1. Tác phẩm The Economics of Imperfect Competition

Lúc đầu Joan Robinson học theo kinh tế học Marshall, do ảnh hưởng của A. c. Pigou và Piero Sraffa, đã dẫn dắt bà đến với phần tích so sánh các thị trường độc quyền và cạnh tranh mà bà gọi là The Economics of Imperfect Competition.

Xuất bản năm 1933, tác phẩm Economics of Imperfect Competition của Joan Robinson là một thành tựu của kinh tế học. Đối với Joan Robinson, về cơ bản phân tích của bà khác so với Chamberlin là tránh sự nhấn mạnh về dị biệt hóa sản phẩm và quảng cáo như yếu tố của thị trường cạnh tranh. Sách của bà giới thiệu và sử dụng một “bộ công cụ” (thuật ngữ bà nghĩ ra) trở thành đáng giá trong phân tích cân bằng từng phần thị trường và cơ cấu thị trường. Nhất là, Joan Robinson giới thiệu lại khái niệm thu nhập biên tế của Cournot trong lý thuyết doanh nghiệp, phải là một doanh nghiệp cạnh tranh hay độc quyền hay một doanh nghiệp ở giữa khoảng đó.

Nhận thức đầy đủ về thực tế tồn tại mức độ độc quyền, Joan Robinson chọn mô thức độc quyền như một sự ủy nhiệm đối với tất cả những cơ cấu trung gian ấy mà Chamberlin bắt đầu phân loại hay không? Theo chiều hướng này, tiếp cận của Robinson vừa mang tính truyền thông vừa mang tính khái quát nhiều hơn là tiếp cận của Chamberlin. Trong phạm vi giới hạn phương pháp phân tích của bà, Robinson vẫn có khả năng góp phần hàng dầu trong lý thuyết doanh nghiệp trong mọi cơ cấu thị trường cạnh tranh không hoàn toàn.

2. Phục hồi phân tích biên tế

Một trong những đóng góp quan trọng của Joan Robinson là việc làm hồi sinh phân tích biên tế. Alfred Marshall và tất cả các nhà kinh tế học Tân cổ Điển đều nhận thức râất rõ về thuyết biên tế, nhưng thực tế tất cả định khung phân tích đồ họa tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp dưới dạng tổng phí tổn và tổng thu nhập. Tiếp cận sau có thể nặng nề, chán ngắt, có thể kiểm tra bằng việc điểm qua giải thích của Marshall (xem phân tích độc quyền của ông và “bảng kê thu nhập không đổi” mà ông phải sử dụng đến trong Principles, (trang 335).

3. Hàm lõm lồi

Joan Robinson tái thừa nhận quy ước của Cournot cân bằng độc quyền phân tích đồ họa dưới dạng số lượng biên tế. Bà lưu ý:

“Công cụ đầu tiên cần phải có trong phân tích giá trị độc quyền là một đôi đường cong, biên tế và bình quân”.

Nhấn mạnh tính phổ biến của tiếp cận, bà phát biểu thêm:

“Nhận thức giá trị bình quân và biên tế có thể áp dụng vào phí tổn sản xuất, hiệu dụng, thu nhập, sức sản xuất của yếu tố sản xuất, và v.v…” (Economics of Imperfect Competition, trang 26).

Vì thế Joan Robinson nghiên cứu mối quan hệ chung giữa đường cong bình quân và biên tế, biểu thị khả năng có thể áp dụng vào nhiều loại số lượng khác nhau. Một số các mối quan hệ quan trọng này được tóm tắt thành đồ thị. Trong đồ thị, hàm số bình quân lõm (nhìn từ phía trên), còn trong Hình 18-46 là hàm lồi. Người ta có thể hình dung những hàm này như hàm phí tổn, nhưng các quy tắc chung, đơn giản rút từ các hàm này áp dụng vào tất cả hành vi biên tế và bình quân. Rõ ràng, khi số lượng biên tế ít (nhiều hơn) một số lượng bình quân, thì bình quân phải giảm (tăng). Khi số lượng biên tế ngang bằng với bình quân, thì bình quân ở mức tối đa hay tối thiểu.

