1. Khách thể của quan hệ pháp luật Dân sự là gì?

Đối tượng mà các chủ thể quan tâm, hướng tới, nhằm đạt tới hoặc tác động vào khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự.

2. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự được chia thành 5 nhóm sau:

1) Tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, các giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản – nhóm khách thể của quan hệ pháp luật về sở hữu;

2) Hành vi (bao gồm cả hành vi hành động và hành vi không hành động). Đây là nhóm khách thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự;

3) Các kết quả của hoạt động tỉnh thần, sáng tạo là nhóm khách thể của quyền sở hữu trí tuệ;

4) Các giá trị nhân thân là nhóm khách thể của quyền nhân thân được pháp luật dân sự bảo vệ;

5) Quyền sử dụng đất, là nhóm khách thể có tính chất đặc thù trong các quan hệ pháp luật dân sự về chuyển quyền sử dụng đất.

3. Khái niệm luật dân sự ?

Trong xã hội hiện đại, nhắc đến luật dân sự là nhắc đến ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội mà giữa các chủ thể có địa vị ngang bằng nhau, không ai được áp đặt ý chí của mình lên ý chí của người khác, về nguồn gốc ra đời của luật Dân sự phải kể đến thuật ngữ civile” từ thời La Mã. Jus civile có nghĩa “luật áp dụng đối với mọi công dân La Mã, phân biệt với luật chung (ịus gentỉum) áp dụng cho tất cả những ai không có tư cách công dân La Mã nên khởi nguồn của sự ra đời luật Dân sự phải kể đến thời La Mã cổ đại. Nhà nước La Mã cổ đại hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ VII trước Công nguyên đến thế kỷ thứ VI sau Công nguyên. Bản chất của Nhà nước La Mã cổ đại là nhà nước chiếm hữu nô lệ, bảo vệ chế độ tư hữu về đất đai và nô lệ. Luật tư pháp La Mã nổi bật là Luật XII bảng được ban hành vào năm 450 trước Công nguyên. Đạo luật này dành riêng cho người La Mã, người có quyền công dân La Mã. Luật tư pháp La Mã chỉ có những quy định về chủ thể, điều kiện của chủ thể, về tài sản, quyền sở hữu, các căn cứ xác lập quyền sở hữu, quyền đối với tài sản của người khác, nghĩa vụ và hợp đồng, trách nhiệm bồi thường do gây thiệt hại, quyền thừa kế, hôn nhân và gia đình, tố tụng.

Thực ra từ thời La Mã, civile ” chưa có sự phân biệt giữa các quan hệ tư với các quan hệ công như hiện nay mà nó chỉ đơn giản là các:

“quy tắc chi phối cuộc sống thế tục của con người, kể cả các quy tắc mà trong quan niệm hiện đại ở Pháp được xếp vào nhóm luật công”.

Tuy vậy, chính sự phát triển và những đặc thù nhất định của hệ thống chính trị, đặc biệt để bảo vệ chế độ quân chủ thì đến thế kỷ XV – XVI, những nguyên tắc này chủ yếu dùng để điều chỉnh các quan hệ mà không liên quan đến quyền lực nhà nước.

Các quan hệ xã hội phát sinh mà không liên quan đến quyền lực nhà nước, tức là không có chủ thể đặc biệt được phép áp đặt ý chí, buộc chủ thể còn lại phải tuân thủ hoặc phụ thuộc vào ý chí của mình, tất nhiên là chỉ nhằm những mục đích liên quan đến lợi ích nhà nước, lợi ích của giai cấp cầm quyền thì khi đó các chủ thể đều có quyền thể hiện ý chí như nhau và sẽ tạo nên một địa vị pháp lý tương đương nhau. Nhóm quan hệ này phát sinh trong đời sống hàng ngày, chủ yếu và trọng tâm phục vụ nhu cầu của các chủ thể, đảm bảo nhu cầu thiết yếu cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao lưu các lợi ích với nhau tạo nên tính điển hình, bản chất của quan hệ dân sự. Những quy tắc luật điều chỉnh nhóm quan hệ này được gọi tên là luật dân sự hoặc luật tư và mặc nhiên được hiểu

“là các quy tắc xử sự điều chỉnh quan hệ giữa người và người mà không có sự tham gia của cơ quan công quyền trong tư thế chủ thể giao dịch”.

