1. Sự không hoàn hảo trong thị trường lao động

Joan Robinson nhận định sự không hoàn toàn trong thị trường lao động là do:

– Điều kiện độc quyền trong thị trường dành cho sản lượng thành phẩm của doanh nghiệp và/hoặc

– Sự không hoàn toàn trong thị trường trong tuyển dụng lao động dẫn đến sự bóc lột lao động độc quyền và dẫn đến bóc lột độc quyền đa đầu.

Yếu tố cân bằng đầu vào cạnh tranh thay đổi ra sao khi yếu tố độc quyền tồn tại trong thị trường dành cho sản phẩm của doanh nghiệp? Câu trả lời rõ ràng liên quan đến đường cong cầu hay tương tự giá trị đường cong sản phẩm biên tế là gì? Hãy nhớ nhu cầu lao động trong điều kiện cạnh tranh được xác định bằng cách nhân sản phẩm biên tế của lao động với giá sản lượng thành phẩm. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn, doanh nghiệp là người “tiếp nhận giá”, nghĩa là, doanh nghiệp đối mặt với nhu cầu nằm ngang co dãn hoàn toàn đối với sản phẩm. Giá cả, trong điều kiện như thế, bằng với thu nhập biên tế đối với doanh nghiệp. Khi mỗi doanh nghiệp sở hữu một mức độ độc quyền, cho dù không nhiều đi nữa, thì giá hàng hóa không ngang bằng với thu nhập biên tế mà doanh nghiệp nhận được từ việc bán các đơn vị sản phẩm bổ sung. Người bán đối mặt với nhu cầu dốc âm và thu nhập biên tế trong trường hợp này. Rõ ràng, nếu một doanh nghiệp phải giảm giá hàng hóa để bán nhiều đơn vị hơn, thì phải giảm giá tất cả đơn vị doanh nghiệp bán (dĩ nhiên có thể phân biệt). Trong những tình huống như thế, phần thèm vào thu nhập (thu nhập biên tế) không hoàn toàn là giá đơn vị bổ sung bán ra. Đúng ra, thấp hơn giá đơn vị vì tổn thất phải trừ lại từ việc giảm giá tất cả các đơn vị trước đó. Vì thế thu nhập biên tế thấp hơn giá trong điều kiện độc quyền.

2. Sự phân nhánh đặc điểm độc quyền đối với nhu cầu lao động phải rõ ràng

Sự phân nhánh đặc điểm độc quyền đối với nhu cầu lao động này phải rõ ràng. Vì doanh nghiệp tính toán phần thêm vào thu nhập từ tuyển dụng đầu vào bổ sung, việc gia tăng sẽ được xác định bằng sản phẩm biên tế của đầu vào và thu nhập biên tế của sản lượng bán ra, chứ không phải bằng giá có được từ đó. Điều này có nghĩa, căn cứ vào thị trường đầu ra, nhu cầu lao động của doanh nghiệp sẽ là sản phẩm thu nhập biên tế lao động, tìm thấy bằng cách nhân thu nhập biên tế của sản lượng thành phẩm với sản phẩm biên tế lao động, nghĩa là MRPL = MPL X MRX. Nhớ rằng VMPL = MPL X Px, và trong độc quyền Px > MRX khi ấy VMPL > MRPL . Trong sự cân bằng, công nhân được trả tiền lương ngang bằng sản phẩm thu nhập biên tế, chứ không phải giá trị của sản phẩm biên tế. Joan Robinson nhận dạng sự khác biệt này như bóc lột lao động độc quyền.

Mặc dù vấn đề khai thác độc quyền được xử lý bằng đồ thị, chúng ta trước tiên trở lại phần thứ hai của sự không hoàn toàn mà Joan Robinson thảo luận, độc quyền đa đầu trong việc tuyển dụng lao động. Joan Robinson cho rằng, bóc lột cũng phát sinh vì “cung lao động co dãn không hoàn toàn đối với đơn vị kiểm soát”. Sự không hoàn toàn này trong cung ứng lao động không phải là do khác biệt bất kỳ trong số lượng lao động. Đúng ra, lao động được cho rằng phải đồng nhất trong tính hiệu quả. Tại sao một doanh nghiệp phải trả lương ngày càng cao hơn để tuyển dụng thêm công nhân? Robinson đưa ra lập luận sau trong số nhiều lập luận khác:

“Vì nhất thiết phải lôi kéo lao động ra khỏi nghề nghiệp hưởng lương cao, nhằm khắc phục phí tổn của việc di chuyển đến các vùng xa hay để khắc phục sự Ưu tiên chọn nghề khác” (The Economics of Imperfect Competition, trang 292).

3. Độc quyền đa đầu trong việc tuyển dụng lao động

Hiểu theo thuật ngữ kinh tế, độc quyền đa đầu có nghĩa phí tổn bình quân của doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động (nghĩa là mức lương) tăng khi tuyển thêm các đơn vị lao động bổ sung. Như chúng ta đã biết trong phần bàn về các hàm số biên tế và bình quân ở trên, phí tổn biên tế trong tuyển dụng lao động phải vượt trội phí tổn bình quân khi bình quân gia tăng. Trong trường hợp đầu vào lao động, tình huống này mang ý nghĩa tích cực. Nếu công nhân bổ sung có thể kiếm được chỉ bằng mức lương cao hơn thì phí tổn biên tế tuyển dụng nhiều lao động hơn phải cao hơn mức lương, vì tất cả công nhân phải nhận lương cao hơn. Vì thế phí tổn tăng dần, phát sinh bằng việc trả lương cho số công nhân hiện có nhưng còn cộng thêm phần lương phải trả cho công nhân mới.

Nếu một doanh nghiệp đang tối đa hóa lợi nhuận, sẽ luôn tuyển đầu vào đến điểm nơi phần thêm vào phí tổn doanh nghiệp ngang bằng với phần thêm vào lợi tức của doanh nghiệp đó. Trong trường hợp cạnh tranh, sự cân bằng diễn ra khi w = VMPL vì mức lương phí tổn biên tế sinh ra từ phần thêm sô” công nhân mới. Nơi nào độc quyền tồn tại trong thị trường đầu ra và nơi nào độc quyền đa đầu tồn tại trong thị trường đầu vào, thì điều kiện thay đổi. Số lượng đầu vào cân bằng lúc này được xác định khi phí tổn biên tế của đầu vào bổ sung (MCI) ngang bằng với thu nhập biên tế và chỉ ở mức độ khái quát. Thảo luận của bà về tiền thuê đất và so sánh độc quyền và đầu ra cạnh tranh chẳng hạn là những phần quan trọng trong phân tích vi mô được thừa nhận rộng rãi. Việc ấn bản sách của bà (và sách của Chamberlin) chắc chắn là sự kiện lý thuyết quan trọng.

Hai vấn đề trong một số thời điểm trong việc nhận thức đúng những đóng góp này vẫn còn tranh cãi. Thứ nhất, có một vài khác biệt quan trọng trong hai mô thức cạnh tranh không hoàn toàn thảo luận trong chương này. Thứ hai, không phải lúc nào cũng rõ cái gọi là cách mạng trong lý thuyết giá trị, do Chamberlin và Robinson mang lại, vẫn còn thịnh hành trong thời đại về lý thuyết, ít nhất đánh giá từ ưu thế của khoảng 50 năm trước. Lúc này chúng ta trở lại các vấn đề ấy.

4. So sánh của Chamberlin

Trước kia E. H. Chamberlin đã dành phần lớn cuộc đời sáng tác của ông để bênh vực và giản dị hóa mô thức của ông. Ngoài ra ông không hề mệt mỏi trong việc so sánh mô thức của mình với mô thức của Joan Robinson, chẳng hạn trong một bài viết năm 1950:

“Cạnh tranh không hoàn toàn theo truyền thống lý thuyết cạnh tranh, không những trong nhận dạng một hàng hóa (mặc dù được xác định là co dãn) với công nghiệp, mà trong việc cho rằng một hàng hóa như thế phải đồng nhất. Một lý thuyết như thế không bao gồm sự phá vỡ nào trong truyền thống cạnh tranh. Chính thuật ngữ chuyên ngành “cạnh tranh không hoàn toàn” chứa đầy ẩn ý mà mục tiêu là phải tiến về phía trước hướng đến “sự hoàn toàn”. (“Product Heterogeneity and Public Policy,” trang 87).