Áp dụng vào phí tổn, điều chắc chắn khi phí tổn biên tế nhỏ hơn phí tổn bình quân, phí tổn bình quân phải giảm (xem Hình 18-4ữ) và khi phí tổn biên tế lớn hơn phí tổn bình quân, thì phí tổn bình quân gia tăng. Vì đường cong cầu độc quyền dốc âm, nên mối quan hệ giữa đường cong cầu, dĩ nhiên là đường cong thu nhập bình quân đối với doanh nghiệp, và đường cong thu nhập biên tế được mô tả bằng các phần MA trong Hình 18-4a đối với số lượng thấp hơn số lượng Q, và bằng các phần MA của Hình 18-46 đối với Số lượng lớn hơn Q2. Thật ra, Robinson trình bày nghiên cứu toàn diện về hành vi thu nhập bình quân và thu nhập biên tế, ngoài ra, sử dụng những quan hệ này trong sự triển khai quan trọng lý thuyết phân biệt giá. Ngoài áp dụng bộ đồ nghề cụ thể của bà, trình bày và ôn lại có hệ thống hành vi toán học của các hàm giao nhau kinh tế đã là một đóng góp rất giá trị. Có lẽ hơn các lý thuyết gia khác, Robinson là người truyền bá các phương pháp hiện đại trong phân tích khía cạnh kinh tế vi mô hành vi doanh nghiệp.

4. Pigou, Robinson và lý thuyết phân biệt giá

Phân tích phân biệt giá của Dupuit chủ yếu quan tâm đến lợi thế phúc lợi phân biệt giá đối với sự định giá độc quyền đơn nhất. Sau này A. c. Pigou và Joan Robinson phải tinh lọc, phát triển cơ sở phân biệt trong lý thuyết thuần túy. Thật không may, phân tích phân biệt giá Pigou-Robinson là chủ đề khá phức tạp và khó hiểu trong lý thuyết thuần túy. Vì thế việc khái quát bằng lời được trình bày ở đây.

Phân biệt giá là một hoạt động do doanh nghiệp có sức mạnh độc quyền thực hiện vì điều này có lợi. về cơ bản, bao gồm việc bán các thị trường B (A) tương quan với một số giá trị E (F). Vì thế sự chuyển giao một đơn vị đầu ra từ A sang B sẽ thêm vào thu nhập doanh nghiệp (khoảng chừng E) nhiều hơn doanh nghiệp bị thiệt hại khi làm như thê (khoảng chừng F). Vì thế nhà độc quyền tối đa hóa lợi nhuận sẽ nhận thấy quyền lợi của mình là phải điều chỉnh doanh số và giá cả ở hai thị trường sao cho thu nhập được tạo ra chính xác như nhau. Phương trình thu nhập có được bằng việc cân bằng MCAMR như trước nhưng cũng bằng việc cân bằng giá trị đơn nhất MC đôi với thu nhập biên tế trong các thị trường riêng biệt. Theo đồ thị, trong Hình 18-5, giá trị đơn MC này thể hiện như đường kẻ đến điểm m nằm trên trục tung từ MC = AMR. Phân biệt đầu ra và giá cả được xác định bằng điểm giao nhau của đường này với đường MR trong các thị trường tách biệt. Đầu ra OXb đối với thị trường A được tạo ra và bán với giá PQ và đầu ra OXb bán với giá Pb trong thị trường B. Lưu ý đầu ra tăng trong thị trường B ở số lượng bằng đầu ra giảm trong thị trường A. Vì thế trong trường hợp mô tả trong Hình 18-5, tổng đầu ra giữ nguyên không đổi, bất kể liệu nhà độc quyền có nhận thức hay không. Lợi nhuận độc quyền rõ ràng tăng bằng phân biệt giá.

5. Hiệu quả sản lượng: Đóng góp của Robinson

Bằng mô thức trong Hình 18-5 chúng ta có quan điểm bình luận đóng góp của Joan Robinson đối với phân biệt giá. Pigou mô tả rõ ràng mô thức này vào đầu năm 1912 trong quyển Wealth and Welfare (phiên bản sửa lại nhan đề The Economics of Welfare ấn hành năm 1920). Trong trường hợp mô tả trong Hình 18-5, nhà độc quyền đơn nhất thông qua phân biệt tái phân phối hoàn toàn hiệu dụng sản phẩm cho bản thân mình từ người tiêu dùng. Hiệu dụng này dưới dạng lợi nhuận gia tăng bằng giá phải trả của sự trả trội của người tiêu dùng. Điều này là do tổng số lượng bán ra vẫn giống như trước và sau khi sử dụng hệ thống hai giá. Nói cách khác, sự tái phân phối đơn giản phúc lợi đang diễn ra.

