1. Cuộc đời của John Stuart Mill

John Stuart Mill (1806-1873) là đứa con đặc biệt của một người bố đặc biệt. Sinh ra ở London, ông là con trai cả của James Mill, một nhà kinh tế, môn đệ của Jeremy Bentham, tác giả của quyển History of British India. Không phải là con người ràng buộc theo quy ước xã hội, James Mill dạy các con học khi từ rất nhỏ. Trong quyển Autobiography, John Stuart Mill kể lại việc giáo dục đặc biệt, đòi hỏi nhiều cố gắng từ bố mình.

Khi lên ba, ông bắt đầu học tiếng Hy Lạp, lên tám ông đọc tác phẩm của các nhà văn Hy Lạp nổi tiếng (Herodotus, Xenophon, Plato, and Diogenes) bằng tiếng Hy Lạp. Cùng lúc ấy bố ông dạy ông môn số học, trong khi ông phải tự học lịch sử của Hume, Gibbon, và Plutarch, hầu hết đều do bố ông mượn ở thư viện của Bentham. Khi 8 tuổi, ông bắt đầu học tiếng Latin và chịu trách nhiệm dạy những điều ông học được cho em trai và em gái.

Khi 12 tuổi, Mill bắt đầu học logic bằng văn xuôi tiếng Latin và tiếng Anh. 13 tuổi, ông đọc Principles của Ricardo và phải trả lời chất vấn của bố về kinh tế chính trị học. Về môn này, sau này Mill kể lại:

“Tôi không nghĩ tất cả phương pháp giảng dạy khoa học khác xưa nay dạy kỹ lưỡng hơn là cách bố tôi dạy cho tôi logic và kinh tế chính trị học” (Autobiog­raphy, trang 20).

Khi lên 14, Mill chính thức hoàn tất giáo dục! Có lẽ Mill không được dạy tính khiêm tốn, nhưng ông thể hiện cách đánh giá phóng khoáng tính chất này khi hồi tưởng cách giáo dục đặc biệt của bố:

“Những gì tôi có thể làm, bất kỳ cô cậu bé đáng thương có khả năng và thể trạng sức khoẻ trung bình thôi chắc chắn cũng có thể làm được: nếu tôi hoàn thành điều gì đó, tôi mắc nợ nó, trong số những tình huống thuận lợi khác, đối với thực tế mà thông qua đào tạo ban đầu của bố tôi dành cho tôi, tôi bắt đầu, tôi có thể thẳng thắn phát biểu, với một lợi thế hơn hẳn người cùng thời đến Vi thế kỷ”. (Autobiography, trang 21).

Năm 1823, Mill cùng cha phục vụ Công ty Đông Ân, ông vẫn làm việc cho công ty cho đến khi nghỉ hưu năm 1858. Thế nhưng tâm trí ông vẫn nuôi dưỡng biết bao tư tưởng, ông thường viết bài về các đề tài triết lý và văn học khác nhau. Tác phẩm quan trọng đầu tiên của ông là A System of Logic, xuất bản năm 1843, được bạn đọc đón nhận thật nồng nhiệt, phải tái bản nhiều lần cũng như tác phẩm thành công Principles of Political Economy, xuất bản năm 1848. Hai tác phẩm này mang lại tiếng tăm của Mill như một nhà tư tưởng lỗi lạc của thời đại. Tiếp đến là một loạt tác phẩm cũng khá thành công như On Liberty (1859), Considerations of Rep­resentative Government (1861), Utilitarianism (1863), Auguste Comte and Positivism (1865), và The Subjection of Women (1869).

Trong tư cách một nhà tư tưởng chính trị, xã hội, Mill đề cập đến bốn lĩnh vực chính:

– Vấn đề phương pháp trong các môn khoa học xã hội;

– Giải thích nguyên tắc hiệu dụng của Bentham;

– Tự do cá nhân;

– Thuyết chính phủ đại diện.

2. “Quá độ” tri thức của Mill

Qua phần trên ta có thể thấy quá trình học tập của Mill rất căng thẳng nên không có gì ngạc nhiên khi ở độ tuổi 20, ông mắc bệnh trầm cảm trong thời gian dài, trong thời kỳ này đối với ông có vẻ như không được dạy bảo để mang đến hạnh phúc thật sự trong cuộc sống. Ông nhận thấy một số vấn đề không thỏa đáng trong cách giáo dục của bố ông.

3. Lối giải thoát

Trong nỗ lực phát triển “văn hóa nội bộ” của riêng mình, Mill hướng về các tác phẩm của các nhà thơ lãng mạn Coleridge và Wordsworth và quan điểm của các triết gia Pháp trong thời đại Ánh sáng. Tác phẩm của các nhà thơ vẫn không làm cho ông khuây khỏa, giảm trầm cảm vì sự đối kháng của họ với kinh tế chính trị học, khiến ông phải xét lại nhiều quan điểm trong chủ đề này.

