1. Quan điểm của Cairnes

Năm 1874, khi đối mặt với sự công kích của Longe, Thornton và sự rút lui quan điểm về thuyết quỹ lương của Jonh Stuart Mill, J.E. Cairnes cố phục hồi thuyết quỹ-lương và vực dậy thuyết cổ điển. Trong tác phẩm Some Leading Principles of Politi­cal Economy Newly Expounded, Cairnes bảo vệ tính giá trị của học thuyết. Vấn đề thực tế không phải là tính chất xác định hay không xác định của quỹ, mà đơn thuần là những gì mà nhà Tư bản với tư cách là nhà Tư bản đã làm trong Thế Giới Thực. Cairnes không xét các nhà Tư bản khi tách riêng số tiền lương cụ thể, nhưng với điều kiện ông hành động như một nhà Tư bản và đầu tư, quỹ-lương vẫn tồn tại.

2. Yếu tố xác định quỹ lương

Cairnes bàn chi tiết về yếu tố quyết định quỹ-lương trong đầu tư của cá nhân nhà Tư bản, nhất là lưu ý đến số lượng tổng tài sản của nó, ưu đãi thời gian của nhà Tư bản, và cơ hội tạo lợi nhuận. Yếu tố quyết định đầu tư đối với xã hội như một tổng thể tương tự như yếu tố xác định của Mill, nghĩa là “mong muốn tích lũy hiệu quả” và mở rộng lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, tổng đầu tư, bao gồm đầu tư vốn cố định và nguyên vật liệu thô, không dựa vào sự hiểu biết chính xác về quỹ-lương, vì thế Cairnes đi đến điều nghiên tỉ lệ lương so với tổng vốn. Ở đây ông đưa ra nhận xét sâu sắc. Tỉ lệ lương đối với tổng vốn được xác định bằng ba yếu tố: (1) tính chất của các ngành công nghiệp quốc gia, hay chức năng sản xuất của nền kinh tế, (2) tổng vốn của một nước và (3) nhất là cung lao động.

Về điểm thứ nhất, Cairnes rất chắc chắn như sau:

“Ví dụ, nếu mục đích của nhà Tư bản là phải tham gia sản xuất hàng bông hay hàng len, một tỉ lệ rất lớn trong toàn bộ vốn của ông ta sẽ ở dạng các cao ốc, máy móc, len thô hay cotton thô… thuộc vốn cố định và nguyên liệu thô sẽ để lại một tỉ lệ nhỏ tương ứng có sẵn để trả lương”. (Some Leading Principles, trang 170).

Những vấn đề khác cũng tương tự trong các nước nông nghiệp, nơi đầu vào lao động nhiều, người ta hy vọng một tỉ lệ lớn trong tổng vốn sẽ đến với lao động. Nhưng căn cứ vào tình trạng chức năng sản xuất của nền kinh tế, giá đầu vào xác định tỉ trọng yếu tố sản xuất trong thu nhập quốc gia. Điều kiện cung cầu đối với đầu vào rõ ràng ảnh hưởng đến giá đầu vào, Cairnes cho rằng cầu đối với lao động là không co dãn, vì cứ cho rằng đầu tư được xác định trước bằng các yếu tố khác. Sự dịch chuyển trong cung lao động liên quan nghịch với khuôn khổ quỹ-lương, mặc dù Cairnes cho rằng những dịch chuyển như thế chỉ là ảnh hưởng không quan trọng đối với khuôn khổ lương tổng hợp.

Rõ ràng Cairnes đang giải thích tình trạng lương qua thời gian. Xem nhẹ giả định kỳ sản xuất rời rạc, Cairnes xem sự tăng trưởng hay suy thoái của vốn tổng hợp và tính chất của các ngành công nghiệp quốc dân như những biến số chính trong khi xác định lương, về vấn đề này, ông phỏng theo quan điểm của Ricardo cho rằng sự tăng trưởng vốn cố định liên quan đến tổng vốn sẽ làm cho lợi nhuận và đầu tư giảm theo thời gian. Công nghệ sẽ nhận đầu trạng thái tĩnh, nhưng trạng thái tĩnh dù sao cũng vẫn đến. Dĩ nhiên viễn cảnh lâu dài đối với người lao động rất ảm đạm, họ để dành và trở thành một bộ phận của giai cấp doanh nghiệp.

Thảo luận của Cairnes trong dài hạn hoàn toàn nhất quán với quan điểm cổ điển về quỹ-lương, nhưng sự bênh vực học thuyết của ông bị phá vỡ khi ông chuyển sang (lại theo Mill) thảo luận vấn đề liên đoàn lao động. Thật không may, ở điểm nối này Cairnes lại rơi vào sai lầm của Mill khi đồng nhất quỹ với số lượng tiền, vấn đề này tiềm ẩn trong phát biểu của Cairnes:

“Nếu vượt quá số lượng chi cho tiền lương trong thực tế ở bất kỳ thời điểm nhất định cũng là biên tế của cải vô hạn mà người lao động bằng sự kết hợp thận trọng có thể chế ngự, lúc ấy điều hiển nhiên là Chủ nghĩa liên đoàn- Công đoàn có một lĩnh vực rộng cho mình, còn người lao động xem tổ chức này như phương tiện chính cải thiện điều kiện của họ thật tự nhiên và thích đáng”. (Some Leading Principles, trang 214).