Mặc dù sự so sánh của Chamberlin mang chút cường điệu, nhưng cũng có những khác biệt cơ bản giữa tiếp cận Chamberlin và Joan Robinson đối với cạnh tranh không hoàn toàn. Rõ ràng, Joan Robinson không cố gắng phát triển một khái niệm dị biệt hóa sản phẩm hay “khác biệt chất lượng” trong phân tích của bà về độc quyền, mặc dù bà ám chỉ những điểm trong sách về sản phẩm đồng nhất, giấy chứng nhận độc quyền và mọi loại hạn chế độc quyền làm cho doanh nghiệp trở thành độc nhất. Trong nhiều phần trong sách, mức độ chọn lựa phân tích của Joan Robinson công nghiệp, nhưng chúng ta chứng kiến, mô thức phân biệt giá thường diễn đạt dưới dạng doanh nghiệp. Ngoài ra, bà hình dung mức độ độc quyền, và khi làm như thế, nhấn mạnh tính đa dạng của sức mạnh độc quyền. Tóm lại, dị biệt hóa sản phẩm với sản phẩm như một biến số không đóng vai trò chính trong sách của bà, như thấy rõ trong sách của Chamberlin, nhưng cũng dễ thấy có thể tác động trong khuôn khổ nhận thức của Joan Robinson.

Thứ hai, tác phẩm của Joan Robinson đơn thuần là sự tiếp nối truyền thống cạnh tranh như Chamberlin gợi ý hay không? Nói cách khác, có phải tác phẩm của Chamberlin thực hiện sự gián đoạn ban đầu duy nhất với lý thuyết giá trị cạnh tranh hay không? Dĩ nhiên, Marshall và những người ủng hộ ông nghiên cứu độc quyền như một thái cực trong lý thuyết giá trị.

Nhưng sự khẳng định của Joan Robinson về sự lan tỏa độc quyền và mức độ sức mạnh độc quyền chắc hẳn xuất phát từ sự mô tả đặc điểm chung của Marshall về thị trường trong nền kinh tế, nghĩa là xuất phát từ sự mô tả truyền thống. Mặc dù bà không xem cạnh tranh độc quyền hay bất cứ điều gì tiếp cận với nó như một quy phạm hay một lý thuyết giá trị chung (như Chamberlin đã làm), điều chắc chắn là bà chấp nhận khả năng không thể tránh khỏi của một thế giới độc quyền tiếp nối. Vì thế bà đưa ra chính sách (ban hành pháp luật tiền lương tối thiểu, v.v…) nhằm làm giảm tác động của chúng hay phần nào gia tăng phúc lợi (thừa nhận phân biệt gia khi đầu ra tăng đối với độc quyền đơn). Thái độ như thế hầu như không thể mang tính truyền thông, vì độc quyền, chứ không phải cạnh tranh mới là chủ đề phân tích. Nhìn chung, có lẽ tốt nhất nên kết hợp tiếp cận của Chamberlin và Robinson, gọi toàn bộ hỗn hợp là “cạnh tranh không hoàn toàn”. Ngoài sự khác biệt dễ nhận thấy về tầm quan trọng, và trong mức độ phân tích, hai tác phẩm thực ra đang đưa ra một thông điệp đơn giản: Mô hình cạnh tranh về cơ bản không thích hợp để mô tả cơ cấu định giá có thể quan sát. Thay vào đó, mô thức độc quyền là những gì mà nhà kinh tế học nên phát triển và mở rộng.

Quan điểm của Chamberlin và Joan Robinson đều được trình bày trong sách vở đương thời và các khóa học về lý thuyết Tiền tệ. Có lẽ hãy còn quá sớm để đánh giá kết quả của cuộc cách mạng giá trị. Nhưng cho dù nó được xét như một cuộc chiến nhỏ với truyền thống Tân Cổ Điển hay như một chiến thắng chính thức trong phân tích, thì sự tái định hướng Chamberlin- Joan Robinson vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong tư tưởng kinh tế thế kỷ 20.

5. Một số tác phẩm chính của Joan Robinson

– Kinh tế học của sự cạnh tranh không hoàn hảo (1933)

– Một bài luận về kinh tế học Mác xít (1942), Ấn bản thứ hai (1966) (The Macmillan Press Ltd, ISBN 0-333-05800-3 )

– Chức năng sản xuất và lý thuyết về vốn (1953)

– Tích lũy tư bản (1956)

– Bài tập Phân tích Kinh tế (1960)

– Các tiểu luận trong Lý thuyết về Tăng trưởng Kinh tế (1962)

– Triết học kinh tế: Một tiểu luận về sự tiến bộ của tư tưởng kinh tế (1962)

– Tự do và Sự cần thiết: Giới thiệu về Nghiên cứu Xã hội (1970)

– Dị giáo kinh tế: Một số câu hỏi thời thượng trong lý thuyết kinh tế (1971) ( Sách cơ bản , New York, ISBN 0-465-01786-X )

– Đóng góp cho Kinh tế học Hiện đại (1978) (Basil Blackwell, Oxford, ISBN 0-631-19220-4 )

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)