Sau khi B nhận xe của A thì đã giao luôn chiếc xe trên cho C. Đến thời hạn nhưng B không thanh toán cho A mà xin gia hạn thêm 30 ngày được A đồng ý. Thế nhưng B cũng không thực hiện nghĩa vụ của mình. Sau 4 tháng kể từ ngày hết thời hiệu gia hạn thanh toán, A khởi kiện B ra tòa án dân sự và phát hiện chiếc xe của A đang nằm ở C và cung cấp thông tin cho Tòa án. Sau thời gian dài xét xử A nhận được bản án sơ thẩm với nội dung tuyên xử:
“Buộc Công ty B phải trả cho Công ty A số tiền 390.triệu đồng. Buộc Công ty A giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc đăng ký chiếc xe ô tô trên cho Công ty C. Trong trường hợp A không giao hồ sơ đăng ký xe trên thì Công ty C được quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký chiếc xe nói trên.”
*Bản án chưa hiệu lực*
Hỏi: 1. Nội dung tuyên xử trên là đúng hay sai?
2. Công ty A phải làm gì đòi lại tài sản của mình trong trường hợp B không trả tiền?
3. A có quyền kiện C để đòi lại tài sản của mình hay không? Xin Luật sư của LVN Group tư vấn cho A để A có thể lấy lại được tài sản của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: B.P
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật LVN Group.
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự: 1900.0191
Trả lời:
Kính thưa Quý khách hàng, Công ty TNHH Luật LVN Group đã nhận được yêu cầu của Quý khách. Vấn đề của Quý khách chúng tôi xin giải đáp như sau:
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật dân sự 2005
Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2011
Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009
Nội dung phân tích:
1. Theo như dữ liệu bạn cung cấp thì công ty bạn có giao kết hợp đồng mua bán tài sản hợp pháp với công ty B, do đó khi có vấn đề pháp lý thì chỉ liên quan chặt chẽ đến hai công ty A và B, vì trên thực tế hai công ty này ký hợp đồng với nhau trên giấy tờ. Bên cạnh đó việc công ty B có giao kết với công ty C về tài sản của hợp đồng giữa công ty A và công ty B thì công ty C được xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Như vậy tòa cấp sơ thẩm đã tuyên bản án như bạn đã cung cấp cho chúng tôi xong Theo quy định tại khoản 1 điều 245 bộ luật tố tụng dân sự quy định thời hạn kháng cáo ” Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.” khi còn nằm trong thời hạn này bạn nên kháng cáo lên tòa phúc thẩm, Vì vậy khi mà đã hết 15 ngày mà bạn không tiến hành kháng cáo thì bản án mới có hiệu lực. Theo quy định tại khoản 1 điều 5 bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án chỉ thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, yêu cầu đó. Đây là nguyên tắc cơ bản, cần tuyệt đối tuân thủ trong hoạt động xét xử dân sự. Theo đó tòa án dân sự sơ thẩm đã không tuân thủ các quy định của bộ luật tố tụng dân sự vì vậy khi bạn kháng cáo lên tòa phúc thẩm, tòa phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và giao hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại
“Điều 56. Đương sự trong vụ án dân sự
1. Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Toà án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
“Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.”
“Điều 245. Thời hạn kháng cáo
1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.”
“Điều 277. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Việc chứng minh và thu thập chứng cứ không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên toà phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được;
2. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.”
2. Theo đó thì khi công ty B không trả tiền mua xe thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án, như vậy bản sẽ phải có đơn yêu cầu hi hành án hoặc trực tiếp đến cơ quan thi hành án nêu rõ nội dung yêu cầu theo điều 377 bộ luật tố tung dân sự, từ đó cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu công ty B phải thanh toán đầy đủ theo nghĩa vụ trả tiền quy định tại điều 438 bộ luật dân sự, Ngoài ra bạn có thể khởi kiện lên tòa án hình sự về hành vi của công ty B là có hành vi gian dối khi ký kết hợp đồng vì trước khi ký kết với công ty A thì Công ty B đã ký kết hợp đồng với công ty C về loại xe cùng chủng loại, theo đó mục đích gian dối đã xuất phát từ trước hành vi ký kết hợp đồng, theo đó công ty B sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 bộ luật hình sự.
“Điều 377. Quyền yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Toà án
1. Trường hợp các bên đương sự không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định của Toà án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
2. Người yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Toà án phải có đơn yêu cầu thi hành án hoặc trực tiếp đến cơ quan thi hành án nêu rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan đến việc thi hành án kèm theo bản án hoặc quyết định có yêu cầu được thi hành.”
“Điều 438. Nghĩa vụ trả tiền
1. Bên mua phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm giao tài sản.
2. Bên mua phải trả lãi, kể từ ngày chậm trả theo quy định tại khoản 2 Điều 305 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”
“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
3. Đây là hành vi giao kết hợp đồng giữa công ty A và công ty B, do đó công ty A không có quyền khởi kiện công ty C
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.0191.
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật dân sự.