1. Nạn thất nghiệp
John Maynard Keynes không xem cơ cấu kinh tế của bộ phận tư nhân như một dự phòng đảm bảo an toàn chống lại nạn thất nghiệp kéo dài. Sự cân bằng có thể tồn tại ở việc làm đủ có ít hơn. Sự tồn tại của tiền lương và giá cả thay đổi đi xuống sẽ không đảm bảo có đủ việc làm. Vì những hạn chế khác, nghĩa là những hình thức nhu cầu đầu cơ tiền mặt và hàm đầu tư, chính sách tiền tệ không hữu ích theo dự doán. Khoảng trống thất nghiệp trong tổng cầu được giải quyết ra sao?
Keynes lập luận trên cơ sở phát triển lý thuyết của ông cho rằng chính phủ nên sử dụng quyền hạn để đánh thuế và chi tiêu để ảnh hưởng chu kỳ kinh doanh. Chi tiêu của chính phủ là khoản đầu tư công cộng bơm thêm vào dòng chảy thu nhập. Chi tiêu của chính phủ có thể được lấy từ tiền đánh thuế (làm giảm tiêu dùng, nhưng ít hơn số thuế đánh), bằng việc bán trái phiếu cho Quỹ dự trữ liên bang, hay bằng những biện pháp khác. Ảnh hưởng sinh ra từ việc làm và thu nhập của tất cả những biện pháp thay thế này phải đánh giá, và sau đó phải có hành động đạt đến sự ổn định kinh tế.
Keynes không nghĩ khoản tiền đầu tư vào đơn giản hay “kích thích kinh tế” là đủ. Điều cần phải có là chương trình quy mô rộng và có kế hoạch trong chính sách tài chính nhiệm ý cũng như tăng cường những yếu tố ổn định có sẵn (như đánh thuế lũy tiến). Tóm lại, chính phủ phải sẵn sàng cung cấp điều kiện để có đủ việc làm. Thông điệp cơ bản của Keynes đã rõ.
Sau cùng, tất cả những quan điểm này trở thành một bộ phận trong kinh tế chính thống mới. Ngay cả nhà lập pháp không qua đào tạo bài bản ở Washington ít ra cũng nhận thức toa thuốc chính sách do Keynes kê, nếu không nói là nền móng lý thuyết. Quan điểm của Keynes, nhất là trong những năm 1940, 1950 và 1960, lan tỏa trong hầu hết cơ sở đào tạo Đại học ở Mỹ và nơi khác. Thực ra, chúng được phổ biến nhờ vào sự giới thiệu tương đối sớm trong một quyển sách giáo khoa thành công nhất đương đại Economics của Paul Samuelson (xuất bản lần thứ 1, 1948) tính từ quyển Principles của Alfred Marshall.
Tất cả điều này không ngụ ý phân tích kinh tế của Keynes là không có chắp vá, tinh lọc, sửa đổi, phê phán hay bị phỉ báng. Chủ nghĩa Duy tiền xuất hiện, nhất là vào những năm 1970 và đầu những năm 1980, là một thử thách đáng kể thực sự đối với thế giới quan của Keynes. Cũng như quyển Principles của Marshall là chủ đề của cuộc thảo luận sôi nổi sau khi xuất bản năm 1890, vì thế General Theory của Keynes phải gánh chịu (hay có được) số phận tương tự.
2. Xét lại trường phái Tân cổ Điển theo điều kiện của Keynes
Trong tác phẩm có ảnh hưởng sau này mang tên The Structure of Scientific Revolutions, Thomas Kuhn lưu ý rằng việc giới thiệu một mô thức tư tưởng mới như mô thức của Keynes chẳng hạn xảy ra khi mô thức cũ không còn khả năng đưa ra lời giải đáp thích hợp trước vấn đề đặt ra cho chúng. Nhưng mô thức cũ có thể bám chặt vững chắc, và những người bênh vực sẽ đứng lên bảo vệ và có lẽ để chứng minh mô thức đang xem la mới thực ra chỉ là một tập hợp con của mô thức cũ (dĩ nhiên, qua đó, làm mới lại và làm hồi sinh mô thức cũ). Có vẻ như đến một chừng mực nào đó, lý thuyết tính chất tiến bộ tưởng tượng của Kuhn thích hợp cho trường hợp của J. M. Keynes.
