1. Kết hôn với người nước ngoài thì trình tự thủ tục thế nào ?

Dear Luật sư của LVN Group, tôi là công dân việt nam muốn làm thủ tục kết hôn với người yêu tôi là người gốc Việt nhưng sinh ra lớn lên ở Mỹ, tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group khi nào thì cần sự có mặt của cả 2 vợ chồng vì chồng tôi chỉ về việt nam được 2 tuần khoản thời gian không được dài để làm thủ tục đăng kí kết hôn.

Luật sư có thể tư vấn giúp tôi trong khoản thời gian như vậy có thể đăng kí kết hôn được không ? nếu được thì trình tự như thế nào ?

Cảm ơn Luật sư của LVN Group đã hỗ trợ.

Kết hôn với người nước ngoài thì trình tự thủ tục thế nào ?

Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài – Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo quy định tại Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc kết hôn có yêu tố nước ngoài thì: Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

“Điều 126. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.”

Về điều kiện đăng ký kết hôn: Hai bạn phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a)Nam từ đủ20 tuổi trở lên, nữ từđủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì hai bạn chuẩn bị những giấy tờ theo quy định của pháp luật nộp tới cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kết hôn, cụ thể như sau:

Về thẩm quyền đăng ký kết hôn: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ( theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch 2014)

Về thủ tục đăng ký kết hôn:

+ 01 Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu đính kèm).

+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người Việt Nam( thẩm quyền và thủ tục quy định tại điều 21,22 Nghị định 123/2015/ NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch) và người nước ngoài (Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó)

+ Giấy xác nhận của tổ chức Y tế có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình.

+ Bản sao CMND/Căn cước công dân của người Việt Nam.

+ Người nước ngoài nộp thêm Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Trao giấy chứng nhận kết hôn: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ (tức hai bạn) phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên.

Như vậy, khi đăng ký kết hôn thì cần phải có mặt của hai bạn, nếu một trong hai không tới được vì lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Về thời điểm trao giấy chứng nhận kết hôn, một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.

2. Hướng dẫn ly hôn thuận tình vắng mặt chồng?

Thưa Luật sư của LVN Group. Tôi và chồng đã thuận tình ly hôn, không có con và tài sản để tranh chấp và tòa án đã nhận đơn li hôn của tôi nhưng tòa đã gọi 2 lần để hòa giải nhưng chồng tôi điều không ra vậy giờ tòa án có sử được đơn li hôn của tôi không khi chồng tôi không ra hoà giải. Nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi.

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 361 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015quy định:

“Điều 361. Phạm vi áp dụng

Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.”

Điều 367 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 367. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự

1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

2. Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.

Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì Tòa án quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp.

Như vậy, nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn nhưng 1 trong 2 bên không có mặt và có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn tiến hành giải quyết. Nếu vắng mặt lần 1 mà không có lý do chính đáng thì Tòa án tạm hoãn phiên họp, nếu vắng mặt lần 2 mà vẫn không có ly do chính đáng thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.

Trong trường hợp của bạn, nếu Tòa án triệu tập đến lần thứ 2 mà chồng bạn vẫn vắng mặt, không có đơn yêu cầu đề nghị giải quyết việc dân sự vắng mặt thì lúc này Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Đơn xin ly hôn thuận tình viết tay hay đánh máy?

3. Đơn phương ly hôn với người nước ngoài?

Thưa Luật sư của LVN Group, Em lấy chồng Trung Quốc và đã đăng ký kết hôn ở Trung Quốc được 6 tháng. Do cuộc sống và ngôn ngữ khác biệt, em đã về Việt Nam sinh sống và muốn đơn phương ly hôn. Vậy cho em hỏi em có thể đơn phương ly hôn không khi em chỉ có giữ sổ đăng kí kết hôn?

Cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Về nguyên tắc để được giải quyết ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì trước hết cuộc hôn nhân đó phải được pháp luật VIệt Nam công nhận. Do đó, trường hợp bạn đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài thì trước hết bạn phải làm thủ tục yêu cầu công nhận về việc kết hôn ở nước ngoài tại Việt Nam, nói cách khác là bạn phải hợp sự hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu về hôn nhân, cụ thể ở đây là Giấy đăng ký kết hôn. Tại Điều 124 Luật Hôn nhân và đình quy định:

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình thì phải được hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Ngoài ra, Khoản 1 Điều 36Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam tại nước ngoài:

1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Việc kết hôn phù hợp với pháp luật của nước ngoài;

b) Vào thời điểm kết hôn, các bên tuân theo quy định về điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Trong trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.