Sau Coleridge và Wordsworth là những nhà phê bình văn học như Carlyle, Dickens và Ruskin trong phản ứng chống lại chủ nghĩa công nghiệp và chủ nghĩa duy vật đang xâm nhập vào nước Anh dưới triều Victoria. Trong chủ nghĩa công nghiệp, họ nhìn thấy sự suy thoái chất lượng cuộc sống cũng như khả năng nhạy cảm, và họ ủng hộ kinh tế chính trị học – khoa học chủ nghĩa công nghiệp – nhằm khiển trách đối với việc nuôi dưỡng sự xói mòn xã hội mà họ quan sát. Trong tư cách là những người bảo vệ cho trật tự cũ, phái lãng mạn phủ nhận tính hiệu quả của điều nghiên khoa học. Ngoài ra, họ không nhìn thấy rằng các nhà kinh tế không nhất thiết phải ủng hộ trật tự hiện tại khi họ tìm cách phân tích, giải thích các sự kiện xã hội. Một ít nhà kinh tế của thời đại thậm chí còn tìm cách bác bẻ sự phê bình ôn tồn như thế. Dù sao, Mill vẫn là ngoại lệ.

Trong lúc tâm thần khủng hoảng, Mill cũng đọc tác phẩm của Auguste Comte, triết gia Pháp và cũng là môn đệ của Henri Saint-Simon. Comte tán thành khoa học nhân văn tổng quát. Kinh tế chính trị học được xếp vào ngành khoa học tổng quát này, mà Comte gọi là xã hội học. Cho rằng kinh tế chính trị học là môn khoa học suy diễn thiếu sự liên quan thực nghiệm và lịch sử, Comte kêu gọi nên có một phương pháp mới cũng như lập một trật tự mới cho các môn khoa học xã hội. Phương pháp mới gọi là chủ nghĩa thực chứng, qua đó Comte muốn ám chỉ chủ nghĩa một kinh nghiệm hay phương pháp quy nạp.

Mill phản ứng trước những ý kiến phê bình khác nhau này bằng cách tái xây dựng cơ sở triết học và phương pháp luận cho quan điểm của riêng ông như một môn học riêng biệt. Ông đồng cảm với cố gắng của Comte trong việc xây dựng một ngành khoa học nhân văn tổng quát, nhưng dù sao ông cũng đấu tranh để kinh tế học trở thành một môn khoa học riêng biệt. Ông cũng gần giống quan điểm của Comte về phương pháp khoa học, nhưng ông luôn bênh vực cho tiếp cận của Ricardo về bản chất là hữu dụng đối với một ngành khoa học xã hội.

Theo Mill, trên diễn đàn xã hội phương pháp kinh nghiệm hay quy nạp không thể dựa vào một cách đơn độc, vì những nguyên nhân của hiện tượng xã hội thường phức tạp và đan quyện với nhau, nên các tác dụng không dễ dàng gì phân biệt với nhau. Mill xem suy diễn là sự kiểm tra cần có đối với sai sót của chủ nghĩa thực nghiệm nhân quả. Nhưng suy diễn không cần thiết dẫn đến sự chấp nhận các quan điểm và các lý thuyết mang tính giáo điều không được thực tế ủng hộ. Vì thế, thực tế là sự kiểm tra cần thiết đối với phép suy diễn thuần túy. Tóm lại, Mill đạt đến sự cân bằng tinh tế giữa những thái cực suy diễn – quy nạp trong phương pháp kinh tế.

4. Cấu trúc điều chỉnh nghiên cứu kinh tế của Mill

Phản ánh sự cân bằng tinh tế này, chính là đặc điểm trong quyển Principles of Political Economy của Mill về vấn đề lý thuyết, ông tái khẳng định và mở rộng khuôn khổ của Ricardo, trong khi cùng lúc kết hợp quan điểm mới và chứng cứ hỗ trợ mới về nhiều vấn đề kinh tế chính trị học. Trong số tất cả những sách viết về kinh tế, Principles của Mill là quyển sách được đọc nhiều nhất và được ứng dụng rộng rãi nhất. Sử dụng làm sách giáo khoa trong suốt sáu mươi năm (cho đến khi thay bằng sách của Marshall), đây chính là chuyên luận hoàn hảo nhất về thuyết kinh tế cổ điển, chính sách kinh tế và triết học xã hội.