Keynes sử dụng Theory of Unemployment của A. c. Pigou làm hình nộm trong khi công kích mô thức cổ Điển. Nhưng một trong những quan điểm của Pigou, được biết với tên gọi “hiệu ứng Pigou” và sau này là “hiệu ứng của số dư thực tế” trở lại ám ảnh lý thuyết của Keynes. Keynes lập luận giá cả và lương không thay đổi đi xuống vì sự tích tụ sức mạnh độc quyền ở cả các phía đầu vào lẫn dầu ra của thị trường. Nhưng ông cũng thêm rằng giảm giá và lương chắc chắn không tăng thu nhập và việc làm vì lương giảm sẽ dẫn đến giá cả giảm (vì thu nhập từ lương giảm dần có nghĩa là nhu cầu sản lượng thành phẩm giảm), có nghĩa tiền lương thực tế không giảm đáng kể. Hiệu ứng Keynes, như đã nêu trên, là khả năng có thể về lý thuyết, nhưng tác động của nó bị giới hạn bằng tính không co dãn của hàm đầu tư và bằng bẫy tiền mặt, xem nhẹ tất cả những khó khăn thực tế khi giảm giá.
Thế nhưng, Pigou nhận dạng hiệu ứng khác của giảm giá. Nghĩa là khi giá giảm, số dư thực tế của cá nhân tăng, nghĩa là giá trị thực sự của sự nắm giữ tiền mặt của họ (Af/P) tăng – qua đó tạo ra hiệu ứng giàu có trên tiêu dùng. Tóm lại, tiêu dùng sẽ tăng với sự tăng số dư thực tế. Ví dụ đơn giản làm sáng tỏ điều này: Một kẻ vô công rỗi nghề ở bãi biển tên tuổi đáng giá 1 đô-la có thể trở thành một triệu phú (trong điều kiện thực tế) nếu mức giá cả xuồng đủ thấp.
Kết luận lý thuyết không thể tránh. Khi giảm giá, hiệu ứng Keynes có thể bất lực bằng bẫy tiền mặt và hàm đầu tư không co dãn, nhưng hiệu ứng Pigou thì không. Căn cứ vào mức giá giảm tổng cầu sẽ tăng đến mức có đủ việc làm.
Lúc ấy như là vấn đề thuộc lý thuyết, hiệu ứng Pigou cứu nguy lý thuyết Tân Cổ Điển. Kết luận này được phân tích tao nhã, thấu đáo trong tác phẩm quan trọng Money, Interest and Prices của Don Patinkin, lần đầu tiên xuất bản năm 1956 nhưng ban đầu cho là luận án tiến sĩ ở Đại học Chicago năm 1947. Patinkin sử dụng hiệu ứng Pigou mở rộng, một mô thức cân bằng tổng quát Walras gồm ba thị trường (tiền tệ, hàng hóa và trái phiếu) và tiếp cận chi tiêu Keynes (trong thị trường hàng hóa) để chứng minh tính nhất quán lý thuyết của Kinh tế Vĩ mô Tân cổ Điển.
3. Phân tích của Patinkin
Phần lớn phân tích của Patinkin rất phức tạp mặc dù kết luận của ông rất rõ ràng, nghĩa là, dựa vào các giả định cổ Điển về việc làm đủ và tính co dãn của giá cả (dĩ nhiên, không xét ảo giác giá trị tiền tệ), kết luận về lý thuyết số lượng tiền tệ nắm giữ, phân tích của Keynes về động cơ đầu cơ nắm giữ tiền mặt là đóng góp quan trọng nhưng sự giới thiệu lý thuyết (trừ phi đưa ra ảo giác giá trị tiền tệ) không đảo lộn kết luận của lý thuyết Tân Cổ Điển và sau cùng, vì tính chất không dễ biến động của giá cả và tiền lương trong một hệ thống kinh tế thực tế, sự kê toa chính sách của Keynes có giá trị. Patinkin cũng chứng minh sự cân bằng trong việc tân trang lý thuyết cổ Điển bằng cách phê bình khoảng trống và tính không nhất quán trong lý thuyết.
