì vẫn có giá trị sử dụng; trường hợp cần đổi theo mẫu ban hành kèm theo thông tư này thì thực hiện theo thông tư này”.
Vì vậy, khi đổi Chứng minh nhân dân vào thời điểm này thì số trên CMND mới sẽ khác với số trên Chứng minh nhân dân cũ. Tuy nhiên, các giấy tờ, bằng cấp có liên quan đến số Chứng minh nhân dân cũ vẫn có giá trị sử dụng nên việc bạn sử dụng các giấy tờ, bằng cấp này là hợp pháp. Đối với trường hợp phải làm thủ tục cấp đổi Chứng minh nhân dân, để sử dụng các giấy tờ, bằng cấp có liên quan đến số Chứng minh nhân dân cũ không gặp nhiều phiền phức, đồng thời để giải quyết các giao dịch (giao dịch về nhà, đất, giao dịch ngân hàng…) đã được thiết lập trước đó với cá nhân, cơ quan, tổ chức, khi làm thủ tục cấp đổi Chứng minh nhân dân, có thể yêu cầu cơ quan công an cấp thêm giấy xác nhận về số chứng minh cũ.
3. Mẫu tờ khai căn cước công dân
Mẫu CCO1 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
TỜ KHAI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
1. Họ, chữ đệm và tên(1):……………………..……………………
2. Họ, chữ đệm và tên gọi khác (nếu có)(1):………………………
3. Ngày, tháng, năm sinh:……..………./…….…………./………… ;
4. Giới tính (Nam/nữ):………………
5. Số CMND/CCCD (2):
6. Dân tộc:…………;7. Tôn giáo:………… 8. Quốc tịch: ……………
9. Tình trạng hôn nhân:…………10. Nhóm máu (nếu có):……………
11. Nơi đăng ký khai sinh:………………………………………..………
12. Quê quán: ……………………………………………………………
13. Nơi thường trú:………………………………………………………
14. Nơi ở hiện tại:…………………………………………………………
15. Nghề nghiệp:………… 16.Trình độ học vấn:………………………
17. Họ, chữ đệm và tên của cha(1):……….Quốc tịch:………………
Số CCCD/CMND(*):
18. Họ, chữ đệm và tên của mẹ(1):……………Quốc tịch:……………
Số CCCD/CMND(*):
19. Họ, chữ đệm và tên của vợ (chồng) (1):………Quốc tịch:………
Số CCCD/CMND(*):
20. Họ, chữ đệm và tên của người ĐDHP (1): ……… Quốc tịch:……
Số CCCD/CMND(*):
21. Họ, chữ đệm và tên của chủ hộ(1): ……….…………………………
Số CCCD/CMND(*):
Quan hệ với chủ hộ:…………………………………………………………
22. Yêu cầu của công dân:
– Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân: ………………………………
– Xác nhận số Chứng minh nhân dân (có/không):…………………………
– Chuyển phát bằng đường Bưu điện đến tận tay công dân (có/không): …
Địa chỉ nhận:…………………………… Số điện thoại:…………………..….
Tôi xin cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thật./.
.…, ngày ……… háng……… năm…… NGƯỜI KHAI (Ký, ghi rõ họ tên) |
KẾT QUẢ XÁC MINH
Đội Tàng thư căn cước công dân – Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH trả lời kết quả đối chiếu, xác minh với hồ sơ gốc (có hoặc không có hồ sơ gốc, nếu có hồ sơ gốc thì có nội dung gì khác với tờ khai CCCD hoặc Phiếu thu nhận thông tin CCCD kèm theo?)
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
………., ngày……ctháng…… năm……… ………………………………………………………………(3) |
Cán bộ tra cứu (Ký, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú: – (1):Ghi chữ in hoa đủ dấu.
– (2): Ghi số CMND/CCCD đã được cấp lần gần nhất (nếu là CMND có 9 số thì 3 ô cuối gạch chéo).
-(3): Đội trưởng Đội Tàng thư căn cước công dân Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH.
– (*): Không bắt buộc công dân phải kê khai.
– CCCD là viết tắt của Căn cước công dân ;CMND là viết tắt của Chứng minh nhân dân; ĐDHP là viết tắt của đại diện hợp pháp./.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.
3. Điều kiện tách sổ hộ khẩu khi người bị tách không đồng ý ?
Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến, gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Điều 27 Luật Cư trú số 81/2006/QH11 của Quốc hội (Luật cư trú sửa đổi, bổ sung số 36/2013/QH13 của Quốc hội) và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú quy định:
“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu
1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Theo như quy định trên, việc bạn và cha bạn hiện đang cùng có một chỗ ở hợp pháp và tách sổ hộ khẩu, thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi đáp ứng được quy định tại khoản 1 Điều luật này. Theo đó, bạn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách hộ khẩu, được cha bạn đồng ý thì công an xã mới thực hiện thủ tục này. Còn nếu bạn không có nhu cầu tách sổ hộ khẩu, thì cha bạn không có quyền đơn phương yêu cầu tách hộ khẩu cho bạn trong lúc này. Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn thủ tục tách sổ hộ khẩu và mức lệ khí khi tách khẩu?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!
4. Tư vấn điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú ?
Luật sư tư vấn:
Luật LVN Group tư vấn điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú theo quy định của pháp luật hiện hành:
Theo quy định của Điều 13 Luật Cư trú số 81/2006/QH11 (Luật Cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013 số 36/2013/QH13) thì “nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống” do đó hiện tại cháu bé đang cư trú cùng với bạn thì bạn hoàn toàn có quyền đăng ký hộ khẩu thường trú cho cháu bé.
Điều 15 Luật Hộ tịch quy định:
Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cha hoặc mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con do đó việc mẹ cháu bé đi khai sinh cho cháu bé là hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật. Việc bạn muốn khai sinh lại cho cháu bé bạn phải có lý do chính đáng.