5. Đặc điểm và mục tiêu của Principles of Political Economy

Đặc điểm và mục tiêu của tác phẩm được chính Mill mô tả đầy đủ nhất: “Xã hội học ngày nay, như một môn học riêng đã chuyên môn hóa nhiều hơn tầm nhìn nguyên thủy ban đầu của comte. Đối với Comte, xã hội học là nghiên cứu toàn diện về con người bao gồm kinh tế học, tâm lý học, nhân chủng học, lịch sử học v.v… Vì mục đích thực tế, Kinh tế chính trị học không tách rời mà đan quyện với nhiều ngành khác thuộc Triết học xã hội. Ngoại trừ những vấn đề với chi tiết đơn thuần, có lẽ không có vấn đề thực tế, ngay cả trong số những tiếp cận gần nhất đối với tính chất của những vấn đề kinh tế thuần túy, được quyết định đối với chỉ riêng các tiền đề kinh tế. Và chính vì Adam Smith không bao giờ nhìn thấy chân lý này, bởi vì trong ứng dụng Kinh tế chính trị học của ông, ông thường xuyên quan tâm đến vấn đề khác và thường nghiên cứu rộng lớn hơn là những cung cấp Kinh tế chính trị học thuần túy – ông cũng cho rằng cảm giác ra lệnh có cơ sở vững chắc đôi với nguyên tắc của môn học thay vì mục đích thực hành… Dường như đối với nhà văn hiện đại đây là một tác phẩm tương tự về mục đích và khái niệm chung giống như tác phẩm của Adam Smith, nhưng làm thích nghi nhiều kiến thức mồ rộng hơn và cải thiện quan điểm của thời hiện tại, là loại đóng góp mà Kinh tế chính trị học hiện nay yêu cầu”. (Principles, trang 27-28).

Vì thế tính chất kép trong tác phẩm của ông – lý thuyết và ứng dụng – được Mill lưu ý ngay từ đầu và ông trình bày rõ ràng nhằm tóm tắt và tổng hợp hóa tất cả kiến thức kinh tế của thời đại.

Thuyết chiết trung trong phương pháp học của Mill tạo hương vị độc đáo cho quyển Principles. Qua sự tiếp xúc với Comte và những người ủng hộ Saint-Simon, ông đi đến khẳng định sự phân đôi nổi tiếng hiện nay giữa luật sản xuất kinh tế và luật phân phối xã hội. Luật sản xuất kinh tế, theo Mill là không thể thay đổi, chúng bị luật tự nhiên chi phối. Những luật này, đã được Ricardo và môn đệ của ông mô tả khá chi tiết, là lĩnh vực riêng của kinh tế học theo nghĩa hẹp – như một ngành khoa học riêng biệt. Nhưng luật phân phối, Mill cứ nhất quyết không phải do chỉ riêng các tác động kinh tế quyết định. Thay vào đó tác động gần như hoàn toàn là Vấn đề của ý chí và các định chế của con người, mà bản thân chúng là sản phẩm của những giá trị đang thay đổi, những cái hơn nữa, triết học xã hội và khuynh hướng. Vì thế luật phân phối dễ uốn nắn, và sự giải thích cũng như hiểu biết đầy đủ không đơn thuần nằm trong nghiên cứu kinh tế mà là nằm trong luật lịch sử làm nền tảng cho tiến bộ kinh tế.

Phần lớn quan điểm của Comte liên quan đến sự phát hiện những luật lịch sử này. Quan điểm lịch sử nổi tiếng của ông được diễn đạt trong “luật ba giai đoạn” khẳng định rằng tri thức con người đang tiến triển thông qua ba giai đoạn riêng biệt, dễ thấy: (1) giai đoạn thần học, trong đó hành vi con người và hiện tượng khác được quy cho vị thần hay “phép màu”, (2) giai đoạn siêu hình trong đó bản chất hay “tính chất” của vấn đề được thay thế bằng nhân cách thần thánh (nghĩa là luật tự nhiên như một công cụ giải thích), và sau cùng (3) giai đoạn tích cực trong đó kiến thức nội quan bị loại trừ và phương pháp khoa học được sử dụng trong việc tìm thấy “sự thấy”. Comte quy tất cả tiến bộ kinh tế, xã hội cho sự hoàn thiện tri thức con người khi chuyển qua ba giai đoạn này.

Trong khi chúng ta không muốn tranh luận về sự thích đáng logic của những luật lịch sử này, trong chừng mực ảnh hưởng của Comte đối với các tác giả khác – kể cả Mill – là quan điểm thuyết tương đối. Năm phần hay năm tập trong tác phẩm Principles của Mill khuếch đại sự khác biệt giữa luật sản xuất không thay đổi và luật phân phối tương đối. Kinh tế sản xuất, giá trị và trao đổi nói chung nằm trong Tập I, II và III của Prin­ciples, trong khi quan điểm xã hội của Mill nằm trong Tập IV (Ảnh hưởng của tiến bộ xã hội đối với sản xuất và phân phối) và Tập V (Bàn về ảnh hưởng của chính phủ).

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)