Mặc dù đóng góp của Patinkin được gọi là “mất nhiều công sức với Pigou” nhưng tầm quan trọng nằm trong tính chất trọn vẹn và giải thích rõ ràng các giả định mà Keynes dùng để đi đến kết luận. Điều này cũng chứng minh nhu cầu đầu cơ tiền mặt ra sao cùng với tiếp cận chi tiêu đối với thu nhập quốc gia cũng như các quan điểm khác của Keynes, có thể hoạt động trong tấm bình phong trường phái Tân cổ Điển, qua đó thể hiện điểm yếu được vịn vào của kinh tế học Tân cổ Điển ngây thơ.
4. Tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ
Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (tên gốc tiếng Anh: The General Theory of Employment, Interest, and Money) là một cuốn sách của nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes (1883-1946). Tác phẩm này thường được xem là cuốn sách gối đầu giường của các nhà kinh tế học ở Anh và được cho là đã đặt nền móng cho môn kinh tế học vĩ mô hiện đại.
Ngay từ lần xuất bản thứ nhất vào tháng 2 năm 1936, tác phẩm đã gây tiếng vang mạnh mẽ bởi sự mới mẻ trong tư tưởng kinh tế cũng như bởi sự quan tâm tới tính khả thi của các chính sách kinh tế và sự can thiệp vào tổng cầu. Người ta hay gọi đây là “Cuộc cách mạng của Keynes”. Những tư tưởng nêu ra trong tác phẩm này trở thành hòn đá tảng trong kinh tế học Keynes. Nó phê phán kinh tế học cổ điển và tân cổ điển. Nó đưa ra các lý luận quan trọng về hàm tiêu dùng, về nguyên lý số nhân, về hiệu suất biên của vốn và về sự ưa thích tính thanh khoản.
5. Một số luận điểm chính mà Keynes trình bày trong cuốn Lý thuyết tổng quát
Gồm:
-Tiền công có tính cứng nhắc. Mức tiền công được thỏa thuận giữa chủ và thợ là tiền công danh nghĩa chứ không phải tiền công thực tế và mức tiền công này được ghi trong hợp đồng, được công đoàn và được luật pháp bảo vệ. Do đó, mức tiền công không phải là linh hoạt như giới học thuật kinh tế vẫn giả định. Giới chủ chỉ tăng thuê mướn lao động khi tiền công thực tế giảm; mà muốn thế thì tiền công danh nghĩa phải giảm nhiều hơn mức giá chung của nền kinh tế. Song nếu vậy, thì cầu tiêu dùng sẽ giảm, kéo theo tổng cầu giảm. Đến lượt nó, tổng cầu giảm lại làm tổng doanh số giảm, lợi nhuận giảm làm triệt tiêu động lực đầu tư mở rộng sản xuất- việc cần thiết để thoát khỏi suy thoái.
– Kỳ vọng về giảm tiền công và giá cả sẽ khiến người ta giảm chi tiêu do nghĩ rằng tiền trong túi của mình đang tăng giá trị. Cầu tiêu dùng và tổng cầu giảm. Cứ thế, vòng xoáy đi xuống của nền kinh tế hình thành.
– Lãi suất giảm không nhất thiết dẫn tới đầu tư tăng. Lãi suất giảm, nhưng tiết kiệm chưa chắc đã giảm theo do hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế của giảm lãi suất triệt tiêu lẫn nhau. Và khi tiết kiệm không giảm, thì đầu tư không tăng. Thêm vào đó, đầu tư cố định là đầu tư có kế hoạch dựa vào những dự tính dài hạn; nên không vì lãi suất giảm mà đầu tư tăng.
– Cái quy định lãi suất, nhất là trong ngắn hạn, chính là cung và cầu về tiền.
– Lãi suất không nên xuống thấp hơn một mức nào đó, vì ở mức thấp đó, các nhà đầu tư không còn muốn giữ trái phiếu mà chuyển sang giữ tiền mặt, tạo nên tình trạng tiết kiệm quá mức trong khi đầu tư lại thiếu. Cầu đầu tư giảm sẽ khiến tổng cầu giảm theo.
– Có thể đạt được mức cân bằng ngay cả khi có thất nghiệp.
– Thắt chặt chi tiêu trong thời kỳ khủng hoảng chỉ làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Khi kinh tế suy thoái, chính phủ nên đẩy mạnh chi tiêu nhằm tăng tổng cầu như một chính sách chống suy thoái. Và nói chung, chính phủ nên tích cực sử dụng các chính sách chống chu kỳ, chứ đừng nên trông mong vào sự tự điều chỉnh của thị trường.
LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)