“Biên tế của cải vô hạn” này rõ ràng là số lượng tiền nằm trong tay các nhà Tư bản.

Tóm lại, lương sẽ cao hay thấp hơn chỉ trong giới hạn. Dĩ nhiên, sinh kế ấn định giới hạn dưới. Nếu liên đoàn yêu cầu vượt khỏi giới hạn trên, thì không còn sự đầu tư của doanh nghiệp nữa, quỹ sẽ giảm sút. Nhưng khi lợi nhuận nằm trong những giới hạn này, lãnh đạo liên đoàn có thể mặc cả thành công.

3. Ảnh hưởng của Cairnes đối với kinh tế học cổ điển

Sự bênh vực của Cairnes chừa lại điểm nào trong thuyết quỹ-lương? Theo nghĩa ngắn hạn, Cairnes lẽ ra phải phủ nhận lương là cố định, vì ông xem quỹ như số lượng tiền. Dĩ nhiên theo nghĩa hàng hóa thực tế, quỹ cố định vào bất kỳ thời điểm nào, và căn cứ vào giả định kỳ sản xuất thời gian rời rạc, lương bình quân được cố định theo kỳ. Những người chỉ trích và bênh vực học thuyết hoàn toàn không nắm bắt cách xây dựng lý thuyết đúng, mặc dù ngây thơ.

Như một tín đồ tin tưởng vào trạng thái tĩnh cổ điển, Cairnes rất bi quan về kết quả dài hạn của hoàn cảnh giai cấp công nhân, nhất là Anh. Mức lợi nhuận tăng tiền thuê đất là những giới hạn của sự tiến bộ. Ông nhận xét như sau:

“Chống lại những rào cản này Liên đoàn-công đoàn tự mình lao vào điều vô ích. Họ không bị chọc thủng hay lảng tránh bằng mọi sự kết hợp cho dù phổ biến, vì họ là rào cản do chính bản thân tự nhiên ấn định”. (Some Leading Principles, trang 283).

Thế nhưng, Cairnes hoàn toàn không có đề xuất đối với lao động. Thứ nhất, ông cảnh báo lao động lãng phí lương thực tế cao hơn chiếm một bộ phận lớn dân số, và như Malthus, ông thúc giục “tự kiềm chế”. Thứ hai, lao động nên cố gắng trở thành một bộ phận của giai cấp Tư bản bằng cách tiết kiệm để tăng quỹ.

Lao động phải học cách tiết kiệm, Caimes đưa ra ví dụ thực nghiệm vấn đề này nên thực hiện bằng cách nào. Tính ra tốn hết 120 triệu bảng Anh dùng để mua rượu mỗi năm, Caimes cho rằng đó là phần chi tiêu lớn nhất đối với người lao động. (Ông đưa ra cách đánh giá chi tiết hơn rằng chi tiêu này gây nguy hiểm về thể xác lẫn luân lý của họ). Vì thế, Cairnes kết luận một nửa số chi tiêu này có thể tiết kiệm và chuyển thành hợp tác xã lao động. Mặc dù đầu tư to lớn như thế đi quá xa đối với việc cải thiện của lao động trong phân phối thu nhập, Cairnes không quá lạc quan về đề xuất của mình. Bằng thái độ khinh khỉnh theo kiểu Victor điển hình, ông nhận xét:

“Những gì người lao động phải khắc phục để tham gia có hiệu quả vào công nghiệp hợp tác là thứ nhất bị quyến rũ tiêu xài tài sản của mình vào những dam mê thường có hại, và ở mọi sự kiện có thể không phương hại điều đó được miễn trừ, và thứ hai, rào cản vốn có do sự ngu dốt của chính họ và nói chung thường trong tình trạng luân lý thấp kém”. (Some Leading Principles, trang 289-290).

Thật ra bằng cách đồng nhất quỹ với số lượng tiền, Cairnes đã làm tăng thêm sự nhầm lẫn được Mill và những nhà phê bình học thuyết khác hình thành. Phần lớn tác phẩm của ông về phân phối (sự trung thành với thuyết lượng thặng dư hơn là lợi nhuận chẳng hạn) cũng bị tì vết nhầm lẫn tương tự. Vì thế, suy thoái kinh tế học cổ điển vì thế đã rõ, không những vì lý thuyết cạnh tranh (thuyết biên tế) đang chiếm ưu thế, như chúng ta sẽ chứng kiến, mà còn vì số thành viên quan trọng quen hiểu sai một số quy tắc cơ bản. J. E. Cairnes, mặc dù tiến bộ trong các lĩnh vực khác (nhất là trong phương pháp luận khoa học) có thể làm xói mòn truyền thống lý thuyết mà ông tìm cách bảo vệ nhiệt tâm.

