Kính thưa quý khách hàng!

Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến nội dung cụ thể như sau:

NỘI DUNG YÊU CẦU

Kính gửi Luật sư của LVN Group!

Năm 2003 tôi vào đảng, năm 2008 bị khai trừ oan sai, tuy nhiên tôi cũng không khiếu nại. Sau đó tôi chuyển công tác sang công ty khác làm, năm 2016 tôi vào đảng lại, trong lý lịch tôi không khai đã từng vào đảng. Đến nay, tôi thú nhận với tổ chức, sau khi thẩm tra hồ sơ, tổ chức ra quyết định hủy bỏ quyết định kết nạp tôi trước đây và xóa tên đảng viên (căn cứ điểm b mục 4.4 Quy định 29/QĐ-TW và hướng dẫn 09/HD-TW, mặc dù tôi đã xin bổ sung thủ tục cho tôi và kỷ luật theo quy định 102/QĐ-TW nhưng tổ chức vẫn không đồng ý, bảo họ không đủ thẩm quyền kết nạp nên họ hủy, tổ chức nơi tôi công tác đã được đảng ủy cấp trên ủy quyền hoàn toàn việc xử lý.

Xin Luật sư của LVN Group tư vấn trường hợp này tổ chức xử lý tôi như thế đã hợp lý chưa và tôi có còn cơ hội để kết nạp đảng lần nữa không, toàn bộ quyết định kết nạp và thẻ Đảng viên đã bị hủy bỏ.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 2011;

Quy định 29-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thi hành Điều lệ Đảng;

Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW hướng dẫn nghiệp vụ công tác Đảng viên;

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Tổ chức xử lý khai trừ khỏi Đảng như vậy đúng hay sai?

Như thông tin chị cung cấp: sau khi thẩm tra hồ sơ, tổ chức ra quyết định hủy bỏ quyết định kết nạp của chị trước đây và xóa tên đảng viên theo điểm b mục 4.4 Quy định 29/QĐ-TW và hướng dẫn 09/HD-TW

Mục 4.4 Quy định 29/QĐ-TW quy định như sau:

“4.4- Trường hợp kết nạp người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức sai quy định.

Cấp ủy cấp trên, qua kiểm tra, xác minh phát hiện việc kết nạp người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức sai quy định thì xử lý như sau:

a) Nếu quyết định kết nạp người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức không đúng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng, thì cấp ủy ban hành quyết định phải hủy bỏ quyết định của mình và thông báo cho đảng bộ, chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt xóa tên trong danh sách đảng viên.

b) Nếu quyết định kết nạp người vào Đảng, công nhận đảng viên chính thức không đúng thẩm quyền, không đúng thủ tục theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Điều lệ Đảng thì phải hủy bỏ quyết định đó, chỉ đạo cấp ủy có thẩm quyền làm lại các thủ tục theo quy định và xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo quy định này, nếu quyết định người vào Đảng không đúng thủ tục theo quy định tại Điều 4 Điều lệ Đảng như: Có đơn tự nguyện xin vào Đảng; Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ; Được hai đảng viên chính thức giới thiệu thì phải hủy bỏ quyết định đó.

Trường hợp của chị là đã không báo cáo trung thực với chi bộ nên tổ chức hủy bỏ quyết định kết nạp của chị là có căn cứ.

Tuy nhiên, điểm b mục 3 của Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW quy định như sau:

b) Trường hợp quyết định kết nạp người vào Đảng, công nhận đảng viên chính thức không đúng thẩm quyền, không đúng thủ tục quy định tại Điều 4, Điều 5 Điều lệ Đảng và quy định thi hành Điều lệ Đảng; quyết định kết nạp lại không đúng thẩm quyền, nhưng người vào Đảng đủ tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp hoặc đảng viên dự bị đủ điều kiện chuyển đảng viên chính thức thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của cấp Ủy ban hành quyết định (hoặc cấp Ủy ban hành quyết định) chỉ đạo cấp ủy có thẩm quyền thẩm tra, xác minh việc thực hiện không đúng thẩm quyền, thủ tục; làm lại các thủ tục đúng quy định, theo nguyên tắc sai thủ tục nào phải sửa thủ tục đó, kế thừa các thủ tục đã thực hiện đúng. Sau khi khắc phục các sai sót, thực hiện đúng các quy định về thẩm quyền, thủ tục thì căn cứ từng trường hợp cụ thể, xem xét ra quyết định hủy bỏ quyết định không đúng thẩm quyền, thủ tục và công nhận đảng viên hoặc công nhận đảng viên chính thức; xác định lại ngày được kết nạp (kể cả kết nạp lại), ngày được công nhận chính thức và ghi vào quyết định. Đồng thời, xem xét, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Sau khi nhận được quyết định, các cấp ủy trực thuộc bổ sung các tài liệu trong quá trình làm lại thủ tục; hoàn chỉnh hồ sơ của đảng viên để quản lý theo quy định, chi bộ công bố và trao quyết định cho đảng viên trong cuộc họp chi bộ.”

Như vậy, nếu chị vào Đảng vẫn đủ tiêu chuẩn, điều kiệnkết nạp thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của cấp Ủy ban hành quyết định (hoặc cấp Ủy ban hành quyết định) chỉ đạo cấp ủy có thẩm quyền thẩm tra, xác minh việc thực hiện không đúng thẩm quyền, thủ tục; làm lại các thủ tục đúng quy định, theo nguyên tắc sai thủ tục nào phải sửa thủ tục đó, kế thừa các thủ tục đã thực hiện đúng.

Sau khi khắc phục các sai sót, thực hiện đúng các quy định về thẩm quyền, thủ tục thì căn cứ từng trường hợp cụ thể, xem xét ra quyết định hủy bỏ quyết định không đúng thẩm quyền, thủ tục và công nhận đảng viên hoặc công nhận đảng viên chính thức.

2. Có được kết nạp Đảng lại không

Điều 4 Quy định 29-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thi hành Điều lệ Đảng quy định

“3- Điều 4: Giới thiệu và kết nạp người vào Đảng

3.1- (Khoản 1): Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xem xét, ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng.

3.2- (Khoản 2): Đảng viên giới thiệu người vào Đảng.

Là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.

Nếu đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ, chi bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).

3.3- (Khoản 3): Vấn đề lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của người vào Đảng thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

3.4- (Khoản 4): Việc kết nạp người vào Đảng ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ.

a) Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công đảng viên chính thức tuyên truyền, giúp đỡ người vào Đảng. Khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì chi bộ nơi có đảng viên giúp đỡ người vào Đảng đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định.

b) Việc kết nạp đảng viên trong một số trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

3.5- Về kết nạp lại người vào Đảng

3.5.1- Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:

a) Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.

b) Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền (huyện ủy và tương đương) xem xét, quyết định.

c) Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.

3.5.2- Đối tượng không xem xét kết nạp lại.

Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.

3.5.3- Chỉ kết nạp lại một lần.

3.5.4- Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.”

Mục 3 – Điều 4 Quy định 29-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thi hành Điều lệ Đảng quy định Đối tượng không xem xét kết nạp lại như sau:

Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do:

– Tự bỏ sinh hoạt đảng;

Làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn);

– Gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng;

– Bị kết án vì tội tham nhũng hoặc về tội nghiêm trọng trở lên.

Đồng thời, để được kết nạp lại thì Đảng viên đó phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

– Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng: Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; có đạo đức và lối sống lành mạnh; lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…

– Có ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích).

– Làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền (huyện ủy và tương đương) xem xét, quyết định.

Thực hiện đúng các thủ tục kết nạp Đảng viên: Người xin kết nạp phải có đơn tự nguyện xin kết nạp lại, báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ, được hai Đảng viên chính thức giới thiệu…

Kết luận: Nếu không thuộc trường hợp không được xem xét kết nạp lại thì Đảng viên vẫn có thể được kết nạp lại khi đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi vềKết nạp Đảng viên” Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và hồ sơ do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để quý khách tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn Pháp luật

Công ty Luật TNHH LVN Group