1. Khái niệm Đảng phái chính trị ở nước ngoài:
1.1 Khái quát chung về Đảng phái chính trị:
Hiện nay, trong đời sống chính trị xã hội của các quốc gia trên thế giới các đảng phái chính trị đóng một vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói một cách chắc chắn rằng, trong xã hội hiện đại không thể thiếu sự hoạt động của các đảng phái chính trị. Nhung một điểm rất đặc biệt rằng vai trò quan trọng đó không được một bản hiến pháp nào của thế giới tư bản quy định. Chính sự xuất hiện và chính sự hoạt động tích cực của Đảng phái trong đời sống chính trị của xã hội tư bản làm cho các chính thể (mô hình tổ chức quyền lực) nhà nước tư sản biến dạng- Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước vì mục đích dân chủ không hoàn toàn được thực hiện trên thực tế. Đối với nhà nước Anh quốc, một mô hình cổ điển của chế độ đại nghị cũng như một số nhà nước tư sản đâu có việc phân chia quyền lực nhà nước một cách rành mạch thành lập pháp, hành pháp, tư pháp. Lập pháp cũng nằm trong tay đảng cầm quyền và hành pháp cũng nằm trong tay đảng cầm quyền thì còn đâu sự phân chia quyền lực giữa lập pháp và hành pháp nữa. Mà có chăng chỉ là một sự phân chia giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập. Đảng đối lập tức là không chiếm được đa số ghế trong Hạ nghị viện, được quyền thành lập “chính phủ trong bóng tối”, có nhiệm vụ tìm ra những sự khiếm khuyết trong chính phủ của Đảng cầm quyền. Đảng đối lập này gọi là đối lập “có trách nhiệm”, tức là được phép tìm ra những khiếm khuyết nhưng không đến mức gây ra chiến tranh đổ máu.
Có thể nói một cách chắc chắn rằng các đảng phái chính trị chỉ được xuất hiện trong cách mạng tư sản, ưong xã hội tư bản chủ nghĩa. Lẽ đương nhiên sự xuất hiện đó phải có mầm mống trong xã hội phong kiến. Sự xuất hiện các đảng phái chính trị được nhiều học giả giải thích như sau:
Trong điều kiện lịch sử mới, quyền lực nhà nước không còn nằm trong tay vua chúa và không được truyền cho con, cháu theo nguyên tắc thế tập, mà quyền lực được chuyển giao cho cả một giai tầng. Việc thành lập các cơ quan nhà nước được tiến hành bằng phương pháp bầu cử, dân chủ.
Một giai cấp hay một giai tầng nào đó muốn nắm quyền thì giai cấp hay giai tầng đó phải bằng cách thức nào đó tập ưung ý chí của mình lại. Việc tập trung tất yếu dẫn đến sự ra đời các tổ chức của những người tiên tiến (đội tiên phong) nhất, đại diện cho giai cấp hay giai tầng. Đó là các đảng phái chính trị.
Việc thành lập các đảng phái chính trị của các nước tư bản thường gắn liền với các hoạt động trong nghị viện. Nhằm mục đích tập hợp ý chí chung của các nghị sĩ, để biến những ý chí chung này thành các quyết định của nghị viện, các nghị sĩ đã tập họp nhau thành các nhóm. Chính những nhóm này đã trở thành những cơ sở cho các đảng phái chính trị sau này. Hoạt động của các đảng phái lúc đầu chỉ bó hẹp trong nghị trường, dần dần đã trở thành các đảng phái chính trị ở ngoài xã hội.
Tác giả G.s. Duveger đã gắn liền sự xuất hiện và phát triển của Quốc hội và quyền phổ thông đầu phiếu. Trước hết là sự thành lập các khối những nghị viện có chung một ý chí ở Quốc hội, sau đấy là các ủy ban vận động trong các cuộc bầu cử. Và sau đó, ông cho rằng việc Hên kết giữa hai lực lượng trên trở thành các chính đảng hiện nay. Duveger phân biệt chính đảng thành lập bên trong quốc hội và chính đảng thành lập ở ngoài quốc hội và ông đã nhận thấy rằng chính đảng thành lập bên ngoài quốc hội có ý thức hệ vững chắc hơn.