Ở Việt Nam, sau khi đất nước chính thức chấm dứt thời kỳ phong kiến lạc hậu kéo dài hàng ngàn năm, vào năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, những lĩnh vực pháp luật được coi trọng xây dựng và hoàn thiện, trong đó có pháp luật dân sự. sắc lệnh so 97/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 được ban hành, cho phép áp dụng những quy định cũ không trái với quyền lợi của nhân dân và độc lập dân tộc. Pháp luật nói chung và pháp luật dân nói riêng hướng đến bảo vệ lợi ích tốt nhất cho mọi chủ thể trong xã hội. Trong lĩnh vực luật tư, nguyên tắc là các chủ thể có địa vị pháp lý ngang nhau. Các quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể trong quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được pháp luật bảo hộ thực hiện. Hon nữa, địa vị pháp lý ngang nhau còn thể hiện rõ góc nhìn và thái độ của Nhà nước là không phân biệt và không tạo nên các điều kiện phân biệt giữa các chủ thể. Nhà nước sẽ ứng xử bình đẳng, tức là chủ thể nào cũng được bảo hộ và bảo vệ quyền của mình. Tưong tự, các nghĩa vụ Nhà nước đặt ra cho chủ thể cũng buộc phải thực hiện như nhau và gánh chịu cùng hậu quả pháp lý nếu có cùng một hành vi vi phạm.

Các chủ thể sẽ được tự do bộc lộ ý chí của mình. Ý chí là những “ý thức, tình cảm tự giác, mạnh mẽ, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt cho bằng được mục đích”. Các chủ thể có quyền thể hiện và bộc lộ mong muốn bên trong mình ra bên ngoài, thể hiện thông qua hành vi của mình. Chính vì sự ngang nhau về địa vị pháp lý nên Nhà nước thừa nhận, bảo hộ và khuyến khích các chủ thể được bộc lộ nhu cầu, thể hiện nhu cầu của mình, đưong nhiên phải là nhu cầu họp pháp. Nhu cầu hợp pháp thực chất là hiểu các nhu cầu của bản thân người đó và để đạt được nhu cầu này thì không xâm phạm đến quyển, lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng hay quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Khi có quyền được tự do bộc lộ ý chí này thì đưong nhiên các chủ thể được đưa ra các đề nghị của mình, được đề xuất và bổ sung, sửa đổi các ý kiến mà chủ thể khác đặt ra cho mình cũng như khi đạt được sự đồng thuận thì sẽ tiến hành xác lập quan hệ mà mình mong muốn.

Các chủ thể được hưởng lợi ích từ các quan hệ mà mình tham gia nhung nếu có hành vi vi phạm nghĩa vụ thì cũng phải tự mình chịu trách nhiệm. Đây như là một hệ quả đương nhiên từ tính chất ngang nhau về địa vị pháp lý và tự do trong việc thể hiện ý chí. Chủ thể có quyền được hưởng những lợi ích mà mình có được từ các quan hệ tư mà mình xác lập với các chủ thể khác trong xã hội. Những lợi ích này sẽ thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của các chủ thể đáp ứng tính thiết yếu hàng ngày cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh nếu có. Mặt tiếp theo của vấn đề là nếu có sự vi phạm nghĩa vụ, có thể hoặc không gây ra thiệt hại cho chủ thể bên kia đi chăng nữa thì người có hành vi vi phạm nghĩa vụ này vẫn phải gánh chịu những trách nhiệm nhất định. Trách nhiệm này có thể do các bên tự xác định với nhau hoặc trong trường hợp các bên không có thoả thuận hoặc không đạt được thoả thuận thì tuân thủ theo nguyên tắc được ghi nhận trong luật mà nhà làm luật dự liệu trước.

Với tinh thần chung nêu trên, ngay từ khi có Bộ luật Dân sự đầu tiên là Bộ luật Dân sự năm 1995 đã ghi nhận phạm vi điều chỉnh của Bộ luật – luật gốc trong hệ thông pháp luật dân sự:

“Bộ luật Dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cả nhân, tố chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, bảo đảm sự bình đắng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vật chất và tỉnh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tể- xã hội. Bộ luật Dân sự quy định địa vị pháp lý của cả nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự, xây dựng chuẩn mực pháp lỷ cho cách ứng xử của các chủ thể khỉ tham gia quan hệ dân sự’ (Điều 1. Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự).