Sau khi được công nhận việc đăng ký kết hôn ở nước ngoài tại Việt Nam và đã ghi vào Sổ hộ tịch, bạn có thể thực hiện thủ tục yêu cầu đơn phương ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Pháp luật quy định vấn đề này như sau:

Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Ly hôn có yếu tố nước ngoài

1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Theo quy định trên, việc ly hôn đơn phương giữa công dân VIệt Nam và người nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.” Về nguyên tăc, Tòa án chỉ giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ cho thây hôn nhân rơi vào tình trang trầm trọng, do đó bạn cần cung cấp các chứng cứ chứng minh rằng cuộc hôn nhân của bạn rơi vào tình trạng trầm trọng không thể kéo dài.

Về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài, Bộ Luật tố tụng dân sự quy định:

Tranh chấp về hôn nhân và gia đình mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Như vậy, bạn có thể nộp hồ sơ yêu cầu đơn phương ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn thường trú/ tạm trú, trường hợp bạn không thường trú tại Vệt Nam tại thời điểm yêu vầu ly hôn thì việc ly hôn sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật nơi bạn và chồng bạn có thường trú chung.

Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm:

– Đơn khởi kiện đơn phương ly hôn (theo mẫu);

– Giấy đăng ký kết hôn;

– 01 Bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng;

– 01 Bản sao có chứng thực CMND/hộ chiếu của hai vợ chồng;

– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);

– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung;

– Các tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho đời sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trường hợp bạn không thể thu thập đầy đủ các giấy tờ theo quy định, bạn có thể viết giấy cam kết gửi Tòa án xem xét, và lưu ý rằng việc Tòa có thụ lý đơn của bạn hay không phụ thuộc vào việc Tòa án xem xét các căn cứ bạn cung cấp như thế nào, vì quy định của pháp luật là bạn phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ như đã quy định. Ngoài ra, bạn cần lưu ý nếu có tranh chấp về tài sản liên quan đến bất động sản ( nhà, đất) thì sẽ áp dụng theo quy định pháp luật nơi có bất động sản, khi đó pháp luật được áp dụng có thể không còn là pháp luật Việt Nam nữa.

4. Tư vấn đăng ký kết hôn với người nước ngoài bị gia đình phản đối ?

Kính chào Luật sư của LVN Group, Tôi xin phép được nhận tư vấn của Luật sư về vấn đề đăng kí kết hôn.Tôi xin trình bầy trường hợp của tôi như sau: tôi 25 tuổi, người yêu tôi 28 tuổi. Hiện tôi đang công tác tại 1 cơ quan nhà nước, anh ý công tác tại 1 cơ quan đại diện VN ở nước ngoài. Chúng tôi dự định sẽ đăng ký kết hôn ở nước nơi anh ý làm việc.

Lãnh sự bên đó yêu cầu người yêu tôi phải có giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú tại VN (trước tháng 9/2012). Vì anh ý đang bận công tác nên không thể về nước được và ủy quyền cho tôi đi xin giấy chứng nhận đó. Nhưng vì bố mẹ anh ý không đồng ý cho hai bên kết hôn, nên không đưa cho chúng tôi sổ Hộ khẩu của gia đình. Hiện nay tôi chỉ có giấy ủy quyền có dấu của phòng Lãnh sự Đại sứ quán VN ở nước ngoài. Tôi đã ra phường trình bày, nhưng cán bộ Tư pháp của phường yêu cầu phải có sổ HK mới cấp giấy tờ.

Xin hỏi Văn phòng của mình có dịch vụ hỗ trợ chúng tôi trong vấn đề này được không? Phường nơi ng yêu tôi cư trú là phường Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội ?
Tôi xin chân thành cảm ơn. Mong Luật sư của LVN Group có sự phản hồi sớm!

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Không luật nào yêu cầu khi xin xác nhận tình trạng hôn nhân cần bắt buộc có sổ hộ khẩu cả, đó là do cách làm tắc trách ở một số nơi, một số chỗ thôi, vì quản lý hộ tịch ở địa phương đó họ có nghĩa vụ phải biết lĩnh vực họ quản lý. chứng minh nhân dân là chứng thư quan trọng để chứng minh một người nào đó thuộc diện quản lý của địa phương rồi. Sổ hộ khẩu là giấy tờ chứng minh cư trú, vì vậy khi xin xác nhận độc thân bên cạnh CMND bắt buộc phải có sổ hộ khẩu, nếu không có sổ hộ khẩu có thể xin xác nhận cư trú của công an.

Bạn có thể đăng ký kết hôn tại nơi cư trú của người yêu bạn nhưng phải có xác nhận độc thân của ủy ban nhân dân nơi bạn cư trú. bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

– Trình tự thực hiện:

a) Đối với người dân:

Bước 1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã và nộp lệ phí.

Bước 3. Đến hẹn liên hệ nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Đối với cơ quan hành chính nhà nước:

Bước 1. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ.