Đảng thành lập bên trong quốc hội là một đảng xuất phát từ những khối ở Quốc hội. Những đảng thành lập ở bên ngoài quốc hội là G.s. Duverger: Les partis politiques. A.Colen Paris 1951. những đảng xuất hiện từ sự đấu tranh của những thành phần xã hội để có được đại diện trong quốc hội và để ảnh hưởng đến những quyết định trong quốc hội.
Không ít người khác lại cho rằng, sự khủng hoảng lịch sử trầm trọng dẫn đến sự xuất hiện các đảng phái chính trị, tức là các đảng phái xuất hiện trong một điều kiện lịch sử cụ thể. Sự khủng hoảng của đậng này lại làm tiền đề cho sự xuất hiện các đảng khác. Những sự khủng hoảng chính trị của phần đông các quốc gia thường đưa đến sự thành lập các đảng phái.
Một số người lại cho rằng, sự phát triển và xuất hiện của các đảng phái là thể hiện trình độ phát triển của xã hội. Chính những đòi hỏi đó là tiền đề cho việc xuất hiện các đảng phái chính trị. Đấy là hậu quả của những thay đổi kinh tế xã hội sâu sắc. Sự bành trướng của các hệ thống thông tin đại chúng, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và lưu thông, ảnh hưởng xã hội của sự đô thị hóa là những yếu tố cần thiết cho sự thành lập các tổ chức chính trị rộng lớn.
Có rất nhiều định nghĩa về các đảng phái. B. Konstan đại diện cho trường phái bảo thủ ở Anh quốc cho rằng, đảng phái là tập hợp những người theo những học thuyết chính trị giống nhau.
Nhà triết học chính trị Xô Viết Anatôli Butenko đưa ra định nghĩa: “Chính đảng là tổ chức chính trị đoàn kết những đại diện tích cực nhất của một giai cấp xã hội nhất định (hay một nhóm xã hội) và thể hiện (trong văn kiện cương lĩnh và các văn kiện khác) những lợi ích cơ bản của giai cấp đó.
Chức năng quan trọng nhất của đảng là tìm ra những phương hướng và phương tiện thực hiện những lợi ích đó, là người tổ chức những hoạt động của giai cấp và của các đồng minh của nó”.
Đảng là một tổ chức chính trị thổ hiện lợi ích của giai cấp xã hội nhất định (các đảng công nhân, tư sản, nông dân, dân chủ cách mạng, v.v..). Sự tồn tại của một đảng gắn bó với cuộc đấu tranh để giành chính quyền, thỏa mãn những lợi ích giai cấp và đạt tới mục tiêu cuối cùng của nó trở thành giai cấp cầm quyền. Có thể nói một cách chắc chắn rằng không có một đảng phái nào không có mục tiêu trở thành đảng cầm quyền. Khi trở thành đảng cầm quyền, đảng đứng ra thành lập chính phủ để thể hiện ý chí thống trị xã hội của giai cấp mình.
Vì vậy, chức năng duy nhất của đảng phái chính trị là tập họp lực lượng để trở thành đảng cầm quyền. Nếu không có mong muốn giành chính quyền thì không thể là đảng phái chính trị.
1.2 Các yếu tố cấu thành một đảng và định nghĩa:
Muốn trở thành một đảng phái chính trị thì đảng đó phải đạt được một số tiêu chuẩn nhất định. J.Lapalombara người Mỹ, một trong những chuyên gia có uy tín nhất về đảng phái học đã nêu bật bốn yếu tố cấu thành đảng:
Thứ nhất, đảng đó phải có hệ tư tưởng – mọi đảng phái về bản chất là người đại diện cho hệ tư tưởng hoặc ít nhất cũng phải thể hiện một định hướng nhất định về thế giới quan hoặc nhân sinh quan.
Thứ hai, đảng là một tổ chức, nghĩa là có một sự liên kết con người tương đối lâu dài theo thời gian thành các thành viên (đảng viên) hợp thành là một thiết chế mà nhờ đó đảng khác với các tập hợp người khác.
