Nơi bán (công ty X) không đồng ý và trả lời rằng nếu tôi đơn phương hủy hợp đồng thì tôi sẽ mất hết tiền cọc 100 triệu đồng. Như vậy công ty X nói có đúng không? hoặc tôi chỉ mất 8% giá trị ghi trong hợp đồng, và tôi có thể mất thêm tiền bồi thường gì khác nữa không?
Xin trân thành cảm ơn, Luật sư!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật LVN Group.
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự: 1900.0191
Trả lời:
Thưa quý khách hàng!
Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:
I. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật dân sự 2005
Luật thương mại 2005
II. Nội dung tư vấn:
Qua những gì bạn trình bày thì hợp đồng mua bán giữa công ty bạn với công ty X là quan hệ mua bán hàng hóa đều vì mục đích sinh lời nên quan hệ này thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật thương mại 2005, tuy nhiên điều khoản đặt cọc ( có thể là hợp đồng đặt cọc) lại thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2005 dù chức năng của điều khoản đặt cọc ( có thể là hợp đồng đặt cọc) làm để nhằm đảm bảo các bên thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hiện tại, thì bạn muốn hủy hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty X nên theo quy định tại khoản 2, điều 358 Bộ luật dân sự 2005.
Điều 358. Đặt cọc
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Từ quy định trên cũng với những gì bạn đã trình bày, thì khi bạn hủy hợp đồng mua bán với Công ty X thì số tiền bạn đã đặt cọc 100 triệu đồng sẽ thuộc về công ty X. Vậy công ty X nói với bạn như vậy là đúng với quy định của pháp luật.
Còn trường hợp bạn nêu ” chỉ mất 8% giá trị ghi trong hợp đồng” là trường hợp phạt vi phạm được quy định tại điều 301 Luật thương mại 2005
Điều 301. Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Việc áp dụng phạt vi phạm khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa còn nếu không có thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm thì sẽ không được áp dụng. Mặc dù đặt cọc với phạt vi phạm đều mang tính chất nhằm bảo đảm các bên thực hiện hợp đồng, tuy nhiên hai biện pháp này hoàn toàn độc lập với nhau. Đối với một hợp đồng chính có thể có cùng lúc có cả biện pháp đặt cọc và điều khoản phạt vi phạm. Và khi các bên không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận thì sẽ áp dụng đồng thời cả hai biện pháp.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn sẽ không áp dụng ” mức phạt vi phạm là 8%” theo quy định tại điều 301 Luật thương mại 2005, nếu trong hợp đồng giữa công ty bạn với công ty X có điều khoản phạt vi phạm thì bạn sẽ vẫn phải thực hiện phạt vi phạm và phạt cọc.
Trong trường hợp công ty bạn hủy bỏ hợp đồng với công ty X và gây thiệt hại cho công ty X và họ chứng minh được việc hủy hợp đồng gây thiệt hại cho công ty họ thì bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại đối với tổn thất đó theo quy định tại khoản 1, điều 302 Luật thương mại 2005
Điều 302. Bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
Vậy trường hợp bạn hủy bỏ hợp đồng với công ty X thì rất có thể bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại cho họ
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp