Kinh tế học cổ điển không phải là không bị phê phán. Thuyết dân số Malthus và thuyết tiền thuê đất – chênh lệch là những ví dụ điển hình thường bị những người cấp tiến, chủ nghĩa xã hội và cải cách thường xuyên chỉ trích trong suốt thế kỷ 19. Nhưng trong một ấn phẩm Fortnightly Review năm 1869, một sự kiện kỳ lạ xảy ra trong tính chính thống cổ điển ở Anh làm lung lay nền tảng hệ thống lý thuyết cổ điển. John Stuart Mill rút lại học thuyết quỹ – lương.

1. Xem lại thuyết quỹ-lương

Thuyết quỹ – lương cho rằng vào cuối kỳ sản xuất, dự trữ vốn lưu động nhất định được ứng trước cho nhân công để họ khắc phục trong kỳ sản xuất tiếp theo. Dự trữ vốn này được xác định bằng nhiều biến số, kể cả năng suất của lao động và vốn trong các kỳ trước, số đầu tư trong các kỳ trước, và v.v… Hiểu theo nghĩa đen, học thuyết biểu thị một mức độ kinh tế vĩ mô, mức lương bình quân trên kỳ sản xuất sẽ được cung cấp bằng cách chia dự trữ vốn cho số nhân công. Vì thế, theo nghĩa thực, tiền lương thực tối đa (nghĩa là tất cả hàng hóa do nhân công tiêu dùng) được xác định vào đầu kỳ sản xuất. Nói đúng ra, căn cứ vào giả định kỳ sản xuất có thời gian rời rạc trong nền kinh tế, thì thuyết quỹ – lương hình thành một bộ phận trong động lực học thuộc hệ thống cổ điển nguyên khối, và thật ra không thể tháo gỡ được.

2. Nhầm lẫn bao quanh học thuyết

Vô số nhầm lẫn luôn bao quanh thuyết quỹ – lương. Một trong những nhầm lần này liên quan đến việc đưa ra khoản trả lương danh nghĩa, theo lẽ thường như đại diện của lương thực tế. Nếu hiểu quỹ như số tiền, thì số tiền sẽ đến lao động thật ra có thể co dãn và thay đổi. Dự trữ hàng hóa- lương khả dụng thực tế không thể tăng thêm (ở thời điểm nhất định), không kể số lượng hay khả năng có thể biến đổi của lương danh nghĩa được trả. Khi ấy, lương thực tế không phải là “vốn” trong thuyết quỹ- lương. Ngay cả như Adam Smith, người đưa ra đầu tiên và phát biểu rõ ràng về thuyết quỹ-lương cũng gặp phải vấn đề. Frank Taussig chỉ rõ ám chỉ phát biểu học thuyết của Smith:

“Đôi lúc, thật ra là thông thường nhất, “dự trữ” này được hiểu theo nghĩa tiền tệ hay bao gồm các ngân quỹ nằm trong tay người tuyển dụng trực tiếp. Đôi lúc việc trả lương bằng tiền được mô tả không có ý nghĩa quan trọng cơ bản, chỉ là những bước duy nhất hướng đến sự phân phối lương thực tế. Tính không chắc chắn và nhầm lẫn tự nó chứng minh trong phát biểu của Adam Smith tiếp tục xuất hiện trong hầu hết tất cả tranh luận về lương suốt một thế kỷ sau thời đại của ông”. (Wages and Capital, trang 145).

3. Thuyết vi mô so với vĩ mô

Vấn đề khó khăn khác liên quan đến nỗ lực tìm hiểu sự xác định thuyết lương kinh tế vi mô trong phát biểu học thuyết của cả phe ủng hộ và phe chỉ trích quỹ – lương. Ví dụ, Francis A. Walker, một nhà phê bình khái niệm người Mỹ, dẫn đến lập luận rằng thuyết quỹ – lương xem nhẹ năng suất của công nhân, vì thế không giải thích thu nhập từ lương đang biến đổi giữa những loại lao động khác nhau hay giữa lao động của các quốc gia khác nhau (như người Đông Ân và người Anh). Walker được nhiều người tán thành ý kiến phê bình này. Thật không may, mặc dù có sự lạm dụng của bộ phận ủng hộ, thuyết quỹ-lương chỉ nhằm mục đích tranh luận kinh tế vi mô tạm dùng được. Mãi cho đến khi phát triển thuyết sức sản xuất biên tế hàng thập kỷ sau đó mới có được cách giải thích thỏa mãn trong xác định lương cá nhân.

4. Sự rút lại quan điểm của Tohn Stuart Mill

Tất cả những yếu tố chính trong thuyết quỹ-lương được trình bày trong Principles của Mill, kể cả giả định tiến trình sản xuất điểm đầu vào điểm đầu ra. Mill cho rằng tiền trả công hiện tại của lao động là kết quả của sự áp dụng vốn và lao động trước đó, ông cũng cho rằng tỉ lệ giữa tổng đầu ra dành cho lao động để ứng trước cho sản xuất. Ông còn nhận thấy sâu xa hơn và áp dụng thuyết ở mức tổng hợp và theo nghĩa thực tế. Điều này hình thành quan điểm lý thuyết của ông.

Năm 1869, Mill thay đổi quan điểm của ông về thuyết quỹ-lương, cũng có nhiều tranh cãi tại sao ông lại làm như thế. Một số giải thích hoàn toàn mang tính nghiên cứu chứ không phải là quan điểm lý thuyết của Mill. Vì Mill rút lại học thuyết nhân dịp ông đọc một quyển sách của W.T. Thornton, một lý do rút lại quan điểm là tình bạn của ông với Thornton. Giải thích thứ hai cho rằng Mill quan tâm đến cải cách xã hội dù có muộn nhưng rất chú tâm. Lý do thứ ba thường được viện dẫn là ảnh hưởng kết hợp của vợ ông, Harriet Taylor và triết gia Auguste Comte, không có ảnh hưởng nào nên xem nhẹ, chắc hẳn nghiên cứu kỹ tác phẩm của Mill cho thấy vào năm 1869, ông thay đổi quan điểm lý thuyết quỹ-lương.

Vấn đề chính trong sự rút lại quan điểm liên quan đến tính cố định ngân quỹ dành riêng để trả lương lao động. Quan điểm lương cố định ngắn hạn ngụ ý trong sự tổng hợp, các công nhân không thể yêu cầu trả lương nhiều hơn số lượng có thể làm ngân quỹ trống rỗng. Vì thế thuyết quỹ- lương thường dùng để chứng minh nỗ lực vô ích của các liên đoàn lao động để nâng tổng số đền bù cho họ. về dài hạn là một vấn đề khác – không nhà kinh tế học cổ điển nào lập luận rằng quỹ được ấn định dài hạn. Thế nhưng, một số người đưa ra lý lẽ rằng nếu liên đoàn lao động quá gây hấn trong thúc đẩy yêu cầu của họ, thì dự đoán lợi nhuận sẽ giảm, đến mức trong tương lai vein sẽ chảy vào quỹ ít hơn, do đó giảm lương thực tế ở một điểm nào đó trong tiến trình. Vào cuối đời, Mill đồng cảm với các liên đoàn lao động, điều này tạo thành sự thúc đẩy dẫn ông đến việc nghiên cứu lại khái niệm quỹ-lương, nhất là đề tài tính cố định ngắn hạn.

Năm 1869, sau khi đọc quyển On Labour của Thornton, Mill không xóa giả định tính cố định. Trong số số lượng tổng cộng đem chi trả lương. Mill chỉ quả quyết rằng có một số giới hạn trên. Ông viết:

“… có một giới hạn không thể vượt qua đối với số lượng có thể tiêu dùng như thế, không thể vượt quá các tài sản tổng hợp của các giai cấp tuyển dụng. Và cũng không thể đến gần những tài sản ấy được, vì người tuyển dụng cũng phải tự nuôi sống bản thân và gia đình. Nhưng thiếu giới hạn này, hiểu theo nghĩa chung, thì đây không phải là số lượng cố định”. (“Thornton on Labour and Its Claims, trang 516).

Lập luận của Mill đưa ra vấn đề mà ông chia tài sản của nhà Tư bản- người tuyển dụng thành hai phần: vốn của ông ta và thu nhập của ông ta trên vốn ấy. Trong khi vốn thường được hiểu là quỹ-lương theo thuật ngữ kinh tế cổ điển, Mill cho rằng nhà Tư bản có thể thêm vào số lượng ấy bằng việc tự giảm bớt thu nhập của mình. Nói cách khác, nhà Tư bản có thể đáp ứng các biến số ngoại sinh (như áp lực công đoàn, kỳ vọng lợi nhuận khác nhau, v.v…) bằng cách như ông tình nguyện giảm bớt chi phí dành cho bản thân và gia đình nhằm chi nhiều hơn cho lao động. Rõ ràng Mill nghĩ rằng các liên đoàn lao động có khả năng tái phân phối thu nhập để ủng hộ lao động. Thật không may, lý lẽ của Mill không phân biệt giữa lương danh nghĩa và lương thực tế, cũng như giữa tác dụng ngắn hạn và dài hạn. Do đó, sự rút lại quan điểm của ông không có cơ sở lý thuyết hợp lý.