+ Nếu không đúng thẩm quyền thì hướng dẫn đương sự liên hệ cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

+ Nếu đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu hẹn, ghi rõ ngày có kết quả cho đương sự và đương sự nộp lệ phí.

+ Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn đương sự bổ sung hồ sơ.

Bước 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Bước 3. Trả kết quả giải quyết.

– Cách thức thực hiện : Trực tiếp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã

– Thành phần hồ sơ:

– Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo mẫu.

– Trong trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ, có chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải xuất trình trích lục bản án/Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử.

– Đối với những người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả thời gian cư trú ở nước ngoài), thì phải nộp bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian trước khi về cư trú tại địa phương và chịu trách nhiệm về việc cam đoan.

– Trong trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, mà trước đó đã ly hôn trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì ngoài việc xuất trình Bản án/ quyết định ly hôn, Bản thỏa thuận ly hôn hoặc những giấy tờ công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, còn phải xuất trình Giấy xác nhận đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài.

– Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu của người yêu cầu xác nhận

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

– Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc. Trường hợp cần xác minh thì thời gian giải quyết là không quá 05 ngày làm việc.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

1. Công dân Việt Nam đang cư trú tại tỉnh Bến Tre.

2. Đối với công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài trước khi xuất cảnh, cư trú tại tỉnh Bến Tre.

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

1. Đối với công dân Việt Nam đang cư trú trong nước, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó.

2. Đối với công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở trong nước thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú trước khi xuất cảnh, thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

UBND cấp xã

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

– Lệ phí: 3.000 đồng/01 trường hợp.

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Trường hợp không trực tiếp đi nộp thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực hợp lệ. Nếu người được uỷ quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần phải có văn bản uỷ quyền nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ.

5. Tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ?

Việc kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình ngày 09 tháng 06 năm 2000; Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ. Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định số 57/QĐ-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thu lệ phí đăng ký hộ tịch.

Luật sư tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Theo đó hồ sơ kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài gồm:

Người nước ngoài :

– Tờ khai đăng ký kết hôn (ÐKKH) theo mẫu của Bộ Tư Pháp.

– Bản sao giấy khai sinh (GKS) theo mẫu qui định (không có GKS có thể nộp giấy chứng nhận ngày tháng năm sinh do cơ quan có thẩm quyền của nước mà công dân đó thường trú nói rõ pháp luật nước họ không qui định cấp GKS).

– Giấy xác nhận của tổ chức Y tế cho thẩm quyền về chuyên môn, cấp chưa quá 3 tháng, xác nhận không mắc bệnh tâm thần,hoa liễu và không bị nhiễm HIV/AIDS.

– Giấy chứng nhận có nội dung chứng minh người đó đang trong tình trạng độc thân (ở nước ngoài) cấp chưa quá 3 tháng. Trường hợp đã có vợ (hoặc chồng) nhưng đã ly hôn hay người kia đã chết, thì phải nộp bản sao quyết định của Tòa án cho ly hôn hoặc bản sao giấy khai tử.

– Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người đó thường trú vào thời điểm xin ÐKKH: xác nhận người đó đủ điều kiện kết hôn và việc kết hôn với công dân VN được pháp luật của nước họ công nhận.

– Văn bản bằng tiếng nước ngoài phải nộp bản chính, kèm bản dịch ra tiếng Việt có công chứng.

– Văn bản được cấp từ các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài đang trú đóng tại VN thì do Bộ Ngoại giao VN ủy nhiệm hợp pháp hóa.

– Văn bản được cấp từ nước ngoài do cơ quan Lãnh sự VN tại nước đó hợp pháp hóa.

– Trường hợp văn bản được cấp từ nước ngoài đã mang vê VN nhưng chưa được hợp pháp hóa thì văn bản này thông qua cơ quan ngoại giao của nước họ đang trú đóng tại VN thị thực, sau đó Bộ Ngoại giaoVN hay cơ quan Ngoại vụ được Bộ ngoại giao VN ủy nhiệm hợp thức hóa.

Công dân Việt Nam:

– Tờ khai ÐKKH theo mẫu của Bộ Tư Pháp (Ðược UBND phường , xã nơi thường trú xác nhận rõ về tình trạng hôn nhân của đương sự) cấp chưa quá 3 tháng.

– Bản sao giấy khai sinh theo mẫu qui định.

– Giấy xác nhận của tổ chức Y tế có thẩm quyền về chuyên môn cấp chưa quá 3 tháng, xác nhận không mắc bệnh tâm thần, hoa liễu và không nhiễm HIV/AIDS.

– Trong trường hợp người VN đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia thì phải nộp giấy xác nhận việc họ kết hôn với người nước ngoài không trái với quy chế của ngành đó.

Thời hạn ÐKKH là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lệ phí ÐKKH là 500.000 đồng.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình – Công ty luật LVN Group