4. Thuyết kinh tế học cổ điển có bao giờ bị quên lãng hay không?

Việc John Stuart Mill rút lại học thuyết quỹ-lương và nhầm lẫn theo sau mà nó tạo ra trong các hàng ngũ chính thống cổ điển chỉ là một yếu tố trong một loạt giải thích có thể khác đối với sự suy thoái của kinh tế học cổ điển. Sự phát sinh thuyết biên tế thường được viện dẫn như một yếu tố gây ra sự suy thoái này, cũng như sự sưng tấy bùng phát trong thế kỷ 19 giữa các nhà phê bình đối với xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa lịch sử chính thông kinh tế. Tranh luận về chính sách, chẳng hạn chính sách về tự do mậu dịch, vấn đề tiền thuê đất, và liên đoàn cũng đóng vai trò trong việc đặt nghi vấn về thuyết cổ điển, nhất là ở Anh và Mỹ. Không còn nghi ngờ, tất cả những phát triển này đóng vai trò trong sự suy thoái của kinh tế học cổ điển như một mô hình đang tiến triển.

Các nhà kinh tế trong 30 năm cuối của thế kỷ 19 có vẻ như đang đặt câu hỏi rằng hệ thống lý thuyếtt cổ điển không thể trả lời thỏa mãn, nếu không nói là không thỏa mãn chút nào. Các kết luận chính sách của thuyết cổ điển hoàn toàn không chấp nhận đối với đa số các nhà khoa học xã. Hành vi cá nhân (kinh tế vi mô) trở thành vấn đề của thời đại, phân tích kinh tế tiến lên theo chiều hướng mới.

Lúc ấy kinh tế học cổ điển có bị lãng quên trong bất kỳ chiều hướng có ý nghĩa nào hay không? Mặc dù dễ nhìn thấy lịch sử tri thức hơn theo nghĩa cắt đứt dứt khoát với những quan điểm trước kia, một quan điểm như thế làm hại nghiêm trọng các nhà kinh tế cổ điển và cấu trúc lý thuyết của họ. Các thuyết cũ không hề bị quên lãng, và không như những chiến binh già, thậm chí các thuyết này vẫn không hề phai mờ. Chẳng hạn, Alfred Marshall, người đóng góp Tân cổ Điển quan trọng cho kinh tế vi mô, rất cứng rắn trong sự khâm phục và sử dụng thuyết phí tổn của Ricardo nhằm phát biểu có hệ thống phân tích cân bằng từng phần. Vả lại, các nhà kinh tế học đương đại, trong cuộc đấu tranh với vấn đề phát triển kinh tế ở các nước kém phát triển, phải trở lại trường hợp phân tích đơn giản động lực học kinh tế. Nói cách khác, không những bản thân quan điểm cổ điển tác động đến kinh tế học Tân cổ Điển mà toàn bộ cấu trúc vẫn còn được sử dụng.

5. Thành tựu của trường phái cổ điển

Về mặt phân tích kinh tế, kinh tế học cổ điển vững chắc và đúng về logic. Trong khi giả định của thuyết xoay quanh nhiều điểm khái quát rộng lớn và có thể chấp nhận, nhìn chung tính logic của thuyết rất cao. Có lẽ không có ai mô tả sự quá độ từ thời kỳ cổ điển sang Tân cổ Điển tốt hơn Alfred Marshall:

“Có lẽ, sự thay đổi có thể được xem là tiến lên phía trước từ giai đoạn đầu trong sự phát triển phương pháp khoa học, trong đó hoạt động của Tự nhiên được thể hiện đơn giản hóa theo quy ước vì mục đích làm cho chúng có khả năng được mô tả bằng những câu ngắn, dễ hiểu, đến giai đoạn cao hơn trong đó chúng được nghiên cứu cẩn thận hơn, và thể hiện gần với bản chất của chúng hơn, ngay cả cái giá của một số lãng phí sự giản dị và sự xác định, và thậm chí sự minh bạch rõ ràng”. (Principles of Economics, trang 766).

Một vài tình tiết trong lịch sử tư tưởng kinh tế đi kèm với thành tựu của các nhà kinh tế học cổ điển trong việc khám phá và phát biểu có hệ thống hoạt động của toàn bộ một hệ thống kinh tế. Ngoài ra, họ thành lập nên phương pháp làm cơ sở cho kinh tế học hiện đại. Mặc dù, giả định kinh tế học cổ điển thực ra mang tính đơn giản, mục đích của các nhà kinh tế cổ điển không gì khác hơn là phân tích toàn bộ các nền kinh tế trên toàn cầu. Người ta có thể tự hỏi chính đáng liệu các nhà kinh tế học đương đại có nên tìm kiếm mục đích rộng lớn như thế hay không. “Tiến bộ” và cuộc điều nghiên tính chính xác kỹ thuật có lẽ đoạt mất ý chí chúng ta, nhưng cấu trúc lý thuyết cổ điển vẫn còn là nguồn cảm hứng cho một nỗ lực như thế.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)