5. Mô thức quỹ-lương ngắn hạn

Để vạch ra những khiếm khuyết trong sự rút lại quan điểm của Mill, chúng ta nên đặt trong bối cảnh mô hình quỹ-lương ngắn hạn căn cứ vào giả định cổ điển thông thường bao gồm:

– Sản xuất diễn ra trong tiến trình sản xuất điểm đầu vào, điểm đầu ra.

– Toàn bộ đầu ra của nền kinh tế gồm vốn cố định, hàng hóa tiền lương và hàng tiêu dùng Tư bản. Ngoài ra, không có việc chuyển cầu giữa các thị trường, nghĩa là người hưởng lương không chuyển cầu thành hàng tiêu dùng Tư bản và ngược lại.

– Sản xuất trong mọi ngành công nghiệp được biểu thị bằng tỉ lệ không đổi của vốn cố định so với vốn lưu động.

Sự cạnh tranh hoàn hảo (nghĩa là phí tổn sản xuất không đổi) có khắp mọi nơi.

– Lượng tiền cung ứng cố định trong kỳ hạn đang nhắc đến.

– Dân số và sức sản xuất giữ nguyên không đổi trong kỳ đang nhắc đến.

Theo các giả định này, dự trữ hàng hóa tổng hợp theo ý nghĩa thực tế trong bất kỳ giai đoạn nào, nghĩa là được xác định bằng sản xuất trước đây và không thể tăng trong tr về nghĩa thực tế, việc ra quyết định tiêu dùng và đầu tư ở đầu kỳ (nghĩa là cuối toàn bộ dự trữ hàng hóa được dùng hết vào cuối kỳ, mặc dù ở các mức độ sử dụng khác nhau.

Tác dụng của bất kỳ sự tái phân bố quỹ của nhà Tư bản để ủng hộ lao động chỉ dựa duy nhất vào giá của hai thị trường. Ngoài ra, căn cứ vào dự trữ tiền và tốc độ không đổi, giá thay đổi trong hai thị trường được cân đối theo các chiều ngược nhau, sao cho mức giá tổng hợp không bị ảnh hưởng. Quan trọng hơn xét từ quan điểm của giai cấp lao động, việc tăng tiền lương danh nghĩa tạo ra do sự chuyển thu nhập từ giai cấp Tư bản sẽ tạo ra sự tăng giá trong hàng hóa tiền lương bù đắp sự tăng tiền lương danh nghĩa. Lương thực tế vẫn không bị tác động bởi sự chuyển đổi. Vì Mill ngụ ý công nhân sẽ khá hơn khi chuyển đổi như thế, có vẻ là điều chắc chắn khi ông nhầm lẫn giữa lương thực tế với lương danh nghĩa.

6. Điều chỉnh dài hạn

Tính chất điều chỉnh dài hạn đi cùng với loại phân phối lại thu nhập được nghiên cứu không bao gồm bất kỳ viễn cảnh lạc quan hơn nào về những lần tăng lương thực tế thường xuyên. Căn cứ vào tính co dãn giá trong hai thị trường nêu trên, lợi nhuận cao hơn trong ngành công nghiệp hàng hóa tiền lương sẽ báo hiệu nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào trong khi làm lợi nhuận của thị trường hàng tiêu dùng-Tư bản giảm thấp khiến cho một số doanh nghiệp rút chân ra. Sự điều chỉnh trong mỗi thị trường có thể sẽ lâu dài hơn, nhưng khuynh hướng đối với giá sẽ trở về mức trước kia trước khi chuyển thu nhập mà Mill nêu ra. vấn đề mà Mill dường như quên (hay phủ nhận) trong lần rút lại quan điểm năm 1869 là vấn đề trong thế giới cổ điển, những lần tăng thường xuyên trong lương thực tế có thể lần theo các yếu tố thực chẳng hạn cải thiện công nghệ hay một số gia tăng khác trong sức sản xuất của công nhân. Mill có vẻ là nạn nhân của quan điểm cho rằng phúc lợi tổng hợp có thể được cải thiện bằng cách lây thu nhập từ một nhóm và chuyển sang nhóm khác, một quan điểm có vẻ bảo thủ đến cùng, như kinh nghiệm của người Mỹ và Anh dương đại làm bằng chứng với những nỗ lực buộc chính phủ phải tái phân bố thu nhập.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)