Khách hàng: Kính gửi công ty luật LVN Group, bên mình đang gặp một vài vấn đề về việc lấy lại khoản tiền hàng mà bên mình đã bán cho bên đối tác. cụ thể như sau:

“Công ty A có trụ sở tại Hàn Quốc và hoạt động tại Hàn Quốc là nguyên đơn, bán hàng cho công ty B  là công ty có vốn và chủ là người Hàn Quốc thành lập và hoạt động tại Bắc Ninh Việt Nam. vào ngày 14/1/2016, bên A có nhận được đơn đặt hàng của B.

Vì vậy, công ty A có gửi scan một bản hợp đồng số 160114 (sales contract), hóa đơn 160114( invoice), và một số giấy tờ khác cho bên B với giá trị hợp đồng là $83.562,300, bên B tính đến thời điểm này đã một phần và còn thiếu $43.562,3 , thời hạn thanh toán trong hợp đồng là 60 ngày trả 100% giá trị tiền hàng. tương tự như vậy với hợp đồng số 160206, bên B đã trả được một phần và còn thiếu $40699.

Tuy nhiên đến nay công ty B vẫn chưa trả hết số tiền trên, tổng cộng thiếu $84261.3 và không có dấu hiệu trả trong thời gian gần tới đây do khúc mắc nội bộ công ty của B. vấn đề là bên mình tức công ty A khi gửi các giấy tờ bao gồm: hợp đồng bán hàng, hóa đơn tiền hàng, và các giấy tờ khác (bản scan) luôn có giữ lại một bản nhưng không có chữ ký và dấu của B, tuy nhiên trong điều khoản hợp đồng có ghi rõ “Hợp đồng này được lập hai bản và được xác nhận bằng Fax hoặc E-mail”. và bên L-Y nếu muốn nhập hàng từ cảng Hải Phòng( bên mình gửi hàng bằng đường biển về cảng Hải Phòng) thì đều phải có bản copy hợp đồng, hóa đơn tiền hàng (mà bên mình gửi) có đóng dấu và chữ ký của giám đốc công ty B. 

hêm vào đó, việc thanh toán quốc tế giữa B và A là thanh toán quốc tế, giao dịch phải thông qua ngân hàng và chứng mình được lý do gửi tiền. vì vậy có thể kiểm tra các khoản B đã gửi cho A là chưa đủ. vậy mình gửi kèm các bản hợp đồng và hóa đơn tiền hàng cho bên bạn xem qua. tất cả đều là bản tiếng anh nên mình gửi kèm một bản dịch mẫu hợp đồng. chỉ khác tên công ty thôi. Vậy mình muốn hỏi trường hợp này bên mình có thể khởi kiện được không, mức án phí và thời gian thụ lý là bao lâu và trong trường hợp bên mình muốn thuê Luật sư của LVN Group thì mức phí là bao nhiêu?”

Vui lòng phản hồi lại thông tin sớm giúp mình nhé Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật lao động của công ty Luật LVN Group.

>>  Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại, gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý cần được sử dụng:

Bộ luật Dân sự năm 2015

Luật Thương mại năm 2005

Pháp lệnh 10/2009/UBTVQH12 về Án phí, lệ phí tòa án

 

1. Thương mại quốc tế 

Thương mại quốc tế trong tiếng Anh là International Commerce. Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước thông qua hoạt động xuất khẩu (bán) và nhập khẩu (mua).

Đây là một quan hệ kinh tế, phản ánh mối quan hệ giữa người cung cấp với người sử dụng hàng hóa và dịch vụ ở các quốc gia khác nhau.

Vậy, ta có thể rút ra một số đặc điểm sau đây:

– Đối tượng trao đổi trong thương mại quốc tế là hàng hóa và dịch vụ.

– Các bên tham gia thương mại quốc tế là những chủ thể kinh tế khác quốc gia, có thể là chính phủ, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế.

– Hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trên thị trường thế giới, tùy theo góc độ nghiên cứu có thể là thị trường toàn thế giới, thị trường khu vực hoặc thị trường của nước xuất khẩu hay nước nhập khẩu.

– Phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế giữa bên mua và bên bán là đồng tiền có khả năng chuyển đổi.

 

2. Công ty A có quyền khởi kiện Công ty B không? 

Theo Điều 758 quy định “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” như sau:

“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”

“Điều 759. áp dụng pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế

1. Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

3. Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

=> Như vậy,công ty A là pháp nhân nước ngoài và công ty B là pháp nhân Việt Nam theo quy định tại Điều 758 Bộ luật dân sự 2005 thì đây là một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.  Và theo quy định tại khoản 1 Điều 759 Bộ luật trên thì trường hợp này sẽ được áp dụng giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, công ty A hoàn toàn có thể làm đơn khởi kiện buộc công ty B phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ tới cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.

 

3. Mức án phí 

“Điều 24. Các loại án phí trong vụ án dân sự

1. Các loại án phí trong vụ án dân sự bao gồm:

a) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;

b) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;

c) Án phí dân sự phúc thẩm.

2. Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.

3. Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.”

=> Như vậy, việc khởi kiện của công ty A thuộc vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương mại có giá ngạch, và dưới đây là bảng mức án phí về tranh chấp kinh doanh, thương mại có giá ngach được ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27 tháng 02 năm 2009:

– Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương mại có giá ngạch

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí

a) từ 4.000.000 đồng trở xuống

200.000 đồng

b) Từ trên 4.000.000 đồng đến

400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến

800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d) Từ trên 800.000.000 đồng đến

2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến

4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

– Án phí sơ thẩm đối với vụ án tranh chấp kinh doanh,thương mại là 200.000 đồng.

 

4. Thời gian thụ lý 

Luật thương mại 2005 quy định:

“Điều 318. Thời hạn khiếu nại

Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:

1. Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;

2. Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;

3. Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.

Điều 319. Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.”

 

5. Mức phí khi thuê Luật sư

Vấn đề này sẽ tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa công ty muốn thuê với người Luật sư của LVN Group được thuê.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Tư vấn Luật Dân sự – Công ty luật LVN Group