Một trong những lập luận quan trọng nhất chống lại độc quyền trong tài liệu kinh tế (của Dupuit, Wieser, Marshall, và nhiều người khác) cho rằng độc quyền hạn chế đầu ra, vì thế giảm dần phúc lợi kinh tế sẽ được tạo ra nếu hàng hóa hay dịch vụ bán ra trong điều kiện cạnh tranh. Trường hợp xét trong Hình 18-5 không cung cấp bất kỳ cơ sở xã hội khách quan đối với việc chọn cơ cấu độc quyền đơn giản đối với cơ cấu độc quyền phân biệt hay ngược lại. Đầu ra vẫn giữ nguyên không đổi trong cả hai trường hợp, người ta lập luận rằng sự tái phân phối xảy ra với sự phân biệt làm tổn thương ý nghĩa chung của sự bình đẳng, nghĩa là người ta lập luận phản đối sự phân biệt và ủng hộ việc định giá độc quyền đơn.

Thế nhưng Pigou sử dụng những đường cong tuyến tính (như đường cong trong Hình 18-5) trong kết luận rằng đầu ra vẫn giữ nguyên không đổi với sự giới thiệu phân biệt giá. Trong tiến trình tinh lọc phân tích phân biệt của Pigou, Joan Robinson chứng minh nổi bật rằng kết luận của ông chỉ là trường hợp đặc biệt và đầu ra phân biệt bán ra trong định giá độc quyền đơn nhiều hơn hay ít hơn.

Mặc dù chứng cứ cho vấn đề quan trọng này của Robinson khá phức tạp, phương pháp và kết luận phân tích của bà có thể phát biểu đơn giản. Về cơ bản, vấn đề liệu đầu ra có thay đổi điểm mấu chốt hình dáng, hay tính lõm đường cong cầu trong các thị trường riêng biệt hay không. Tính lôm, như mô tả trong Hình 18-4, liên kết với sự thay đổi độ dốc đường cong cầu. Quan điểm của Joan Robinson phát biểu súc tích như sau: Đầu ra trong phân biệt sẽ lớn hơn (nhỏ hơn) trong việc định giá độc quyền đơn nếu đường cong cầu trong thị trường co dãn nhiều hơn tương đối lõm (lồi) nhiều hơn đường cong cầu trong thị trường kém co dãn hơn. Nếu đường cong cầu tính tuyến như trong trường hợp Pigou mô tả (Hình 18-5) thì Joan Robinson chứng minh rằng đường cong mang tính lõm ngang bằng và đầu ra vẫn giữ nguyên không đổi với việc đưa hệ thống nhiều giá.

Ớ vấn đề này, người ta tự hỏi chính đáng liệu lý thuyết của Joan Robinson không phải là quan tâm học thuật thuần túy hay không. Nói cách khác, phân tích lý thuyết khó hiểu của bà về tính lõm tương đối trong việc định giá độc quyền có điều gì đó phải làm với thế giới thật hay không? Câu trả lời như đốì với nhiều vấn đề kinh tế tùy thuộc vào chứng cứ thực nghiệm về hình dạng của đường cong cầu trong thị trường phi cạnh tranh. Chính sách chống phân biệt có phần nào bị hướng dẫn sai xét từ quan điểm phúc lợi xã hội nếu sự phân biệt trong thực tế tạo ra đầu ra cao hơn độc quyền đơn. Joan Robinson phác họa một khả năng có thể từ ngoại thương:

“Có lẽ đây là trường hợp nơi thị trường co dãn hơn là một thị trường xuất khẩu trong đó hàng xuất khẩu trong sự cạnh tranh với hàng sản xuất trong nước. Điều thường xảy ra khi chỉ một phần nhỏ có thể xuất khẩu với giá tương đối cao nhưng khi giá cả của hàng xuất khẩu đến gần hay thấp hơn mức giá của hàng hóa địa phương cạnh tranh thì nhu cầu về chúng sẽ tăng rất nhanh – tóm lại đường cong cầu rất lõm”. (The Economics of Imperfect Competition, trang 205). Cũng như “bán phá giá” trên thị trường quốc tế, sự phân biệt đối với một bộ phận công ty vận chuyển các loại và phục vụ công ích có thể tạo ra sự gia tăng đầu ra.

Nj đơn vị lao động thì giá trị sản phẩm biên tế lao động sẽ là số lượng NjF. Theo thực tế, Nj đơn vị lao động cộng thêm vào thu nhập doanh nghiệp (số lượng NjF) nhiều hơn phí tổn doanh nghiệp (V7 cho mỗi đơn vị). Lúc ấy người tuyển dụng hợp lý sẽ tiếp tục thuê đầu vào đến điểm nơi phần thêm vào thu nhập doanh nghiệp từ các đầu vào bổ sung bằng với phần thêm phí tổn doanh nghiệp. Điều này xảy ra ở điểm G, nơi các đơn vị Ne được thuê với mức lương We cho tất cả đơn vị.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)