Xin chào Tổng đài Tư vấn luật LVN Group! xin quý Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi 1 vấn đề về luật cư trú: Tôi ở tỉnh Bình Thuận vào TP.HCm làm việc và đã có KT3, Tôi muốn nhập khẩu tại nhà Bác của Tôi và được chủ nhà đồng ý, khi ra Công an làm thủ tục nhập hộ khẩu thì CA trả lời phải tạm trú KT3 từ 2 năm trở lên thì mới được. Trong khi chủ nhà bảo lãnh và đồng ý rồi và chịu trách nhiệm. ( Tôi tạm trú KT3 được hơn 1 năm). xin hỏi quý Luật sư của LVN Group CA trả lời như vậy có đúng ko. xin cảm ơn
=> Điều 20 Luật Cư trú quy định như sau:
“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;
5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;
b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;
c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”
Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn đang có nhu cầu muốn đăng ký thường trú vào thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, đối chiếu theo quy định của Điều 20 Luật Cư trú trên thì bạn phải đáp ứng điều kiện:
– Có chỗ ở hợp pháp
– Có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên.
– Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Kính thưa Luật sư của LVN Group! Xin Luật sư của LVN Group vui lòng tư vấn cho em vấn đề sau: Em muốn thay đổi tên người sử dụng đất trong sổ đỏ vì người đứng tên trong sổ đỏ đã chết nhưng không để lại di chúc thì em sẽ làm những thủ tục nào để sở nhà đất thay đổi tên trong sổ đỏ cho em. Sổ hộ khẩu của em gồm có 3 người: V: Chủ hộ(đã chết) A: Quan hệ với chủ hô( Chị em cùng dòng tu) Lmới nhập hộ khẩu cách đây 3 tháng: tháng 3/2016): Quan hệ với chủ hô( Chị em cùng dòng tu)
=> Theo dữ liệu bạn đưa ra thì người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mất và không để lại di chúc như vậy theo quy định của pháp luật thì quyền sử dụng đất của họ được coi là di sản và sẽ được chia thừa kế cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2015.
“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại…”
Việc bạn muốn được cấp giấy chứng nhận mang tên bạn, trước hết bạn cần phải là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất nêu trên. Sau đó khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế bạn cần phải yêu cầu những đồng thừa kế còn lại làm thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế:
“Điều 642. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.”
Xin Luật sư của LVN Group tư vấn giùm, em có thằng cháu năm nay là 22t rồi nhưng mà nhà nghèo cha mất sớm nên gia đình chưa nhập hộ khẩu và chưa dc cấp chứng minh nhân dân…ngày 22/7/2016 mới dc nhập hộ khẩu bên mẹ Luật sư của LVN Group cho e hỏi có làm dc chứng minh ko có bị phạt hay không và làm mất bao lâu mới lấy dc mong Luật sư của LVN Group tư vấn giùm gia đình xin cám ơn…
=> Khoản 1 Điều 6 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định:
“Điều 6. Thủ tục cấp Chứng minh nhân dân
1- Công dân quy định tại khoản 1 Điều 3 có nghĩa vụ phải đến cơ quan công an làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân :
a) Cấp Chứng minh nhân dân mới :
Xuất trình hộ khẩu thường trú;
Chụp ảnh;
In vân tay;
Khai các biểu mẫu;
Nộp giấy Chứng minh nhân dân đã cấp theo Quyết định số 143/CP ngày 09 tháng 8 năm 1976 (nếu có)….”
Như vậy, theo quy định của luật thì điều kiện cấp chứng minh nhân dân là bạn phải có sổ hộ khẩu, do đó nếu bạn chưa có sổ hộ khẩu thì bạn sẽ không được cấp chứng minh nhân dân.
Hiện tại chưa có văn bản pháp luật nào quy định về việc xử phạt nếu bạn không làm thủ tục xin cấp chứng minh nhân dân.
Tùy theo từng địa bàn mà sổ ngày cấp mới chứng minh thư cho bạn sẽ có sự khác nhau, cụ thể bạn có thể tham khảo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP như sau:
“…2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân như sau:
“Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định tại Điểm a, b trên đây, cơ quan Công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp”…”
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
5. Con có đăng ký hộ khẩu Hà Nội theo cha được không ?
Nhưng hiện tại k cư trú tại đó mà lại đang cư trú và sinh sống tại tháinguyên nên bên công an quận không nhập khẩu cho em về nhà chồng được và yêu cầu nhập lại khẩu bên nhà mẹ đẻ, giờ em đang thắc mắc nếu mấy nữa em sinhcon thì đăng kí khai sinh và hộ khẩu cho con theo nơi đăng kí hộ khẩu củacha có ảnh hưởng gì không và thủ tục cần những gì ạ ?
Em cảm ơn.
Luật sư trả lời:
Thông thường việc đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì cần phải đáp ứng điều kiện: về thời gian tạm trú từ 1 đến 2 năm (với quận nội thành Hà Nội là 3 năm), có chỗ ở hợp pháp. Tuy nhiên, vì bạn muốn đăng ký cho con nhập hộ khẩu vào hộ khẩu của bố cháu nên cháu không cần phải đáp ứng các điều kiện trên.
Nơi cư trú của con có thể theo mẹ hoặc theo cha, do hai vợ chồng thỏa thuận, Luật cư trú năm 2013 quy định như sau:
Điều 13. Nơi cư trú của người chưa thành niên
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
Bên cạnh đó, Luật thủ đô cũng có quy định tương tự với trường hợp con cái về ở với cha mẹ thì không cần đáp ứng điều kiện là tạm trú liên tục 3 năm, có chỗ ở hợp pháp.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty luật LVN Group