Thứ ba, mục tiêu của đảng là giành và thực hiện quyền lực nhà nước. Trong hệ thống đa đảng tự thân đảng có thể trở thành đảng cầm quyền. Muốn trở thành đảng cầm quyền, đảng đó phải có chương trình vận động tranh cử, phải được nhân dân tín nhiệm.
Vì vậy yếu tố thứ tư là, mỗi đảng phải cố gắng bảo đảm cho mình một sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân.
Dựa trên cơ sở các yếu tố xác định các đảng phái của giáo sư Lapalombara, Quermonne đưa ra định nghĩa về các đảng phái như sau: “Các đảng là các lực lượng chính trị có tổ chức, liên kết công dân có cùng khuynh hướng chính trị nhằm động viên ý kiến về một số mục tiêu nhất định và để tham gia vào các cơ quan quyền lực để hướng quyền lực đến chỗ đạt được những yếu tố đó”
Trong thực tế nhiều khi thuật ngữ “chính đảng” bị lạm dụng khi dùng nó chỉ những nhóm không có tổ chức, không có hâu thuẫn. Nhưng thực ra như những dấu hiệu vừa nêu trên thì chỉ có thể được gọi là chính đảng khi những đoàn thể có một tư tưởng thống nhất, có một tổ chức thống nhất và nhất là phải có hoạt động thường xuyên.
2. Nguyên tắc hệ tư tưởng đa nguyên, đa nguyên chính trị và đa đảng ở Liên bang Nga
Theo Khoản 1 và 2 Điều 13 Hiến pháp năm 1993, nước Nga thừa nhận hệ tư tưởng đa nguyên, không một hệ tư tưởng nào được coi là hệ tư tưởng thống soái trong xã hội. (Ideological plurality shall be recognized in the Russian Federation. No ideology may be instituted as a state-sponsored or mandatory ideology). Theo Khoản 3 Điều 13 nước Nga thừa nhận chế độ đa nguyên chính trị và đa đảng. (Political plurality and the multi-party system shall be recognized in the Russian Federation). Theo các quy định nói trên của Hiến pháp, chủ nghĩa Mác- Lênin không còn là hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội như thời kỳ xây dựng nhà nước Xô Viết. Thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, các đảng phái được tự do tranh cử. Sau khi Hiến pháp năm 1993 có hiệu lực có khoảng 30 đảng phái chính trị được thành lập. Các đảng chính trị lớn nhất ở Nga hiện nay là: Đảng thống nhất Nga (Đảng ủng hộ Tổng thống Mevedev và Thủ tướng Putin), Đảng cộng sản Nga, Đảng dân chủ tự do Nga, Đảng dân chủ Nga Ỵabloko, Liên minh các lực lượng cánh hữu, Đảng công lý xã hội Nga…
3. Các đảng phái chính trị trong Hạ viện ở Vương quốc Anh
Cũng như Hoa Kỳ chỉ có hai đảng thay nhau cầm quyền là Đảng dân chủ và Đảng cộng hoà, ở Vương Quốc Anh cũng thường chỉ có hai đảng thay nhau cầm quyền là Đảng Bảo thủ (mà đại diện gần đây là các Thủ tướng Ms.Thatcher, Mr. John Mayjor) và Công đảng (mà đại diện Là Tony Blair và Brown Gordon). Trong cuộc bầu cử Hạ viện năm 1997 Công đảng đã giành thắng lợi và đã chiếm ưu thế trong Hạ viện:
– Công đảng thu được 43,2 % số phiếu bầu và chiếm 63,4% số nghê’ trong Hạ viện;
– Đảng Bảo thủ thu được >30,7 % số phiếu bầu và chiếm 25% số ghế trong Hạ viện;
Đảng dân chủ tự do thu được 16,8% số phiếu bầu và chiếm 7% số ghế trong Hạ viện
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Hiến pháp nước Cộng hòa Ba Lan 1997
Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993
Hiến pháp Italia 1947
Hiến pháp Nhật Bản 1946
hiến pháp cộng hòa Xéc năm 1992
Đạo luật Liên bang Áo năm 1970
Trân trọng!