Tiếp đó, khi Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành thay thế cho Bộ luật Dân sự năm 1995 thì nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật cũng được ghi nhận cụ thể:

“Bộ luật Dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cả nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đầy gọi chung là quan hệ dân sự). Bộ luật Dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cả nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ỉch công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tỉnh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội” (Điều 1).

Đến Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật được ghi nhận ngắn gọn:

“Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhăn; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)” (Điều 1).

Như vậy, từ Bộ luật Dân sự đầu tiên đến Bộ luật Dân sự hiện hành, bản chất các quan hệ dân sự được thừa nhận như nhau và luật dân sự điều chỉnh các quan hệ này bao gồm các nguyên tắc điều chỉnh dựa trên những đặc tính điển hình cùa nhóm quan hệ này.

4. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự ?

Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật nói chung là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đó. Đối với các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực dân sự được ghi nhận là nhóm quan hệ có bốn đặc điểm đặc trưng gồm: cơ sở hình thành là sự bình đẳng về địa vị pháp lý, có sự tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm – được gọi chung là quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ pháp luật dân sự được phân thành nhiều nhóm khác nhau như dựa vào đối tượng của quan hệ thì có quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân, dựa vào tính xác định chủ thể có quan hệ tuyệt đôi và quan hệ tương đối, dựa vào tính chất thực hiện quyền thì có quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền.

5. Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự

Đối với các quan hệ pháp luật dựa trên sự bình đẳng về địa vị pháp lý, sự tự do, tự nguyện của các bên chủ thể với hai đối tượng chính là tài sản và các giá trị nhân thân thì phương pháp điều chỉnh nhóm quan hệ này cũng có sự riêng biệt nhất định. Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự thường được hiểu là cách thức mà Nhà nước tác động, định hướng để các quan hệ dân sự diễn ra hoàn toàn tự do, tự nguyện nhưng vẫn tôn trọng những lợi ích căn bản nhất định như lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể đó trong xã hội.

Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật dân sự dành cho các quan hệ pháp luật dân sự được thể hiện thông qua các đặc điểm đặc thù sau:

Thứ nhất, các chủ thể có quyền tự do trong quan hệ pháp luật dân sự. Quyền tự do của chủ thể được thể hiện rất rõ trong việc chủ thể có quyền tự do lựa chọn nhóm quan hệ mà mình muốn tham gia, lựa chọn chủ thể sẽ tham gia với mình, tự do thoả thuận để xác định rõ nội dung (quyền, nghĩa vụ) của mình và của chủ thể cùng tham gia quan hệ pháp luật dân sự với mình. Nội hàm tự do chủ thể cho phép chủ thể được tự mình thoả thuận, cam kết các nội dung mà không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Thứ hai, sự cam kết, thoả thuận hoặc thực hiện hành vi hợp pháp phù hợp với ý chí của các chủ thể là cách thức chính để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Pháp luật cho phép các chủ thể có thể tham gia vào các quan hệ dân sự qua nhiều cách thức như giao kết hợp đồng, thực hiện hành vi pháp lý đơn phương… Dù thực hiện theo cách thức nào thì đều phải phù hợp với ý chí của các bên chủ thể. Một quan hệ hợp đồng chỉ được hình thành trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên, tức là phù hợp ý chí các bên trong hợp đồng này. Một quan hệ pháp luật hình thành trên cơ sở hành vi pháp lý đơn phương thì hành vi này chỉ được thực hiện nếu như chủ thể đó mong muốn và có nhu cầu. Như vậy, pháp luật có thể đưa ra hành lang pháp lý cơ bản về các giao dịch mà chủ thể có thể thực hiện nhưng để thực hiện trong thực tiễn thì phải dựa vào ý chí của các chủ thể này.

Để cụ thể các phương pháp điều chỉnh này, pháp luật dân sự ghi nhận thành các nguyên tắc điều chỉnh và được cụ thể hoá thành các quy phạm pháp luật trong Bộ luật Dân sự hiện hành.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)